.Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến doanhthu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH giải pháp ánh sáng phú mỹ hưng (Trang 26)

Thị trường, cơ cấu sản phẩm và sản lượng tiêu thụ

Trong thời kỳ suy thối, tồn bộ nền kinh tế đều khó khăn. Thu nhập thực tế của người dân thấp hơn rất nhiều so với trước suy thoái nên sức mua của giảm sút một cách nghiêm trọng. Điều này đã làm giảm lượng cầu hàng hóa gây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của doanh nghiệp. Hàng hóa cao cấp sẽ là những mặt hàng đầu tiên thuộc danh mục bị cắt giảm. Hàng tồn kho tăng lên, sản lượng tiêu thụ hàng hóa giảm, hơn thế nữa do sản xuất đình đốn, các doanh nghiệp sản xuất đều giảm lượng. Đó là những tác động của suy thối kinh tế làm các doanh nghiệp cũng phải thu nhỏ quy mô kinh doanh của mình, sản lượng bán hàng giảm tỷ lệ thuận với doanh thu của doanh nghiệp cũng giảm

Trong hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua các đại lý và cửa hàng phân phối cũng gặp rất nhiều khó khăn. Giá chiết khấu tăng cao, cầu tiêu dùng ít nên việc lựa chọn cắt giảm sản lượng kinh doanh sản xuất hay phải mất một khoản chi phí khá cao cho các kênh phân phối cần được cân nhắc kỹ càng. Thị trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, nếu doanh nghiệp khơng có những kế hoạch kịp thời thì thị phần kinh doanh của cơng ty sẽ giảm. Cơ cấu sản phẩm cũng có những thay đổi theo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Giá bán hàng

Bên cạnh sản lượng tiêu thụ giảm doanh nghiệp cũng chịu áp lực không nhỏ về giá bán. Áp lực này đến từ cả hai phía đó là tăng giá bán đối với doanh nghiệp và giảm giá bán đối với khách hàng. Đối với doanh nghiệp, vì giá đầu vào tăng lên để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cho cả quá trình tái sản xuất mở rộng, doanh nghiệp phải chịu áp lực không nhỏ là phải tăng giá bán. Đối với khách hàng, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, với nguồn ngân quỹ tăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kỳ trước. Vì vậy, để có thể bán được hàng hóa, doanh nghiệp phải giảm giá, đây là một áp lực rất lớn. Giá thành sản phẩm là một trong 2 nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới doanh thu. Giá thành giảm doanh thu bán hàng giảm và ngược lại.

Để giải quyết áp lực về giá bán trong thời kỳ suy thoái kinh tế, chiến lược ổn định giá bán được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Điều này được thể hiện thơng qua những chính sách hạn chế điều chỉnh giá bán, cố gắng duy trì ở mức trước thời kỳ suy thối. Giá bán được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng ngân quỹ chi tiêu của khách hàng chứ không phải là lợi nhuận mục tiêu hay tốc độ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu và giá vốn mua hàng.

1.3.2. Ảnh hưởng của suy thối kinh tế đến chi phí của doanh nghiệp

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ yếu tố cơ bản là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong kinh doanh cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí kinh doanh tương ứng: chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí mua hàng, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển, việc sử dụng lao động có các chi phí là tiền lương, tiền cơng, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn... trong đó chiếm phần lớn là chi phí mua hàng.

Suy thoái kinh tế diễn ra, tác động đến mọi mặt của kinh tế xã hội. Việc chính phủ áp dụng các chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền và kiềm chế lạm phát ảnh hưởng nhiều đến chi phi vay vốn của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay biến đổi khó lường, tình trạng nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, nguồn vốn cho vay của các ngân hàng cũng trở lên eo hẹp, gây khó khăn cho quá trình huy động vốn và vay vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này tác động đến chi phí vay vốn và chi phí huy động vốn của doanh nghiệp.

Sự biến đổi liên tục của thị trường hàng hóa trên thế giới dựa theo sự suy giảm hay tăng lên của tổng cung sẽ làm thay đổi giá cả hàng hóa. Điều này ảnh hưởng đến chi phí mua hàng của doanh nghiệp. Giá hàng hóa tăng nhanh đồng nghĩa với chi phí mua hàng lớn hơn. Bên cạnh đó giá điện, xăng dầu, giá nhập khẩu máy móc… đều tăng khiến chi phí để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản lưu trữ… tăng nhanh và tăng nhanh hơn giá thành sản phẩm, làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả.

Chi phí là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tiến hành xác định giá bán sản phẩm của mình, sao cho việc xác định mức giá đó là hợp lý và đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, đây cũng là chỉ tiêu trong việc lựa chọn phương án đầu tư của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu: hiệu quả cao – chi phí thấp. Chi phí là một trong những căn cứ cơ bản nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giữa các kỳ với nhau hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Giải quyết vấn đề chi phí thực sự là bài tốn hóc búa với doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường chọn giải pháp thay đổi cơ cấu sản xuất, cắt giảm chi phí có thể để tấp trung vào mục tiêu duy trì lợi nhuận.

