Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kim Bơi Hịa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân

Một phần của tài liệu Vai trò của đảng bộ huyện kim bôi hòa bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường trong thời kỳ đổi mới (Trang 49 - 65)

Kim Bơi - Hịa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường

Từ những thực trạng và nguyên nhân của những vấn đề đặt ra, tác giả xin mạnh dạn đề suất một số nhóm giải pháp sau:

Giải pháp về kinh tế - xã hội

Để công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đạt được kết quả thì trước tiên phải phát triển kinh tế, vì khi đời sống nhân dân được đảm bảo thì

những giá trị văn hóa sẽ khơng phải bán đi vì mục đích mưu sinh, người dân có điều kiện chăm lo sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa.

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc Mường ở huyện Kim Bơi - Hịa Bình

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và tồn bộ nhân dân trong tỉnh nói chung và ở huyện Kim Bơi nói riêng nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển.

Q trình giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường là một quá trình phức tạp, lâu dài mà muốn thực hiện được thì trước hết là phải phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, vào tình hình và điều kện cụ thể của địa phương. Theo báo cáo “tình hình kinh tế - chính trị, an ninh quốc phịng 9 tháng đầu năm 2004” thì tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện cũng đã có bước khởi sắc. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì huyện Kim Bơi vẫn là một trong nhũng huyện cịn khó khăn của đất nước, kinh tế dù đã có bước phát triển nhưng cịn quá thấp so với các địa phương khác, vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp, kết cấu hạ tầng phức tạp, phân bố chủ yếu ở các vùng bằng phẳng đông dân cư, cơ cấu kinh tế chưa hợp lí, tổ chức quản lí cịn yếu kém, hiệu lực chưa cao, một số nơi còn bệnh quan liêu tham nhũng, lỏng lẻo quản lí khiến các trào lưu tư tưởng phản động bên ngoài xâm nhập vào một số vùng,… những điều kiện kinh tế xã hội như vậy có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Trong thời gian qua, xác định được tầm quan trọng của phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Kim Bôi cũng đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong văn kiện Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ huyện Kim Bôi nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã nêu rõ: “tiếp tục đầu tư toàn diện, đồng thời thực hiện tốt việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nâng cao chất lượng về y tế, giáo dục, đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Quan tâm các đối tượng chính sách, đào tạo nghề, thực hiện có hiệu quả cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhân dân và bảo đảm an ninh xã hội”[31; 67].

Để thực hiện được các mục tiêu đó huyện cần giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, trong đó nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng đến các thế mạnh của huyện. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình phát triển nơng thơn mới tồn diện,… phấn đấu đến năm 2010 cơ bản khơng còn hộ nghèo và đại bộ phận các dân tộc đạt mức sống trung bình đến khá giả.

Nâng cao đời sống vật chất của đồng bào dân tộc, trong đó có dân tộc Mường được nâng cao, xóa được đói nghèo thì đồng bào mới có thể hình thành ý thức tự giác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, mới biết q trọng, tự hào và nâng niu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động văn hóa

Với những giải pháp, mục tiêu phát triển kinh tế như trên thì vấn đề đầu tiên cần quan tâm đến đó là kinh phí. Nhưng trên thực tế các nguồn vốn đầu tư cho tất cả các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đặc biệt là văn hóa cịn hạn hẹp và thiếu nhiều so với thực tế đòi hỏi.

Hàng năm, các nguồn vốn đầu tư cho các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó Kim Bôi cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm với các chương trình như 135,… Nhưng vấn đề là phải thực hiện chương trình này sao cho đạt hiệu quả nhất kết hợp với các dự án lồng ghép cho miền núi. Và để tăng nguồn đầu tư , ngoài các nguồn ngân sách từ Trung ương thì cần phải phát huy các tiềm năng vốn có của khu vực. Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và danh lam thắng cảnh để vừa giớ thiệu những giá trị văn hóa dân tộc vừa giúp đồng bào có thêm việc làm, tăng thu nhập, bên cạnh đó có thể phát triển du lịch thơng qua giới thiệu ẩm thực, các lễ hội của các dân tộc: các món ăn dân tộc, nhà sàn truyền thống, các lễ hội như: hội chùa Động (Vĩnh Đồng - Kim Bôi) vào mồng 4, mồng 5 tết hàng năm, lễ hội sắc bùa,… để thứ nhất tạo ra điều kiện cho các đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện cuộc sống của mình, đồng thời tăng nguồn vốn cho các hoạt động nhằm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Sử dụng nguồn vốn vào trùng tu các di tích lịch sử, điểm du lịch,…

Tuy nhiên, để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội phải biết huy động các nguồn vốn trên một cách tích cực. Các nguồn vốn vẫn chủ yếu là trong nước, ít

có sự quan tâm đặc biệt của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài như một số tỉnh, thành phố, do vậy huyện Kim Bôi cần phải tăng cường các biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Từ những giải pháp về phát triển kinh tế như trên thì những vấn đề trong xã hội khiến cho bản sắc văn hóa Mường bị mai một dần dần cũng ít ảnh hưởng tiêu cực hơn, vì con người ta muốn sống trước hết phải ăn, mặc, ở rồi sau đó mới đến hưởng thụ các giá trị tinh thần, cuộc sống hàng ngày đầy đủ tất yếu bà con dân tộc sẽ có ý thức tự giác giữ gìn văn hóa của dân tộc mình.

