Tình hình suy thối kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và ý tưởng mới (Trang 30)

1.3.2 .Ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu đầu vào và giá bán của doanh nghiệp

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới suy thoái kinh tế và

2.1.1.2. Tình hình suy thối kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Tính đến thời điểm 9/2013 có thể nói kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, các chỉ báo về kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, xuất – nhập khẩu,… có sự ổn định hơn so với các năm trước; thị trường tài chính, thị trường bất động sản tuy chưa khởi sắc nhưng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Hình 2. Tăng trưởng và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 (%)

Về tăng trưởng, qua hình vẽ cho thấy mức độ tăng trưởng cho các năm khơng có

sự chênh lệch nhiều. Giai đoạn trước 2008, Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao khoảng 8%/năm, nhưng giai đoạn 2011 – 2013, do tác động của suy thoái kinh tế tăng trưởng GDP các năm ở mức thấp và không đạt kế hoạch đề ra. Tăng trưởng GDP năm 2011 là 5,89%, năm 2012 giảm còn 5,03%, và năm 2013 đạt mức 5,42% trong khí đó kế hoạch đề ra là 5,5%. Điều này cho thấy sự khó khăn mà khu vực sản xuất đang phải đối mặt nhiều hơn so với kì vọng. Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đang ở trong bẫy tăng trưởng thấp.

Về lạm phát: Lạm phát mặc dù đã được kiềm chế ở mức hai con số nhưng nền

kinh tế luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại. Năm 2011 là năm lạm phát ở mức đỉnh điểm 18,13%, sang năm 2012 nhờ có chính sách vĩ mơ thắt chặt lạm phát đã trở về mức 6,81%, năm 2013 là 6,04%. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia thì lạm phát 2012 đẩy lùi về mức hai con số cịn có ngun do là do giá cả hàng hóa trên thế giới giảm.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Về cán cân thương mại: cán cân thương mại được cải thiện đáng kể từ mức

thâm hụt nặng nề trước đây nay cơ bản thăng bằng. Nếu như năm 2011, nhập siêu vẫn ở mức 9,8 tỷ USD thì đến năm 2012, nền kinh tế đã xuất siêu 284 triệu, năm 2013 Việt Nam xuất siêu khoảng gần 900 triệu USD. Trong đó, đóng góp quan trọng là nhờ khu vực kinh tế nước ngoài và sự suy giảm sản xuất và tiêu dùng trong nước khiến nhu cầu nhập khẩu giảm. Điều đáng chú ý là trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, năm 2013 Việt Nam nhập siêu tới 23,7 tỷ USD.

Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI): năm 2013, tính từ đầu năm đến hết

15/12/2013 đạt 21,6 tỷ USD, gồm 14,3 tỷ USD cấp mới và 7,3 tỷ USD bổ sung, tăng 54,5% so với cùng kì. Tuy nhiên vốn thực hiện chỉ đạt 11,5 tỷ USD, tăng 9,9% so với 2012

Về việc làm: Mức tăng lực lượng lao động năm 2011 là 2%. Năm 2012 là 2,3%.

Tính đến 1/7/2013 ước tính có 53,3 triệu lao động, tăng 715.600 người so với tại thời điểm 1/7/2012. Cung lực lược lao động vẫn tiếp tục gia tăng trong khi đó nhu cầu lao động có xu hướng giảm sút do khó khăn trong khu vực sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 mặc dù có giảm so với 2011 từ 2,22% còn 1,99% song thất nghiệp khu vực thành thị cao gấp đôi khu vực nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2013 ước tính 2,28%. Nhìn chung thất nghiệp có xu hướng gia tăng do sản xuất ngày càng gặp khó khăn. Theo thống kê năm 2013 có khoảng 60.737 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với 2012, vì thế thị trường lao động sẽ vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới.

Về chính sách vĩ mơ:Mặc dù kinh tế 2013 ổn định hơn nhưng kinh tế Việt Nam

vẫn cịn ở giai đoạn trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng và vẫn phải đối diện với những khó khăn ngắn hạn. Các chính sách của Chính Phủ đang thực thi, tuy vẫn ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng đồng thời cũng đang áp dụng nhiều giải pháp để tăng tổng cầu, kích thích phục hồi tốc độ tăng trưởng và từng bước triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng.