1.3.3. Ảnh hưởng của suy thối kinh tế đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ suy thối trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút, các khoản chi phí để hoạt động kinh doanh tăng lên nhanh chóng. Từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp bị đi

xuống rất nhiều. Các chỉ tiêu do lường hiệu quả kinh doanh: tỷ suất lợi nhuận, ROA, ROE, ROI… đều giảm cho thấy việc sử dụng không hiệu quả vốn kinh doanh cũng như nguồn lao động. Nguên nhân của tình trạng này là xuất phát từ mơi trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp và sự suy thối của tồn bộ nền kinh tế thế giới và trong nước.

Bên cạnh lợi nhuận từ hoạt động sản xuất bán hàng doanh nghiệp có thêm các khoản lợi nhuận tài chính. Tuy nhiên trong giai đoạn suy thối, nguồn vốn bi hạn hẹp và mơi trường đầu tư tài chính có rất nhiều rủi ro. Doanh nghiệp khơng có được các nguồn vốn tạm thời để đầu tư vào các hoạt động tài chính ngắn hạn như chứng khốn, cổ phiếu… để thu lợi nhuận nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng giảm.

Một doanh nghiệp có thể có các mục tiêu khác nhau như tối đa hoá lợi nhuận hiện hành dẫn đầu về thị phần, dẫn đầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại trên thị trường. Trong giai đoạn khó khăn kinh tế này thì mục tiêu lợi nhuận khơng phải là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu khơng có lợi nhuận đủ để bù đắp các chi phí cố định và chi phí hoạt động kinh doanh sẽ gây thua lỗ. Việc cân đối giữa chi phí và doan thu luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp. Để đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận hợp lý đối với nhà đầu tư cũng như cho quá trình tái sản xuất, doanh nghiệp đã lựa chọn những sách lược nhằm giảm chi phí sản xuất thơng qua việc bố trí hợp lý q trình sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm hợp lý, lập kế hoạch sản xuất linh hoạt và điều chỉnh lại lợi nhuận mục tiêu hợp lý hơn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THỐI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY TNHH GIẢI PHÁP ÁNH SÁNG PHÚ MỸ

HƯNG

2.1. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH giải pháp ánhsáng Phũ Mỹ Hưng sáng Phũ Mỹ Hưng

2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam sau khủng hoảng

Kinh tế thế giới

Sau 5 năm khủng hoảng, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Các nền kinh tế lớn suy yếu, tỷ lệ tăng trưởng ở tất cả các nền kinh tế lớn đều thấp hơn xa so với mức từng đạt được trong giai đoạn 2007-2008, rõ ràng tỷ lệ tăng trưởng trước khủng hoảng cho đến nay vẫn chưa hề được thấy lại.

Tại Mỹ, 5 năm sau khủng hoảng tài chính, nền kinh tế số một thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Đây là cuộc khủng hoảng có đà phục hồi chậm chạp nhất kể từ Đại suy thoái những năm 1930. Riêng năm 2009, 140 ngân hàng Mỹ bị xóa sổ, GDP nước này cũng tăng trưởng âm 2,8%. Cuộc chiến nâng trần nợ cơng năm 2011 cịn khiến Mỹ lần đầu tiên bị hạ xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, mãi đến thời gian gần đây, kinh tế Mỹ mới có một số dấu hiệu lạc quan. Nước này đã tăng trưởng 2,8% năm 2012, cao hơn thời kỳ tiền khủng hoảng năm 2006 (2,7%).

Trong khi đó, sau khi tun bố thốt khỏi suy thối từ cuối năm 2009, châu Âu lại gần như ngay lập tức sa lầy vào cuộc khủng hoảng nợ công đã bước sang năm thứ 5. Một phần nguyên nhân bắt nguồn từ cơn địa chấn tài chính 2008. Các quốc gia tăng cường tung kích thích bằng các biện pháp tài khóa đã khiến thâm hụt ngân sách và nợ công tăng dần. Khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 2009 tại Hy Lạp, sau đó lan ra tồn khu vực đồng euro. Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Síp đã phải xin cứu trợ quốc tế để tránh vỡ nợ.

Nền kinh tế EU hiện vẫn nhỏ hơn 3 lần so với năm 2008. Khu vực này phải đạt được tăng trưởng bình qn ít nhất 2 - 3% trong 3 năm tới, nhưng điều đó gần như khơng khả quan.

