Hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kim Bơi Hịa Bình

Một phần của tài liệu Vai trò của đảng bộ huyện kim bôi hòa bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường trong thời kỳ đổi mới (Trang 39 - 46)

gìn những nét đẹp truyền thống của dân tộc, không bị ảnh hưởng bởi các xu hướng thời thượng.

Những hình thức, các mơ hình sáng tạo như: “toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa” góp phần làm cho nhân dân trong huyện đặc biệt là chính dân

tộc Mường nhận thức được những hủ tục cần phải xóa bỏ đi và những gì cần phát huy hình thành lối sống văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

2.2.2. Hạn chế trong cơng tác lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kim Bơi - Hịa Bình Bình

Cùng với sự thay đổi của đất nước, trong những năm gần đây bên cạnh những thành tựu được giữ gìn và phát huy thì văn hóa Mường ở Kim Bơi – Hịa Bình đang đứng trước những thách thức lớn, trước nguy cơ bị mai một những giá trị tốt đẹp tích cực, những thay đổi đáng suy nghĩ, làm thay đổi bộ mặt của đất Mường.

Về nhà ở

Có thể nói nhà sàn là một loại hình văn hóa vật chất in đậm bản sắc dân tộc song cũng có sự biến đổi rõ rệt nhất. Hiện nay người Mường - đặc biệt là ở gần các thị xã, thị trấn - hầu như không ở nhà sàn nữa, họ chuyển xuống ở nhà đất hoặc làm nhà hỗn hợp nhiều kiểu kiến trúc như nhà mà người dân gọi là “cột Mường - tường Thái - mái Kinh” do thợ người Kinh làm, đồ dùng trong gia đình cũng không dùng đồ gỗ hay đồ đan nữa mà chủ yếu dùng đồ nhơm, đồ nhựa. Có thể những đồ dùng làm chất liệu khác có phần tiện dụng hơn nhưng khơng thể tốt bằng dùng đồ từ các nguyên liệu thiên nhiên hơn nữa lại làm mất những nét đẹp thuộc về bản sắc của dân tộc mình. Có một số nơi nhà sàn có gạch lát nền xi măng, thậm chí ở dưới sàn xây như nhà đất của người Kinh mà trên trang trí bày

biện kiểu “phương Tây”. Tâm lí chuộng đồ ngoại dẫn đến có những người coi thường các sản phẩm của dân tộc mình tạo ra, làm nên một hiện tượng rất chênh lệch giữa kiến trúc và cách bày biện bên trong, có thể sạch sẽ tiện nghi hơn nhưng sẽ làm mất đi vẻ đẹp mộc mạc giản dị của nếp nhà sàn truyền thống. Trong những điều kiện hiện nay, nhà sàn Mường truyền thống cũng có những yếu tố bất tiện mà mất vệ sinh (ví dụ: ngày xưa, người Mường hay thả trâu bị ở dưới gầm sàn nhà…), nhưng cũng khơng thể khơng thừa nhận những yếu tố độc đáo, thống mát của nhà sàn. Vì vậy, cần có những biện pháp qui hoạch cụ thể, loại bỏ các yếu tố không hợp thời để người dân vừa có thể giữ được nếp nhà truyền thống vừa thuận lợi trong sinh hoạt và sản xuất.

Sự mất đi của những mái nhà sàn này không chỉ đơn giản là sự thay nhà sàn gỗ, tre, nứa, lá… bằng nhà đổ bê tông đổ mái bằng, mà cùng với nó là sự mất đi những giá trị tinh thần, những khơng gian văn hóa thiêng liêng của một lối sống giàu nhân bản và đạo lý truyền thống. Mất nhà sàn có nghĩa là sự đánh mất một phần lịch sử, một phần cái rất riêng của văn hóa Mường.

