Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH giải pháp ánh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH giải pháp ánh sáng phú mỹ hưng (Trang 29 - 34)

1.3.3 .Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến lợi nhuận của doanh nghiệp

2.1. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH giải pháp ánh

sáng Phũ Mỹ Hưng

2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam sau khủng hoảng

Kinh tế thế giới

Sau 5 năm khủng hoảng, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Các nền kinh tế lớn suy yếu, tỷ lệ tăng trưởng ở tất cả các nền kinh tế lớn đều thấp hơn xa so với mức từng đạt được trong giai đoạn 2007-2008, rõ ràng tỷ lệ tăng trưởng trước khủng hoảng cho đến nay vẫn chưa hề được thấy lại.

Tại Mỹ, 5 năm sau khủng hoảng tài chính, nền kinh tế số một thế giới vẫn chưa hồn tồn hồi phục. Đây là cuộc khủng hoảng có đà phục hồi chậm chạp nhất kể từ Đại suy thoái những năm 1930. Riêng năm 2009, 140 ngân hàng Mỹ bị xóa sổ, GDP nước này cũng tăng trưởng âm 2,8%. Cuộc chiến nâng trần nợ cơng năm 2011 cịn khiến Mỹ lần đầu tiên bị hạ xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, mãi đến thời gian gần đây, kinh tế Mỹ mới có một số dấu hiệu lạc quan. Nước này đã tăng trưởng 2,8% năm 2012, cao hơn thời kỳ tiền khủng hoảng năm 2006 (2,7%).

Trong khi đó, sau khi tun bố thốt khỏi suy thoái từ cuối năm 2009, châu Âu lại gần như ngay lập tức sa lầy vào cuộc khủng hoảng nợ công đã bước sang năm thứ 5. Một phần nguyên nhân bắt nguồn từ cơn địa chấn tài chính 2008. Các quốc gia tăng cường tung kích thích bằng các biện pháp tài khóa đã khiến thâm hụt ngân sách và nợ công tăng dần. Khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 2009 tại Hy Lạp, sau đó lan ra tồn khu vực đồng euro. Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Síp đã phải xin cứu trợ quốc tế để tránh vỡ nợ.

Nền kinh tế EU hiện vẫn nhỏ hơn 3 lần so với năm 2008. Khu vực này phải đạt được tăng trưởng bình qn ít nhất 2 - 3% trong 3 năm tới, nhưng điều đó gần như khơng khả quan.

Trái ngược với tình cảnh tại Mỹ và châu Âu, trong những năm đầu của cuộc khủng hoảng, khu vực Đơng Á – Thái Bình Dương lại là điểm sáng khi đóng góp tới 40% tăng trưởng GDP thế giới. Những nền kinh tế châu Á như Nhật Bản, Singapore hay Hong Kong (Trung Quốc) cũng thoát khỏi suy thoái tương đối sớm, vào nửa cuối năm 2009. Thậm chí, một số quốc gia trong nhóm nền kinh tế mới nổi (BRICS), như

Ấn Độ hay Trung Quốc chỉ bị giảm nhẹ tăng trưởng GDP trong hai năm 2008 và 2009, nhưng vẫn ở mức cao so với toàn cầu. Đặc biệt là Trung Quốc tăng 9,6% năm 2008 và 9,2% năm 2009.

Dù vậy, kinh tế Nhật Bản sau đó lại liên tiếp gặp vấn đề. Chưa giải quyết được tình trạng giảm phát liên tiếp trong gần hai thập kỷ, đầu năm 2011, Nhật lại khủng hoảng vì thảm họa kép động đất - sóng thần, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Nợ công của nước này hiện cũng cao nhất thế giới với 231% GDP.

Kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế thụt lùi

Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế tồn cầu với tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%.

Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vịng xốy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng. 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) nhưng tăng trưởng GDP đạt 5,42%, điều này sẽ dồn gánh nặng cho những năm tới nhằm đạt mục tiêu 7 - 7,5%.