Năm 2011, Việt Nam có chỉ số lạm phát cao ở mức hai con số18,13%. Với Nghị quyết 11 của Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt quá mạnh năm 2011 một mặt đã khiến lạm phát giảm nhanh và sâu trong nửa đầu năm 2012 nhưng mặt khác đã tác động tiêu cực ở quy mô và cường độ lớn đến tăng trưởng và khu vực sản xuất.

Nửa cuối năm 2012, chính sách tiền tệ được nới lỏng thể hiện qua cung tiền và lãi suất. Cung tiền năm 2012 đã tăng 22,4%, cao hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm là từ 14 – 16%. NHTW cũng liên tục hạ mức lãi suất chính sách. Lãi suất chiết khấu được hạ sáu lần từ 12% xuống còn 7%, lãi suất tái cấp vốn giảm 6 lần từ 14% xuống còn 9%, lãi suất trên thị trường mở cũng giảm còn 7% vào cuối năm. Lãi suất huy động năm 2012 cũng giảm 5 - 6%so với 2011, lãi suất cho vay cũng giảm trung bình cịn 14 – 15%/năm. Trạng thái thanh khoản tương đối dồi dào, các mức lãi suất chính sách giảm nhanh nhưng mức tín dụng lại rất thấp, cho thấy dòng tiền đang bị kẹt trong hệ thống mà chưa được đưa vào khu vực sản xuất và tiêu dùng. Nguyên nhân là do tỷ lệ nợ xấu tăng cao, ngân hàng phải trích dự phịng rủi ro cao hơn, chuẩn cho vay cũng ngặt nghèo hơn để tránh rủi ro, hơn nữa hiện nay các doanh nghiệp cũng khơng có động lực vay vốn khi hàng tồn kho cịn rất lớn, thị trường đầu ra khó khăn do thu nhập người tiêu dùng giảm sút. Kết quả là số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh.

Về chính sách tài khóa, từ q II/2012, Chính phủ triển khai nghị quyết 13 nhằm kích thích tăng tổng cầu và hỗ trợ thị trường với các biện pháp như gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ giãn và giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, hoãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho một số đối tượng; hoãn nộp tiền sử dụng đất năm 2011 cho doanh nghiệp bất động sản,… Do đó thu ngân sách bị hạn chế nhưng do quy mơ gói hỗ trợ cịn nhỏ (khoảng 1% GDP) nên chưa kích thích tăng được tổng cầu của nền kinh tế. Về chi ngân sách năm 2012 tăng hơn 10% so với 2011, tương đương

28,6% GDP. Với quy mô chi ngân sách vẫn gia tăng nên thâm hụt ngân sách năm 2012 ước khoảng 55,4% GDP, so với 2011 là 54,9% GDP.

Bước sang năm 2013, nền kinh tế phải đối mặt với thử thách do hệ quả để lại sau sáu năm bất ổn kinh tế vĩ mô. Từ năm 2008 đến nay, hầu hết các chính sách kinh tế vĩ mơ đều mang tính chất ngắn hạn nhằm xử lý nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô, tập trung vào kiềm chế lạm phát. Sự thay đổi chính sách liên tục (nhất là chính sách tiền tệ) đã làm cho thị trường mất phương hướng dài hạn.

Về cơ bản, hiện nay nền kinh tế đang phải đối mặt với những thách thức ngắn hạn sau

Nguy cơ tái lạm phát cao mặc dù CPI 8 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 3,53% so với tháng 12/2012 nhưng một khi nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải quyết thì khả năng lạm phát quay trở lại là rất cao.

Tình hình nợ xấu tăng cao, nền kinh tế không hấp thụ được vốn, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp cịn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng có tiền cho vay nhưng doanh nghiệp chưa muốn vay vốn sản xuất vì tổng cầu cịn thấp, khả năng giảm lãi suất cho vay khơng nhiều, chưa kích thích được doanh nghiệp. Thị trường bất động sản chưa khới sắc trở lại. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản chưa mang lại kết quả đáng kể.

Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới cịn diễn biến thất thường sẽ có tác động bất lới đối với những nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam. Vì thế, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13 xác định mục tiêu tổng quát của năm 2013 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng…” với tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và kiểm soát CPI dưới 8%. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ thơng qua “gói giải pháp hỗ trợ thị trường” nhằm giải quyết hàng tồn kho; xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Ngày 07/01/2013, chính phủ ban hành NQ 01 và NQ02.

Gói giải pháp hỗ trợ thị trường lần này tập trung vào xử lý điểm nghẽn của tín dụng và tăng sức mua của thị trường, trong đó quan tâm đặc biệt đến tồn kho sản phẩm bất động sản, ngăn chặn xu hướng tăng số doanh nghiệp phải ngưng hoạt động, giải thể do thiếu vốn lưu động, mở rộng tín dụng tiêu dùng, giả lãi suất huy động tiền gửi

và lãi suất cho vay, áp dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xáu. Trong chính sách tài khóa, tiếp tục thực hiện các biện pháp hoãn thời hạn nộp thuế, thời hạn tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế,… theo tinh thần NQ 13 của Chính Phủ và Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5 – 6/2012) về hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi tăng trưởng. Quốc hội cũng đã sửa đổi một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế giá trị gia tăng nhằm miễn giảm thuế cho một số đối tượng để kích thích thị trường và giảm khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, áp dụng thuế suất doanh nghiệp 22% từ tháng 1/2014 và 20% thừ tháng 01/2016 để khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, giảm 50 % thuế VAT cho nhà giá thấp,…

Nhìn chung kinh tế Việt Nam 2013 tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa thốt khỏi giai đoạn trì trệ, cả tốc độ và chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản, giải thể vẫn tiếp tục tăng cơng thêm vấn đề nân giải có nguy cơ gây bất ổn vĩ mơ là tình trạng thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch. Sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, doanh nghiệp thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng nhưng cơng chi không thể giảm sẽ tiếp tục là vấn đề nan giải, gây khó khăn cho cả nền kinh tế trong những năm tới.

2.1.2. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty TNHH Cơng nghệ và Ý tưởng mới

Công ty TNHH công nghệ và ý tưởng mới là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102019486 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 21/03/2005, với mức vốn điều lệ là 500.000.000 đồng, đến ngày 14/08/2007 đăng ký kinh doanh lần 2 với mức vốn điều lệ là 1.200.000.000 đồng. Ngày 21/03/2013 công ty thay đổi đăng ký kinh doanh lần 4 theo số 0101626499 trùng với mã số thuế do chi cục thuế cấp với mức vốn điều lệ là 2.500.000.000 đồng. Từ khi thành lập đến nay ý tưởng mới (Newideas) đã khơng ngừng phát triển và nâng cao uy tín, được khách hàng biết đến với việc thiết kế, cung cấp và lắp đặt các gian hàng triển lãm, các showroom với thiết kế đẹp, chất lượng cao. Công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mới có quy mơ nhỏ sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Mỗi sản phẩm có thiết kế và đặc trưng riêng phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Hiện nay công ty chủ yếu cung cấp các sản phẩm

đồ nội thất trang trí, thực hiện các cơng trình quảng cáo, sản xuất lắp đặt các gian hàng triển lãm, các showroom trưng bày, cung cấp các quầy kệ trưng bày sản phẩm.

Do công ty hoạt động trong lĩnh vực giàn dựng quảng cáo nên hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc rất cao vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, mà chủ yếu là các doanh nghiệp. Khi tình hình kinh tế chung tốt, phát triển, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh thì cầu về sản phẩm của Newideas tăng. Khi tình hình kinh tế chung diễn biến theo chiều hướng xấu, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khơng phát triển, thậm chí là thu hẹp như hiện nay, cầu đối với sản phẩm của công ty bị giảm sút, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.