Về trang phục

Trang phục dân tộc Mường vẫn mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên hiện nay ở Kim Bơi - Hịa Bình phạm vi sử dụng trang phục truyền thống của người Mường đã và đang bị thu hẹp lại. Hiện nay, y phục truyền thống chỉ phổ biến ở vùng sâu, vùng xa, hoặc các cụ già là cịn giữ lại được thói quen mặc trang phục cổ truyền hàng ngày. Còn đa số các thành phần khác, nhất là thanh thiếu niên đều ưa dùng quần áo may sẵn bằng các vải dệt công nghiệp như ở miền xuôi, họ chỉ mặc quần áo truyền thống trong các dịp lễ hội, lễ tết. Người Mường ngày nay mà phổ biến nhất là ở các trung tâm thường mặc Âu phục. Q trình Âu hóa đã thay thế cơ bản cách ăn mặc truyền thống, đây là một tín hiệu cho thấy sự mai một dần về bản sắc dân tộc hiện đang diễn ra rất mạnh do những nhân tố tác động khác nhau. Và thậm chí chính bà con dân tộc cũng có tâm lý mặc cảm với chính nền văn hóa dân tộc của mình, khơng thấy được những giá trị thân thương, gần gũi và q trọng nền văn hóa dân tộc mình.

Cả ở các vùng sâu, vùng xa trang phục truyền thống Mường đã mờ nhạt dần. Trong huyện số người Mường độ tuổi dưới 45 tuổi không mặc nữa, những ngày lễ tết thì chỉ một số chị em lớn tuổi mới mặc vì giữ ý tứ với các bậc già cả bên nhà chồng. Cịn đối với giới trẻ, thì hầu như khơng bao giờ mặc áo dân tộc cả, ở các trường học thầy cơ và học trị cũng hiếm khi mặc, có thì chỉ trong giờ chào cờ của các trường dân tộc nội trú học sinh mới mặc, hay những buổi mít tinh kỷ niệm năm học, những ngày đón khách đến thăm trường, cịn lại các trường phổ thơng ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh khơng có thầy cơ nào cũng khơng có học sinh nào mặc trang phục dân tộc. Một số người còn cho rằng trang phục cổ truyền rất xấu nên họ cải tiến trang phục cổ truyền làm mất đi những nét đẹp của nó hay thỉnh thoảng có những người Mường mặc váy Mường với áo Thái … cịn vấn khăn thì hầu như khơng cịn nữa.

Thực trạng trên phản ánh một thực tế đang có vấn đề về thị hiếu cũng như ý thức giữ gìn và phát huy những nét đẹp của trang phục truyền thống nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, khơng chỉ trong nhân dân các dân tộc trong huyện mà ngay cả trong nội bộ những người Mường với nhau.

Văn hóa ẩm thực

Các món ăn truyền thống hiện nay do người dân quá bận rộn với công việc và điều kiện kinh tế gia đình nên khơng có thời gian để chế biến các món ăn dân tộc, mọi người chỉ ưa chuộng những đồ ăn có sẵn trên thị trường hay ở nhà hàng với những món ăn kiểu Tây,...

Văn hóa nghệ thuật

Văn hóa nghệ thuật của dân tộc Mường vô cùng phong phú và đa dạng tuy nhiên hiện nay các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chỉ còn phổ biến nhiều ở những người đã là “lão làng”, những người già, còn đối với lớp trẻ thì hiếm người biết, có thì cũng chỉ biết chút ít về các áng mo nổi tiếng như: “đẻ đất đẻ nước”, “mời trầu”,… các câu hát dân ca, các hình thức hát giao dun cũng cịn ít. Trong nghệ thuật dân gian, đặc biệt là nghệ thuật múa truyền thống thì mai một đi nhiều, hiện tượng vay mượn chắp nối động tác của nhiều điệu múa khác với các hình thức biên đạo hiện đại đã ngày càng làm nghèo nàn, làm lẫn

lộn những nét độc đáo, đặc sắc của từng tác phẩm múa nghệ thuật dân tộc. Do hoàn cảnh lịch sử mà việc kế thừa các điệu múa cổ truyền dân tộc và tiếp thu tinh hoa nghệ thuật múa của các dân tộc anh em khác diễn ra khá phức tạp, bị chia nhỏ mang tính bản địa sâu sắc. Chính vì vậy mà chưa tạo nên một nền văn học nghệ thuật múa mang tính cộng đồng, có lẽ vì vậy mà người Mường rất giàu về múa nhưng vẫn cảm thấy mình khơng có nghệ thuật múa.

