Thành tựu trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kim Bôi Hịa Bình

Một phần của tài liệu Vai trò của đảng bộ huyện kim bôi hòa bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường trong thời kỳ đổi mới (Trang 36 - 39)

Bơi - Hịa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thời kỳ đổi mới

2.2.1. Thành tựu trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kim Bơi - Hịa Bình Bình

Có một nền văn hóa mang đậm đà băn sắc dân tộc, người Mường ở Kim Bơi đã lưu truyền, giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc mình qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử và giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa đó cho đến ngày nay.

Huyện Kim Bôi là một nơi kinh tế đang phát triển với các nghành dịch vụ, du lịch, chịu rất nhiều ảnh hưởng của nền cơ chế thị trường, giao lưu văn hóa với các dân tộc khác và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại vẫn giữ được nết văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy dưới sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập nhưng không làm mất dần đi được những đặc trưng văn hóa của dân tộc Mường. Đó là nhờ sự giữ gìn của các thế hệ cha ông đi trước nhằm bảo vệ nét đẹp của nền văn hóa đã được tổ tiên gây dựng. Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhưng khơng làm mất đi bản chất, nét riêng đặc sắc trong văn hóa dân tộc mình.

Về nhà ở

Nhà sàn người Mường hiện nay vẫn giữ được nét truyền thống. Khi đi qua huyện Kim Bơi với nền văn hóa tồn tại lâu đời thì thấp thống phía chân trời vẫn là những ngôi nhà sàn đơn sơ của người Mường, thậm chí vẫn cịn ngun các bản Mường sinh sống từ thời xa xưa, họ vẫn thích ở nhà sàn.

Tuy nhiên, ngày nay những ngôi nhà sàn đã được cách tân nhiều hơn nhìn đẹp mắt hơn nhưng vẫn giữ được nét đặc sắc riêng của ngôi nhà sàn từ xa xưa.

Về trang phục

Người Mường đã ý thức được vị trí và tầm quan trọng của trang phục dân tộc, vẫn giữ nguyên được bộ trang phục mang đậm nét đặc trưng riêng của dân tộc mình. Một số cơng chức nữ người Mường tích cực mặc trang phục dân tộc trong một số ngày lễ, tết hoặc những buổi tiếp tân trọng đại. Trang phục cũng

được thể hiện rất nhiều trong các kỳ hội diễn văn nghệ quần chúng, những ngày kỉ niệm lớn, ngày hội văn hóa - thể thao,… Các cuộc thi người đẹp với trang phục dân tộc trong những năm qua đã đưa ra được nhiều mẫu trang phục phụ nữ Mường sáng tạo, cách điệu nhưng vẫn giữ được nét đẹp của bộ trang phục cổ truyền. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, cũng phải thừa nhận trang phục cổ truyền có những nét rườm rà, khơng tiện dụng, vì vậy để thận lợi cho người phụ nữ Mường hơn thì nên loại bỏ những yếu tố rườm rà ấy, thiết kế các bộ trang phục vừa là hiện thân của truyền thống vừa tiện lợi hơn.

Văn hóa ẩm thực

Ngày nay, hầu như văn hóa ẩm thực vẫn cịn in sâu trong tâm trí người Mường, họ vẫn hướng về ăn những món ăn truyền thống bên cạnh các món ăn hàng ngày giống người Việt. Tại các ngày lễ tết thì các món ăn được cộng đồng người Mường cùng nhau làm và thưởng thức vẫn là các món ăn dân tộc truyền thống như “cơm đồ, lợn thui” đặc biệt trong các lễ hội. Đối với những những nét đặc mang đậm đà bản sắc dân tộc đó thực sự hấp dẫn và thu hút họ, chính vì vậy, ngồi phục vụ cộng đồng còn xuất hiện nhiều nhà hàng nổi tiếng như: “Tiền gia nghĩa”, “Hương rừng”….phục vụ du khách các món ăn dân tộc. Bên cạnh đó, văn hóa ăn uống cũng được coi trọng.

