Quan điểm, định hướng giải quyết ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và ý tưởng mới (Trang 49 - 51)

1.3.2 .Ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu đầu vào và giá bán của doanh nghiệp

3.1. Quan điểm, định hướng giải quyết ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt

hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mới

3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian tớiDự báo kinh tế thế giới năm 2014 Dự báo kinh tế thế giới năm 2014

Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu năm 2014 sẽ tăng trưởng 3,8%; thương mại toàn cầu tăng trưởng 5,4%. Các nền kinh tế phát triển tăng trưởng 2,1%, còn các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng 5,4%. Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,7%, Nhật Bản tăng trưởng 1,2%, kinh tế Eurozone thoát khỏi suy thoái và đạt mức tăng trưởng 0,9%, Trung Quốc tăng trưởng 7,7%. Như vậy kinh tế toàn cầu sẽ khởi sắc hơn so với 2013.

Các nền kinh tế phát triển hiện đang thi hành chính sách nới lỏng định lượng của FED. Đến nay hàng tháng FED mua vào 85 tỷ USD các tài sản tài chính bao gồm 40 tỷ USD để mua chứng khoán được bảo lãnh bằng thế chấp và 45 tỷ USD để mua vào tría phiếu kho bạc dài hạn nhằm kích thích kinh tế phục hồi. Các hành động này cũng khiến cho các nền kinh tế mới nổi nới lỏng chính sách tiền tệ hoặc thực hiện kiểm sốt vốn nhằm tìm cách ngăn các dịng tiền nóng đổ vào để tìm lợi tức cao hơn và ngăn chặn đồng nội tệ tăng giá. Tại châu Á, tỷ giá thực hữu hiệu của đồng yên đã giảm tới 18% trong gia đoạn từ tháng 7/2012 đến tháng 2/2013, của đô la Singapo tăng tới 4,8%, đồng won Hàn Quốc tăng 6,7% và của đồng bạt Thái Lan tăng 8,8%.

Trong bối cảnh này, rủi ro chính sách sắp tới theo các chuyên gia nằm ở chỗ thối lui các chính sách nới lỏng định lượng ở các nền kinh tế phát triển. Mặc dù đã được lường trước và ngay cả khi nó chưa được thực hiện ngay, tuyên bố của FED về việc có thể giảm dần chương trình mua tài sản tài chính trong năm 2013 vẫn gây những xáo trộn lớn trên thị trường tài chính tồn cầu.

Tun bố của FED ngay lập tức khiến các chỉ số chứng khoán như S&P 500 và Dow Jones sụt giảm mạnh, thị trường chứng khoán của một số nền kinh tế Đơng Á phụ thuộc nhiều vào dịng vốn từ Mỹ như Indonesia, Thái Lan, Philippin cũng sụt giảm, đồng tiền của Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia cũng mất giá nghiêm trọng…

Các khó khăn mà Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy các nền kinh tế này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế phát triển.

Mặc dù điều kiện tài chính đã ổn định hơn, các nền kinh tế phát triển vẫn đứng trước những rủi ro. Bất ổn kinh tế Eurozone trong vòng xốy của khủng hoảng nợ cơng và hệ thống ngân hàng tiếp tục là mối lô ngại mới đối với kinh tế tồn cầu. Nợ cơng cũng là nguy cơ đối với cả Nhật Bản và Mỹ.Nợ công của Nhật Bản vào cuối tháng 6/2013 đã vượt quá 1 triêu tỷ yên. Dự báo năm 2014 là 230% GDP. Tình hình lạm phát vẫn được kiểm sốt do giá cả hàng hóa quốc tế đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, bất ổn ở Trung Đông đang ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ.

Nhìn chung kinh tế toàn cầu đã bước vào gia đoạn ổn định hơn nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn còn thấp.

Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam 2014

Năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể thốt khỏi trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vân tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ chậm. Năm 2014, chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 5,8%, cao hơn 0,3% so với mục tiêu 2013, bất chấp kết quả không đạt được mục tiêu trong năm 2013, tình hình khó khăn vẫn cịn tiếp diến và các rủi ro vẫn còn tiềm ẩn.

Thâm hụt ngân sách được nới trần lên 5,3% GDP có lẽ nhằm tạo thêm khơng gian tài khóa cho khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên điều này có thể tạo ra một số rủi ro và thách thức. Trong ngắn hạn là ổn định kinh tế vĩ mô và trong dài hạn là gánh nặng nợ công tăng cao.

3.1.2. Quan điểm và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

Để vượt qua khó khăn trong thời kì suy thối, ban giám đốc cơng ty đã đề ra những định hướng cụ thể giúp cơng ty nhanh chóng phục hồi và bước vào giai đoạn phát triển mới.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, lấy chất lượng làm đầu nhằm giữ quan hệ làm ăn lâu dài và uy tín cơng ty.

- Đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, quan tâm tới cuộc sống của người lao động để người lao động có thể gắn bó lâu dài với cơng ty và cùng cơng ty vượt qua khó khăn.

- Tập trung vào thị trường Hà Nội nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và ý tưởng mới (Trang 49 - 51)