Ngơn ngữ, chữ viết

Có thể nói người Mường và người Việt có chung một nguồn gốc và hệ thống ngữ âm của hai dân tộc là giống nhau, nghe người Mường nói chuyện bằng bản ngữ, ta thấy giống một chút với phương ngữ của người Việt ở Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, … chứ khơng giống các dân tộc khác, nhưng dân tộc khác họ dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của người Việt nhưng khơng có chung huyết thống, văn hóa, … với người Việt, vì vậy khó hịa nhập hơn, cịn người Mường vì có nhiều điểm chung nên dễ làm mất đi bản sắc văn hóa của mình và nếu như họ chú ý bảo lưu và giữ gìn một cách có hiệu quả thì chắc chắn một đến hai thế kỉ nữa tiếng Mường sẽ khơng cịn.

Có thể nói “cưỡng lại” sự tác động, sự ảnh hưởng của người Việt là rất khó khăn, đặc biệt với lớp người Mường trẻ vì trẻ em, thanh thiếu niên người Mường đi học các trường trung học, cao đẳng, đại học,… đương nhiên phải dùng tiếng phổ thông nhưng vấn đề là ở chỗ phải duy trì được lâu dài tình trạng song ngữ ở người Mường. Trong gia đình, sinh hoạt cộng đồng có thể giao tiếp bằng tiếng dân tộc mình, cịn trong trường học, cơ quan, cơng sở,… thì sử dụng tiếng phổ thơng, có như vậy thì mới giữ gìn được nét đẹp truyền thống bên cạnh các yếu tố tinh hoa của hiện đại.

Tuy nhiên, ngày nay không phải ai cũng nhận thức được điều đó, ngay cả bản thân những người Mường, họ cũng quên hẳn thói quen nói tiếng dân tộc mình, thậm chí có người ít và ngại sử dụng hoặc sử dụng mà khơng biết nói chuyện với ai. Đối với các tầng lớp thanh thiếu niên thì đa số khơng được tiếp cận với nền văn hóa của dân tộc mình, nếu bố mẹ khơng dạy dỗ và kể chuyện thì họ hồn tồn khơng biết dân tộc mình có những nét đặc sắc, độc đáo gì. Một số

bộ phận thì học địi, bác bỏ các nét đẹp truyền thống để “hịa tan” mình vào các dân tộc khác, khơng có sự tơn trọng với chính bản thân mình.

Phong tục tập quán

Phong tục tập qn của người Mường ở Kim Bơi có những nét tích cực, xong vẫn cịn nhiều nét lạc hậu biểu hiện rõ ràng trong việc cưới xin và tang ma.

Cưới xin: Hiện nay quan niệm sinh đơng con nhiều cháu vẫn cịn tồn tại ở

nhiều nơi, nhất là đối với các vùng dân tộc đời sống khó khăn và trình độ dân trí thấp. Người phụ nữ cũng như các bé gái trong gia đình các vùng nay vẫn bị ràng buộc bởi các quan niệm cổ hủ từ lâu đời. Vẫn cịn nạn cưỡng hơn, ép hơn của bố mẹ áp đặt cho con cái, gia đình vẫn bị chi phối bởi tập quán riêng của dân tộc mình như quan niệm tuổi kết hơn, về tiêu chuẩn chọn vợ, kén chồng, các hình thức hơn nhân và cư trú sau hôn nhân, về nguyên tắc kết hôn và các nghi thức tổ chức đám cưới. Trong vấn đề sinh con đẻ cái, các yếu tố thuộc về cổ truyền vẫn còn in đậm trong đời sống tinh thần của họ và ngày nay vẫn được duy trì như: tục báo kiêng, đặt tên cho con, và những kiêng kị trong ăn uống, …

Trong hơn nhân, cưới xin vẫn cịn tồn tại nhiều tập tục cũ như: tục thách cưới, tục tảo hôn, tục đa thê, … một số địa phương tiếp giáp với người Việt đang chạy theo xu thế mới làm cho đám cưới của người Mường đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc. Các cô dâu học đòi mặc váy nhiều tầng, nhạc tân cổ giao duyên, các thể loại nhạc thị trường thay thế cho tiếng cồng chiêng, những điệu dân ca. Thanh niên say sưa nhảy, uống bia, rượu mạnh hơn là thú vui uống rượu cần. Có những xã lại tổ chức ăn uống kéo dài theo nghi thức cỗ cưới của người Việt, q tặng đại trà theo tính thương mại hóa. Các đôi trai gái yêu nhau và lấy nhau cũng nhiều khi không xuất phát từ sự u thương, tơn trọng nhau mà tính tốn khơng khác gì một cuộc “mua - bán” theo kiểu hôn nhân tư bản chủ nghĩa.