Lạm phát biến động

Vấn đề luôn làm đau đầu các nhà quản lý 5 năm qua chính là kiểm sốt lạm phát, sau giai đoạn ưu tiên cho tăng trưởng và tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài. Đỉnh điểm của quá trình này là lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011. Giai đoạn này, nhiều tổ chức quốc tế bày tỏ mối quan ngại lạm phát cao làm xấu đi môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến giá trị tiền đồng.

Từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm sốt lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ quả như tăng trưởng tín dụng thấp, vốn đầu tư tồn xã hội suy giảm. Lạm phát thấp thời gian quá chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu. Sang đến năm 2013 tỷ lệ lạm phát giảm chỉ còn 6,04%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Đó là một dấu hiệu lạc quan về sự ổn định hơn trong nền kinh tế Việt Nam.

Vốn đầu tư toàn xã hội giảm sút

Suy thối kinh tế, thắt chặt đầu tư cơng để kiểm soát lạm phát dẫn tới tỷ lệ đầu tư trên GDP liên tục suy giảm 3 năm qua, xuống dưới 30% GDP trong nửa đầu năm 2013 so với mức trên 40% GDP trước đó. Thực tế này quá tệ hại với kinh tế Việt Nam vốn nhiều năm chỉ tăng trưởng dựa vào đầu tư.

Các giải pháp đưa ra thời gian qua như giãn, giảm thuế, cho vay hỗ trợ mua nhà, hay ngay cả chương trình xử lý nợ xấu phần nhiều cũng mang tính chất động viên tinh thần. Do vậy, chưa thể hy vọng sẽ có một sức bật lớn cho nền kinh tế bứt phá lúc này.

Sản xuất cơng nghiệp đình trệ, tồn kho lớn

Từ trước năm 2007, ngành công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh và được coi là trụ đỡ để tiến hành cơng nghiệp hóa xong vào năm 2020. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, lĩnh vực này đã có sự suy yếu dần do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm. Đến năm 2012, tăng trưởng nhóm ngành cơng nghiệp ở mức báo động khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dưới 5%. Nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như khai khoáng, chế tạo sắt thép lao đao, thể hiện qua những con số tồn kho cao của tồn ngành. Từ đó, Chính phủ đã phải đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng như hạ lãi suất, tạo điều kiện giảm hàng tồn kho cho công ty... Với hành động này, sản xuất công nghiệp của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013 đã nhích lên, song vẫn cịn ở mức rất thấp.

Sức mua suy yếu, tiêu thụ hàng hóa khó khăn

Trước khủng hoảng kinh tế, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng tới 31%, song khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người dân khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay, phản ánh sức cầu ngày càng đi xuống.

Thu hút vốn nước ngồi khó khăn

Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm kinh tế thế giới biến động đã giảm sút rõ rệt. Từ mức gần 72 tỷ USD năm 2008, đến nay trung bình cịn khoảng 13 tỷ USD mỗi năm. Bên cạnh đó, những trở ngại lớn trong lĩnh vực thu hút đầu tư cũng ngày càng bộc lộ như chất lượng lao dộng thấp, chính sách thu hút đầu tư còn nhiều điểm hạn chế, nạn tham nhũng…

2.1.2. Tổng quan tình hình kinh doanh của cơng ty TNHH giải pháp ánh sáng Phú Mỹ Hưng

Cơ cấu thị trường

Công ty hiện đang tiến hành hoạt động kinh doanh trên phạm vi các tỉnh phía Bắc, tập trung chủ yêu tại các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nam Định... Trong đó thành phố Hà Nội chiềm tỷ trọng lớn là 87,9% tổng doanh thu năm 2010 và 87% tổng doanh thu năm 2013, các thành phố còn lại chỉ chiếm có 12,1% năm 2010 và 13% năm 2013. Do sự chênh lệch về thu thập và thói quen tiêu dùng nên nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường là khác nhau. Thông qua biểu đồ về cơ cấu thị trường theo doanh thu của công ty cho biết được cụ thể hơn:

