Xuất một số kiến nghị với Nhà nước để giảm thiểu tác động của suy thoá

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và ý tưởng mới (Trang 52 - 54)

1.3.2 .Ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu đầu vào và giá bán của doanh nghiệp

3.3. xuất một số kiến nghị với Nhà nước để giảm thiểu tác động của suy thoá

thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để nền kinh tế phục hồi cần có sự nỗ lực của cả doanh nghiệp và nhà nước. Sau đây là một số kiến nghị nhằm giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ nhất, tiếp tục lấy “ổn định kinh tế vĩ mơ” là mục tiêu điều hành chính sách trong thời gian tới. Kinh tế vĩ mô trong thời gian qua mặc dù các chỉ báo tương đối ổn định nhưng vẫn có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào đặc biệt là về lạm phát. Môi trường kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, là động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên từ sau khủng hoảng kinh tế 2008, môi trường kinh

doanh của Việt Nam trở nên kém hấp dẫn, lượng vốn đầu tư vào Việt nam giảm. Năm 2011, lạm phát ở mức đỉnh điểm, nhà nước thực hiện chính sách vĩ mơ thắt chặt, mặc dù lạm phát được đẩy lùi nhưng các doanh nghiệp rơi vào khó khăn, dè dặt trong việc đầu tư sản xuất. Bước sang nửa cuối 2012, nhà nước phải điều chỉnh chính sách vĩ mơ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Vì thế, trong thời gian tới, nhà nước cần thực hiện chính sách vĩ mơ linh hoạt, lấy ổn định kinh tế vĩ mô là mực tiêu.

Thứ hai, tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại nhằm xử lý điểm nghẽn của tín dụng, tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thụ vốn. Một khi nền kinh tế hấp thụ được vốn, đầu tư tư nhân sẽ tăng lên, giải quyết được vấn đề nợ công, thâm hụt ngân sách hiện nay.Mặc dù nhà nước có các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, song các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để tiếp tục sản xuất thì lại khơng đủ điều kiện được vay. Doanh nghiệp đủ điều kiện vay lại dè chừng, chờ nền kinh tế ổn định hơn mới tiếp tục đầu tư sản xuất. Vì thế cần giải quyết vấn đề nợ xấu một cách quyết liệt gồm bốn dạng: doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với ngân hàng, doanh nghiệp với tổ chức tín dụng, ngân hàng với ngân hàng, chính phủ, trung ương và địa phương.Cần có cái nhìn rộng hơn về nợ xấu trong nền kinh tế, chỉ xử lý nợ xấu ngân hàng là chưa đủ.

Thứ ba, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn. Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp là yêu cầu cần thiết hiện nay để đảm bảo tăng trưởng. Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn kinh doanh nhưng không thể tiếp cận nguồn vốn hoặc phải vay vốn với lãi suất rất cao, làm giảm động lực sản xuất kinh doanh. Vì thế cần thay đổi trong quy trình vay vốn, đặc biệt là về thủ tục, hạ mức điều kiện cho vay,… nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ tư, phục hồi niềm tin của thị trường thơng qua các chính sách kinh tế trung và dài hạn và kết quả tái cơ cấu kinh tế. Một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng và suy thoái kinh tế là sự suy giảm niềm tin. Muốn đưa nền kinh tế phục hồi trở lại cần phục hồi lại được niềm tin thị trường, niềm tin của các nhà đầu tư, người sản xuất và người tiêu dùng. Một khi niềm tin được phục hồi, nền kinh tế sẽ có nhiều vốn đầu tư để tiếp tục mở rộng sản xuất từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các nhà sản xuất có động lực để vay vốn và xây dựng các chương trình sản xuất kinh doanh mới, tạo cơng ăn việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước và tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Thực trạng nề kinh tế đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi mơ hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất. Kết quả tích cực từ cuộc tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tạo dựng lại niềm tin thị trường cho các chủ thể trong nền kinh tế, đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, phục hồi và phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và ý tưởng mới (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)