Tang ma: Hiện nay, trong khi hầu hết các hủ tục lạc hậu đã được bỏ làm

cho đỡ tốn kém và đỡ mất thời gian thì một số địa phương vẫn tiếp tục duy trì các hủ tục ấy. Bởi vậy, trong các bản Mường, vùng sâu vùng xa do nghèo đói khơng đủ tiền mai táng cho người đã khuất nên đành để quan tài trong nhà vài năm gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mơi trường làng xóm, vẫn cịn tục lệ mổ

vài ba con lợn mời cả làng đến ăn uống, thậm chí nhà nào có tang ma khơng mời dân làng đến ăn uống, thì sau này, người của gia đình đó đến ăn cỗ bất cứ nhà nào trong làng cũng phải ngồi ở xó nhà. Do vậy, khi trong nhà có người chết thì dù có nghèo đến mấy cũng cố vay mượn để làm đám tang cho được tiếng với làng. Thậm chí có nơi một vài năm gần đây bắt đầu phổ biến hình thức cải táng cho người chết.

Có thể nói những hủ tục nặng nề, tốn kém trong cưới xin và tang ma của người Mường nhìn chung đã bỏ nhưng hiện nay một số tập tục lạc hậu lại có khuynh hướng được khơi phục trở lại cũng như ảnh hưởng, học đòi nhũng phong tục của người Kinh một cách thái quá mà khơng có sự chọn lọc khiến cho những tồn tại về sự giao lưu chọn lọc và phát triển văn hóa Mường đứng trước những thách thức to lớn.

Nguyên nhân

Như vậy, văn hóa truyền thống Mường có những biến động, thay đổi từ nhà ở, trang phục đến phong tục, tập quán, văn học nghệ thuật dân gian,… đều là những vấn đề đáng suy nghĩ và nếu tiếp tục như vậy thì có thể sau này con cháu người Mường chỉ có thể nhìn thấy văn hóa dân tộc mình trong viện bảo tàng mà thôi. Những hạn chế và tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau:

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều ưu điểm đưa nền kinh tế khu vực đi lên cùng với đó là nền văn hóa cũng bị mất khơng cịn được giữ gìn nữa. Đảng bộ huyện Kim Bơi cũng đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tuy nhiên các chính sách đó chỉ mới là trên lý thuyết chưa được thực hiện được triệt để trong thực tế điều đó khiến nền văn hóa dân tộc Mường ngày càng bị mai một và mất dần đi bản sắc.

Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chưa được đầu tư đúng mức, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cịn yếu, văn hóa quần chúng chưa được quan tâm phát triển đều khắp.

Về phía dân tộc Mường, đa số người dân chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn vấn đề về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Chưa có ý thức về việc lưu truyền những giá trị văn hóa cho thế hệ sau, sự tiếp

thu cái mới khơng có sự chọc lọc, có tư tưởng thay thế cái cũ bằng cái mới một cách trực quan và phiến diện. Đặc biệt, thế hệ trẻ hiện nay dường như đã đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình, chỉ chạy theo những “văn hóa phong trào hiện đại”.

Kim Bơi là vùng đang phát triển tuy nhiên đời sống của nhân dân vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, kinh tế cịn thiếu thốn khiến người dân khơng có thời gian để quan tâm đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, kiến thức của người dân còn thấp chưa thể hiểu rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Như vậy, chúng ta thấy rằng Kim Bôi là một khu vực có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển ngành du lịch. Cùng với nét đặc sắc trong văn hóa như: nhà ở, ngơn ngữ, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật,… đã làm nổi bật lên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Mường, với những giá trị văn hóa được lưu giữ bên cạnh đó một số nơi cịn giữ một số hủ tục lạc hậu, cổ hủ. Giữ lại những nét văn hóa, tinh hoa nhưng phải loại bỏ đi yếu tố không cần thiết, lạc hậu để nền văn hóa trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc.

Đảng và Nhà nước đã đưa ra các chủ trương, chính sách để nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong văn hóa dân tộc Mường đã có những

Một phần của tài liệu Vai trò của đảng bộ huyện kim bôi hòa bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường trong thời kỳ đổi mới (Trang 39 - 46)