13 9.3 17.4 9.1 10.5 11.1 12.6 7.5 9.5 Năm 2013 TP khác Tây Hồ Cầu Giấy Từ Liêm Đống Đa Ba Đình Hồn Kiếm Thanh Trì Q.Huyện khác

Hình 2.1: Tỷ trọng doanh thu theo cơ cấu thị trường

(Đơn vị: %) (Nguồn: Bộ phận Hành chính - Kế tốn)

12.1 10.6 15.3 7.2 12.7 14.2 13.6 6.1 8.2 Năm 2010

Nhìn chung có thể thấy cơ cấu thị trường của cơng ty khơng có thay đổi nhiều. Chỉ là sự tăng giảm nhẹ trong cơ cấu của các thị trường Hà Nội. Trên thị trường Hà Nội thì nơi tiêu thụ sản phẩm lớn nhất năm 2010 cho đến năm 2013 vẫn là quận Cầu Giấy (17,4%), quận Hồn Kiếm (12,6%), quận Ba Đình (11,1%). Đây là những quận có mật độ dân số cao cũng là những vùng trọng điểm kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của thủ đơ. Thu nhập của người dân ở các quận này cao nên nhu cầu cũng sẽ lớn hơn các quận huyện khácn trong thành phố.

Các tỉnh ngoại thành do nhu cầu chưa cao nên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thị trường theo doanh thu. Từ năm 2010 sang đến năm 2013 thì cơ cấu thị trường khu vực ngoại thành có tăng lên đơi chút, huyện Thanh Trì năm 2010 là 6,1% cho đến năm 2013 là 7,5%, huyện Từ Liêm năm 2010 là 7,2% và tăng lên 9,1% năm 2013. Qua đây cho thấy được một phần hiệu quả các chính sách khai thác và mở rộng thị trường của công ty.

Cơ cấu sản phẩm

Bảng 2.1: Tỷ trọng doanh thu theo cơ cấu sản phẩm

Sản phấm Tỷ trọng doanh thu (%) 2010 2011 2012 2013 Giấy dán tường 46,99 50,51 59,55 57,71 Đèn chiếu sáng 24,18 20,25 14,49 15,62 Đèn sưởi 11,41 11,93 7,66 9,73 Thiết bị điện tử 7,45 7,24 7,67 7,61 Sản phẩm khác và hoạt động tài chính 9,97 10,07 10,63 9,33 (Nguồn: Bộ phận Hành chính - Kế tốn)

Sản phẩm giấy dán tường nhập khẩu từ nước ngoài vẫn là mặt hàng chủ lực đem lại nhiều doanh thu nhất cho công ty và ổn định theo từng năm và có xu hướng tăng cụ thể năm 2010 là 46,99%, năm 2013 là 57,71% tăng 10,72%.

Bên cạnh đó các sản phẩm như đèn chiếu sáng là sản phẩm được công ty tiến hành kinh doanh thường xuyên và giảm qua các năm trong thời kỳ này. Tỷ trọng doanh thu mặt hàng đèn chiếu sáng có xu hướng giảm với mức 24,18% năm 2010 giàm còn 15,62% năm 2013.

Tỷ trọng doanh thu của thiết bị đèn sưởi khơng có nhiều biến động. Đây là sản phẩm chủ lực của công ty, công ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên cung cấp sản phẩm này trên thị trường nội địa tuy nhiên chưa đem lại doanh thu lớn do tính mùa vụ của sản phẩm. Nhu cầu về thiết bị đèn sưởi ấm chỉ có vào mùa đơng và ở khu vực phía Bắc, mùa hề hầu như không thể kinh doanh sản phẩm này được.

Các hoạt động tài chính cũng góp phần đem lại doanh thu cho cơng ty có xu hướng tăng nhẹ. Đây là một hoạt động rất hữu hiệu đem lại lợi nhuận cao cho công ty để bù đắp các chi phí kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH giải pháp ánh sáng phú mỹ hưng (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)