2.1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Huyện Kim Bơi, nằm ở phần phía đơng của tỉnh Hịa Bình, có vị trí từ 200 32’ đến 20049’ vĩ độ Bắc và 105022’ đến 105043’ kinh độ Đông, giáp ranh với các tỉnh bạn: phía Bắc giáp huyện Lương Sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hịa Bình; phía Nam giáp huyện Lạc Thủy; phía Đơng giáp huyện Mỹ Đức (tỉnh Hà Tây cũ) nay là Hà Nội. Diện tích tự nhiên của Kim Bơi là 693,64 km2, dân số 14 vạn dân (2009). Địa hình huyện Kim Bơi khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống khe và suối. Huyện Kim Bơi có 2/3 diện tích là đồi, núi với độ cao trung bình so với mực nước biển là 310m, có độ nghiêng chung theo hướng từ Tây Bắc xuống đông nam. Tại Kim Bơi có một số vùng núi đá vơi, núi đá xanh, vách dốc thẳng đứng, có nhiều ngọn núi cao có khi tới hàng nghìn mét. Cao nhất là đỉnh núi Cốt Ca cao 1.800m. Tại các vùng núi đá vơi, do kết quả của của hiện tượng caxtơ hóa nên có những hang động cổ xưa nối dài từ quả núi này sang quả núi khác. Dựa vào địa hình và sự phân bố dân cư, Kim Bơi được chia thành 3 vùng:
Vùng đông bắc của huyện bao gồm các xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Bắc Sơn, Hùng Tiến, Nật Sơn, Sơn Thủy và Vĩnh Tiến. Vùng này chủ yếu là địa hình đồi thấp, núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng. Dọc theo chân vùng đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ, đứt đoạn.
Vùng trung tâm của huyện gồm các xã: Vĩnh Đồng, Trung Bì, Thượng Bì, Hạ Bì, Kim Tiến, Kim Bình, Kim Sơn, Nam Thượng, Kim Truy và thị trấn Bo. Vùng này địa hình chủ yếu là những cánh đồng, bãi được bao bọc bởi những dãy núi thấp và đồi.
Vùng ven đồi 21 bao gồm các xã: Tân Thành, Hợp Châu, Cao Thắng, Cao Dương, Long Sơn, Thanh Lương, Thanh Nông, Hợp Thanh và thị trấn Thanh