Văn hóa nghệ thuật

Văn học, nghệ thuật dân gian vẫn được quan tâm nghiên cứu, giữ gìn và lưu truyền cho thế hệ sau thông qua con đường truyền miệng của những người cao tuổi, lão làng kể lại cho con cháu nghe. Những truyện thơ, những áng mo nổi tiếng vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Có nhiều tri thức người Mường đã dày cơng nghiên cứu để giữ gìn và làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian ấy, thể hiện sâu sắc ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Ngơn ngữ, chữ viết

Ngôn ngữ người Mường hiện nay vẫn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn. Theo số liệu của sở văn hóa - thơng tin thì tiếng Mường vẫn được dùng nhiều trong giao tiếp của bộ phận nhân dân. Họ nói bằng tiếng mẹ đẻ và có ý thức dạy

lại cho con cháu. Chính vì cịn sử dụng nhiều tiếng Mường nên con cái họ cũng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Tiếng Mường được sử dụng ở nhà, trong thơn bản, đi học,…. Đồng thời, các cấp chính quyền huyện cũng cập nhật và tổ chức nghiên cứu giữ gìn tiếng nói của các dân tộc thiểu số - trong đó có dân tộc Mường, đưa cuốn từ điển Việt - Mường vào trong cuộc sống đồng bào dân tộc Mường, và cuốn từ điển cũng góp phần khơng nhỏ trong việc nghiên cứu văn hóa Mường được thuận lợi hơn, giúp nhiều người hiểu hơn về văn hóa Mường ở huyện Kim Bơi - Hịa Bình.

Tuy người Mường chưa có chữ viết song ngày nay những áng mo nổi tiếng cũng như những nét văn hóa đặc sắc của người Mường vẫn được truyền lại cho thế hệ sau bằng con đường truyền miệng, do những người lớn tuổi kể lại trong những đêm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Thơng qua cuộc sống hàng ngày mà các tác phẩm văn học - nghệ thuật dân gian vẫn được lưu truyền và gìn giữ cẩn thận. Giới trẻ Mường cũng có rất nhiều người hào hứng quan tâm đến văn học dân gian của dân tộc mình.

Phong tục tập quán

Trong phong tục tập quán như cưới xin, tang ma của người Mường cũng có những nét đặc sắc và tích cực.

Cưới xin: việc thực hiện Luật hơn nhân và gia đình cũng như chính sách

dân số và kế hoạch hóa gia đình ở người Mường cũng có nhiều điểm tích cực, tuổi kết hơn phổ biến từ 18 - 20, thậm chí 25 tuổi. Việc tổ chức lễ cưới khơng cịn rườm rà như trước nữa, họ tổ chức theo nếp sống mới, các hiện tượng mua dâu, mua rể cịn rất ít, thậm chí có nơi cịn xóa bỏ hồn tồn. Các tập tục lạc hậu, tốn kém, khơng cịn phù hợp thời đại cũng đã được bỏ. Hôn nhân coi trọng yếu tố pháp lý và yếu tố tự nguyện, tình u chân chính của con trẻ hơn là ép buộc.

Tang ma: những yếu tố cầu kỳ đòi hỏi nhiều chi phí tốn kém, mất thì giờ

cũng giảm hẳn, phần lớn người Mường đã tự nguyện làm tang lễ trong một ngày một đêm để đảm bảo vệ sinh chung, tục lệ phải mổ trâu mới để cử hành chôn cất cũng được bãi bỏ, bỏ tục con cháu cắt tóc chịu tang và lăn đường.

Xóa bỏ những hủ tục và giữ lại những nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc Mường để nền văn hóa ngày càng phát triển và đậm đà bản sắc. Nền văn hóa dân tộc Mường được lưu giữ như ngày nay đó là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các nghành, các cấp đặc biệt là các chủ trương, chính sách của Đảng và hơn nữa là những chủ trương, chính sách giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của Đảng

Một phần của tài liệu Vai trò của đảng bộ huyện kim bôi hòa bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường trong thời kỳ đổi mới (Trang 36 - 39)