Giải pháp về nhận thức

Nâng cao trình độ nhận thức, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm cơng tác văn hóa

Phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ vì họ chính là người trực tiếp thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, đồng thời cũng là người hiểu các vùng cơ sở có đồng bào dân tộc sống nhất. Vì vậy, khi họ được nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì cơng tác vận động đồng bào thực hiện nếp sống văn hóa mới sẽ có sức thuyết phục và hiệu quả cao hơn.

Chú trọng nâng cao nhận thức về văn hóa theo đúng lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho các cán bộ, đảng viên giúp họ kiến thức vững vàng để truyền đạt lại cho nhân dân, như vậy cơng tác văn hóa mới có thể vững vàng được. Đồng thời phải tăng cường công tác giáo dục cán bộ để hiểu rõ và nhanh nhất về thơng tin văn hóa. Văn hóa dân tộc Mường ngày càng bị mai một do tác động của nhiều yếu tố, do vậy hoạt động nâng cao năng lực, bồi dưỡng tri thức cho các cán bộ, đảng viên trong huyện vô cùng quan trọng là giải pháp cần thiết nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Đối với cán bộ văn hóa - thơng tin, họ là những người làm công tác trực tiếp liên quan đến văn hóa ở cơ sở, vì vậy cần có chế độ thích hợp khích lệ hồn thành tốt công việc. Đặc biệt trong điều kiện ở huyện như hiện nay thiếu rất nhiều cán bộ có đủ trình độ năng lực chun mơn ở các đơn vị, phịng ban trực thuộc phòng văn hóa - thơng tin, mà một phần do số lượng biên chế cịn ít, lãnh

đạo huyện cần xem xét và giải quyết tốt các vấn đề nêu trên để tạo điều kiện tốt nhất cho cơng tác quản lí cán bộ, đào tạo những cán bộ đủ đức, đủ tài góp sức cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

Theo văn kiện Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ huyện Kim Bôi nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã khẳng định: “đã thường xuyên chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện… Đến nay đã từng bước đáp ứng yêu cầu cho việc mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ và liên kết các đào tạo các loại hình cho cán bộ, đảng viên” [3; 40].

Nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc Mường ở huyện Kim Bơi - Hịa Bình

Nâng cao dân trí cho các đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay - trong đó có dân tộc Mường - là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Chính trình độ dân trí thấp kém đã làm cho người dân chưa nhận thức được ý thức của các giá trị văn hóa, vị trí vai trị của văn hóa nên bản thân họ cũng chưa có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc mình.

Nâng cao trình độ dân trí là mở mang trí óc cho các dân tộc, là hoạt động khai trí cho nhân dân. Nó khơng chỉ dừng lại ở học vấn mà cịn là sự phổ biến kiến thức phổ thông về khoa học - kỹ thuật, về tồn thể chế chính trị - xã hội, về hiến pháp và pháp luật, về các chuẩn mực đạo đức và luân lý, về các quan điểm thẩm mỹ tiến bộ trong thưởng thức nghệ thuật và trong sinh hoạt giao tiếp, về dân số và kế hoạch hóa gia đình, về ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại.

Ở huyện Kim Bơi hiện nay muốn nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân thì phải thực hiện song song, kết hợp giữa phát triển giáo dục phổ thông và bổ túc văn hóa mù chữ, trong đó phải quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay huyện Kim Bội đã đạt được chuẩn quốc gia về giáo dục tiểu học và chống mù chữ trên phạm vi toàn huyện, song chất lượng nhiều vùng còn kém, chưa bền vững. Vẫn tồn tại “bệnh thành tích trong giáo dục” và cịn hiện tượng “tái mù chữ”. Vì vậy cần phải tạo mọi điều kiện để con em các gia đình chính sách,

người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo khó được đi học. Mở nhiều hình thức giáo dục: dân lập, bán công,…

Đối với đội ngũ giáo viên: cần bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về trình độ, chun mơn nghiệp vụ. Đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo giáo viên người địa phương để ổn định lâu dài, có chính sách ưu đãi với những giáo viên có trình độ lại có tinh thần tình nguyện đi vùng sâu vùng xa.