Bảng 1. Tình hình kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 (đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 (1) Năm 2012 (2) Năm 2013 (3) Chênh lệch (2)/(1) (3)/(2) Doanh thu thuần 4.562.522.114 5.446.926.269 4.260.253.983 1,194 0,782

Giảm trừ doanh thu 0 0 0

Giá vốn hàng bán 3.880.864.608 4.812.311.668 3.741.261.896 1,240 0,777

Chi phí lãi vay 0 0 56.475.000

Chi phí QLKD 525.958.481 617.370.389 751.153177 1,174 1,217 Phải thu ngắn hạn 1.864.398.233 1.332.603.281 1,399

Lợi nhuận sau thuế 98.893.303 8.558.587,25 -132.159.180 0,087 -15,442

(Nguồn: Phịng kế tốn của cơng ty)

Giai đoạn 2011 – 2013, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung chịu ảnh hưởng nghiên trọng của suy thoái kinh tế, số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản, giải thể tăng nhanh chóng, hoạt động kinh doanh giảm sút, tiêu dùng của các hộ gia đình thấp, nền tình hình kinh doanh của Newideas bị ảnh hưởng nghiệm trọng, đặc biệt là trong năm 2013.

2.2. Phân tích thực trạng ảnh hưởng của suy thối kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và ý tưởng mới kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và ý tưởng mới

2.2.1. Ảnh hưởng đến tình hình tài sản/ nguồn vốn của doanh nghiệp

2011 2012 2013 0 1 2 3 4 5 6 7 5.89 5.03 5.42 2.66 1.73 1.24 2.66 2.52 4.52

Hình 5. Tăng trưởng GDP, tổng nguồn vốn, tổng tài sản giai đoạn 2011 - 2013

Tăng trưởng GDP Tăng trưởng nguồn vốn Tăng trưởng tổng tài sản

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng tổng tài sản so với 2010, đơn vị: số lần. Tăng trưởng GDP tính theo giá năm 1994, đơn vị: %.

Nhìn vào đồ thị cho thấy suy thoái kinh tế gây sụt giảm tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế, tác động xấu tới tăng trưởng nguồn vốn và tổng tài sản của Newideas. Tăng trưởng nguồn vốn liên tục giảm từ 2,66 lần năm 2011 xuống cịn 1,24 lần năm 2013. Trong khi đó, tăng trưởng tổng tài sản của cơng ty có sự biến động, giảm vào 2012 và tăng đột biến vào năm 2013. Nguồn vốn suy giảm thể hiện sự khó khăn của doanh nghiệp về khả năng thanh toán. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của công ty khi ma công ty luôn phải chuẩn bị sẵn sàng nguyên vật liệu và do đó cần rất nhiều vốn để duy trì hoạt động kinh doanh.

Bảng 2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp (Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tăng trưởng (lần) (1) (2) (3) (2)/(1) (3)/(2) Tổng tài sản 3.452.992.120 3.269.797.018 5.865.115.487,70 0,95 1,79 Tổng nguồn vốn 3.452.992.120 2.241.452.289 1.609.518.590,66 0,65 0,72 (Nguồn: Phịng kế tốn – Newideas)

Cụ thể, về tổng tài sản: Tổng tài sản của công ty năm 2012 giảm so với 2011, năm 2013 tăng 1,79 lần so với 2012. Tài sản của công ty bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó, tài sản cố định 2012 mua sắm mới là 33.930.000 VNĐ, mua mới tài sản cố định 2013 giảm còn 24.000.000 VNĐ. Tổng tài sản 2013 tăng cao, nguyên do xuất phát từ việc các khoản phải thu của khách hàng và hàng tồn kho tăng cao.

Tình hình suy thối kinh tế khiến cầu về hàng hóa dịch vụ vủa Newideas giảm sút, số lượng hàng tồn kho trong các năm 2011, 2013 cao. Nếu Newideas khơng có các biện pháp quản lý nợ phải thu cũng như hạch toán tồn kho đảm bảo lượng hàng hóa dự trữ phù hợp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và ý tưởng mới (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)