Trái ngược với tình cảnh tại Mỹ và châu Âu, trong những năm đầu của cuộc khủng hoảng, khu vực Đơng Á – Thái Bình Dương lại là điểm sáng khi đóng góp tới 40% tăng trưởng GDP thế giới. Những nền kinh tế châu Á như Nhật Bản, Singapore hay Hong Kong (Trung Quốc) cũng thoát khỏi suy thoái tương đối sớm, vào nửa cuối năm 2009. Thậm chí, một số quốc gia trong nhóm nền kinh tế mới nổi (BRICS), như

Ấn Độ hay Trung Quốc chỉ bị giảm nhẹ tăng trưởng GDP trong hai năm 2008 và 2009, nhưng vẫn ở mức cao so với toàn cầu. Đặc biệt là Trung Quốc tăng 9,6% năm 2008 và 9,2% năm 2009.

Dù vậy, kinh tế Nhật Bản sau đó lại liên tiếp gặp vấn đề. Chưa giải quyết được tình trạng giảm phát liên tiếp trong gần hai thập kỷ, đầu năm 2011, Nhật lại khủng hoảng vì thảm họa kép động đất - sóng thần, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Nợ công của nước này hiện cũng cao nhất thế giới với 231% GDP.

Kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế thụt lùi

Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%.

Từ khi khủng hoảng kinh tế tồn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vịng xốy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng. 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) nhưng tăng trưởng GDP đạt 5,42%, điều này sẽ dồn gánh nặng cho những năm tới nhằm đạt mục tiêu 7 - 7,5%.

Lạm phát biến động

Vấn đề luôn làm đau đầu các nhà quản lý 5 năm qua chính là kiểm sốt lạm phát, sau giai đoạn ưu tiên cho tăng trưởng và tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài. Đỉnh điểm của quá trình này là lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011. Giai đoạn này, nhiều tổ chức quốc tế bày tỏ mối quan ngại lạm phát cao làm xấu đi môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến giá trị tiền đồng.

Từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm sốt lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ quả như tăng trưởng tín dụng thấp, vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm. Lạm phát thấp thời gian quá chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu. Sang đến năm 2013 tỷ lệ lạm phát giảm chỉ còn 6,04%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Đó là một dấu hiệu lạc quan về sự ổn định hơn trong nền kinh tế Việt Nam.

Vốn đầu tư toàn xã hội giảm sút

Suy thối kinh tế, thắt chặt đầu tư cơng để kiểm soát lạm phát dẫn tới tỷ lệ đầu tư trên GDP liên tục suy giảm 3 năm qua, xuống dưới 30% GDP trong nửa đầu năm 2013 so với mức trên 40% GDP trước đó. Thực tế này quá tệ hại với kinh tế Việt Nam vốn nhiều năm chỉ tăng trưởng dựa vào đầu tư.

Các giải pháp đưa ra thời gian qua như giãn, giảm thuế, cho vay hỗ trợ mua nhà, hay ngay cả chương trình xử lý nợ xấu phần nhiều cũng mang tính chất động viên tinh thần. Do vậy, chưa thể hy vọng sẽ có một sức bật lớn cho nền kinh tế bứt phá lúc này.

Sản xuất công nghiệp đình trệ, tồn kho lớn

Từ trước năm 2007, ngành công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh và được coi là trụ đỡ để tiến hành cơng nghiệp hóa xong vào năm 2020. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, lĩnh vực này đã có sự suy yếu dần do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm. Đến năm 2012, tăng trưởng nhóm ngành cơng nghiệp ở mức báo động khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dưới 5%. Nhiều ngành cơng nghiệp chủ chốt như khai khống, chế tạo sắt thép lao đao, thể hiện qua những con số tồn kho cao của tồn ngành. Từ đó, Chính phủ đã phải đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng như hạ lãi suất, tạo điều kiện giảm hàng tồn kho cho công ty... Với hành động này, sản xuất công nghiệp của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013 đã nhích lên, song vẫn cịn ở mức rất thấp.

Sức mua suy yếu, tiêu thụ hàng hóa khó khăn

Trước khủng hoảng kinh tế, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng tới 31%, song khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người dân khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay, phản ánh sức cầu ngày càng đi xuống.

Thu hút vốn nước ngồi khó khăn

Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm kinh tế thế giới biến động đã giảm sút rõ rệt. Từ mức gần 72 tỷ USD năm 2008, đến nay trung bình cịn khoảng 13 tỷ USD mỗi năm. Bên cạnh đó, những trở ngại lớn trong lĩnh vực thu hút đầu tư cũng ngày càng bộc lộ như chất lượng lao dộng thấp, chính sách thu hút đầu tư cịn nhiều điểm hạn chế, nạn tham nhũng…

2.1.2. Tổng quan tình hình kinh doanh của cơng ty TNHH giải pháp ánh sáng Phú Mỹ Hưng

Cơ cấu thị trường

Công ty hiện đang tiến hành hoạt động kinh doanh trên phạm vi các tỉnh phía Bắc, tập trung chủ yêu tại các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phịng, Vĩnh Phúc, Nam Định... Trong đó thành phố Hà Nội chiềm tỷ trọng lớn là 87,9% tổng doanh thu năm

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH giải pháp ánh sáng phú mỹ hưng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)