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ XIX năm 2000 đã nêu rõ phương hướng trong năn tới: “tăng cường cơng tác giáo dục, chính trị, tư tưởng cho cán bộ đảng viên, thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môm nghiệp vụ, phấn đấu thực hiện chuẩn hóa 100% đội ngũ giáo viên đảm bảo giảng dạy có chất lượng, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng” [29; 49; 50].

Đảng bộ huyện Kim Bôi đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo văn kiện Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ huyện Kim Bôi nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã chỉ ra: “phát huy hiệu quả các điểm Bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa thơn bản. Nâng cao chất lượng, thời lượng tiếp sóng các chương trình phát thanh truyền hình” [31; 70]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đa dạng hóa các hình thức tun truyền nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức về bản sắc năn hóa của dân tộc Mường cho nhân dân

Trong quá trình nâng cao dân trí chung cho tồn bộ nhân dân thì việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về bản sắc năn hóa của dân tộc Mường cũng phải được chú trọng và quan tâm vì có nhận thức được thì mới có thể giữ gìn và phát huy được. Đây là vấn đề không chỉ yêu cầu nhân dân trong các làng bản mà ở các cấp lãnh đạo và cán bộ các ban ngành trong huyện cũng cần được trang bị một cách có hệ thống các giá trị văn hóa Mường và vai trị của nó trong nền văn hóa dân tộc.

Để đẩy mạnh hoạt động này thì huyện Kim Bơi cần đưa ra các chương trình tuyên truyền, giáo dục văn hóa Mường nói riêng và văn hóa các dân tộc khác nói chung đối với toàn bộ nhân dân, các cơ quan đoàn thể, tổ chức quần chúng. Trong giáo dục nhà trường cần đưa ra các chương trình phụ khóa và ngoại khóa để giáo dục, giới thiệu một số giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường

và các dân tộc khác ở những mức độ khác nhau. Tổ chức văn hóa văn nghệ, các lớp học nghề truyền thống, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh đi thực tế tham quan các bảo tàng, các di tích lịch sử, làng truyền thống,…tổ chức các buổi giao lưu văn hóa các dân tộc, đặc biệt là trong các trường dân tộc nội trú để các em dân tộc thiểu số cố thể tự mình thể hiện bản sác văn hóa của dân tộc mình, để các em tự mình tìm về với cội nguồn của mình và hình thành nên tinh yêu, ý thức tự giác bảo vệ nền văn hóa cuart mình trước xu hướng hội nhập ngày nay.

Đảng phải tổ chức cơng tác đẩy mạnh truyền thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc đặc biệt là dân tộc Mường, tăng cường các chương trình giới thiệu các giá trị văn hóa, các nét đẹp truyền thống trong bản sắc văn hóa Mường tổ chức thời gian phát thanh và truyền hình vào những giờ bà con ở nhà, nhàn rỗi để họ có điều kiện tiếp cận các thơng tin kinh tế - xã hội mới, những nền văn hóa mới và có ý thức giữ gìn văn hóa của dân tộc mình. Đặc biệt nên cho phát hành những tờ báo bằng tiếng dân tộc để bà cịn các vùng sâu vùng xa có thể tiếp cận và các tầng lớp con em họ có thể sử dụng nhiều hơn tiếng nói của dân tộc mình, khuyến khích giới trẻ viết bài bằng tiếng dân tộc để gửi cho các tịa soạn và có những ưu đãi nhất định để động viên họ.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về việc học tập các giá trị văn hóa như: nghệ thuật đánh cồng chiêng, nghệ thuật đánh trống đồng, nghệ thuật nấu một số món ăn dân tộc, nghệ thuật múa truyền thống,…tổ chức và tạo điều kiện cho các nghệ nhân truyền dạy cách làm những sản phẩm truyền thống như: dệt thổ cẩm, may các bộ quần áo dân tộc,… kết hợp truyền đạt các ý nghĩa của nó.

Theo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ XIX năm 2001 nêu rõ: “mỗi thôn bản tạo điều kiện để có các điểm hoạt động văn hóa, thể thao. Tiếp tục đầu tư để khai thác có hiệu quả nhà văn hóa, sân vận động huyện, từng bước đầu tư xây dựng các cụm văn hóa khu vực. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo quy định của pháp luật nhằm khai thác các yếu tố du lịch môi trường sinh thái và tham quan các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương” [29; 51].

Đảng bộ huyện phải phổ biến, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng dân tộc Mường ở huyện Kim Bơi - Hịa Bình

Văn hóa Mường trước hết là của người Mường, họ là người tạo nên các bản sắc văn hóa ấy, đồng thời cũng là người trước tiếp thừa hưởng, kế tục, giữ

Một phần của tài liệu Vai trò của đảng bộ huyện kim bôi hòa bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường trong thời kỳ đổi mới (Trang 49 - 65)