Các ảnh hưởng của suy thoái kinhtế tới hoạt động kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xuất nhập khẩu xây dựng việt nam (Trang 26 - 29)

6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.3. Các ảnh hưởng của suy thoái kinhtế tới hoạt động kinh doanh của doanh

nhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhập trong kỳ.

1.3. Các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp. nghiệp.

1.3.1. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới nguồn vốn của doanh nghiệp.

Hiện nay, ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề về nguồn vốn kinh doanh.Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng có thể là vốn tự có, vốn vay ngân hàng hoặc của các tổ chức tín dụng khác.Nhưng phần lớn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp là vốn vay ngân hàng.Sự biến đổi lãi suất cho vay trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Suy thoái kinh tế đã tác động lớn đến hệ thống ngân hàng, gây ra tình trạng doanh nghiệp đói vốn nhưng ngân hàng vẫn ôm tiền không cho vay. Mặc dù các ngân hàng tung ra đủ các chiêu trị, có khi cịn hạ lãi suất xuống mức trần nhưng các doanh nghiệp vẫn dửng dưng là vì một số doanh nghiệp đang phải loay hoay vật lộn với nợ cũ còn một số khác thì khơng mặn mà vì hoạt động kinh doanh gặp khó khăn do kinh tế suy giảm. Có rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đói vốn trầm trọng, có nguy cơ phá sản nhưng lại khơng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.Lãi suất giảm có thể giúp doanh nghiệp vực dậy được trong khủng hoảng kinh tế nhưng nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn lãi suất thấp mà vẫn phải chịu mức lãi suất 15-16%. Trong khi đó, do có nhiều doanh nghiệp phá sản nên tình trạng nợ xấu của các ngân hàng tăng cao đến mức báo động, các ngân hàng thà ế tiền còn hơn là cho vay với độ rủi ro cao. Các ngân hàng đặt ra các điều kiện cho vay rất khắt khe để đảm bảo khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì đến tài sản thế chấp cũng là một vấn đề chứ chưa nói đến các điều kiện ngân hàng đưa ra.

1.3.2. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến giá nhập, giá bán sản phẩm.

Suy thoái kinh tế làm cho nền kinh tế biến động khó lường, nền kinh tế lúc thì rơi vào tình trạng lạm phát, lúc thì rơi vào tình trạng thiểu phát hay giảm phát. Từ năm 2006- 2009, giá nguyên vật liệu liên tục tăng theo chỉ số giá. Về mức độ tăng giá, phần lớn mức từ 10-20% chiếm khoảng hơn 50% doanh nghiệp được điều tra. Nguyên vật liệu tăng giá làm cho giá thành sản phẩm tăng theo và dẫn đến giá nhập sản phẩm của các doanh nghiệp thương mại tăng.

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ yếu tố cơ bản là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong kinh doanh cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí kinh doanh tương ứng: chi phí về khấu hao tài sản cố định; chiếm phần lớn là chi phí mua hàng, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển; việc sử dụng lao động có các chi phí là tiền lương, tiền cơng, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn... Do đó, nếu khơng có chi phí thì doanh nghiệp khơng thể tồn tại và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh được. Chi phí thì khơng ngừng tăng do tăng giá điện, giá xăng và chi phí quản lý nên doanh nghiệp thương mại buộc phải tăng giá bán sản phẩm. Nhưng trong tình trạng suy thối, cầu của người dân thấp mà tăng giá nhiều thì khơng bán được sản phẩm nên dù chi phí có tăng nhưng các doanh nghiệp khơng dám tăng giá nhiều.

1.3.3. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Trong thời kỳ suy thối, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn quan trọng nhất đó là sức mua của thị trường giảm sút một cách nghiêm trọng. Điều này đã làm giảm lượng cầu gây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của doanh nghiệp.Đây có thể cịn là tác động lớn nhất của suy thoái kinh tế tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, hàng tồn kho tăng lên, sản lượng tiêu thụ hàng hóa giảm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chịu áp lực không nhỏ về giá bán. Áp lực này đến từ cả hai phía đó là tăng giá bán đối với doanh nghiệp và giảm giá bán đối với khách hàng. Đối với doanh nghiệp, vì giá đầu vào tăng lên để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cho cả quá trình tái sản xuất mở rộng, doanh nghiệp phải chịu áp lực không nhỏ là phải tăng giá bán.Đối với khách hàng, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, với nguồn ngân quỹ tăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kỳ trước.Vì vậy, để có thể bán được hàng hóa, doanh nghiệp phải giảm giá, đây là một áp lực rất lớn. Giá bán của hàng hóa là một trong những nhân tố quyết định doanh thu của doanh nghiệp.

Để giải quyết áp lực về giá bán trong thời kỳ suy thoái kinh tế, chiến lược ổn định giá bán được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Điều này được thể hiện thơng qua những chính sách hạn chế điều chỉnh giá bán, cố gắng duy trì ở mức trước thời kỳ suy thối hoặc tăng khơng đáng kể. Giá bán được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng ngân quỹ chi tiêu của khách hàng chứ không phải là lợi nhuận mục tiêu hay tốc độ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu và .Để đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận hợp lý đối với nhà đầu tư cũng như cho quá trình tái sản xuất, doanh nghiệp đã lựa chọn những sách lược nhằm giảm chi phí sản xuất thơng qua việc bố trí hợp lý q trình sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm hợp lý, lập kế hoạch sản xuất linh hoạt và điều chỉnh lại lợi nhuận mục tiêu hợp lý hơn.

Suy thoái kinh tế diễn ra, tác động đến mọi mặt của kinh tế xã hội.Mặc dù chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp như giảm lãi suất, gia hạn

thuế nhưng rất nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn vay lãi thấp mà phải chấp nhận vay ở mức lãi cao để hoạt động kinh doanh làm tăng chi phí kinh doanh. Doanh nghiệp vẫn phải mất chi phí quản lý, lương nhân viên…trong khi khơng tiêu thụ được sản phẩm, tức là doanh thu giảm mà chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.

1.3.4. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến cơ cấu mặt hàng, thị trường tiêu thụ và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

- Cơ cấu mặt hàng: suy thoái kinh tế làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng của người dân. Do suy thoái mà người dân tiết kiện chi tiêu, chỉ tiêu dùng cho những sản phẩm cần thiết và ít chi tiêu cho những sản phẩm xa xỉ, đắt tiền. Cơ cấu mặt hàng có sự thay đổi theo hướng tăng những mặt hàng giá thấp và trung bình, giảm mặt hàng giá cao.

- Thị trường tiêu thụ: do suy thoái kinh tế mà cầu của người dân giảm, doanh thu của các thị trường giảm và cơ cấu thị trường cũng thay đổi. Các doanh nghiệp thường đưa hàng về khu vực nông thôn để tiêu thụ. Khu vực nông thôn và miền núi là khu vực thị trường mới, sức mua cao nên có thể cứu vớt được các doanh nghiệp trong tình trạng thị trường thành thị và nước ngồi có sức mua ảm đạm. Vì vậy, cơ cấu thị trường thay đổi theo hướng tăng thị phần nông thôn, miền núi và giảm thị phần ở thành thị.

- Mở rộng thị trường: chi phí tăng cao mà các doanh nghiệp khơng dám tăng giá cao vì sợ giảm sức mua trong tình trạng suy thối. Vì vậy, các doanh nghiệp thường chọn cách tối giảm chi phí và khơng mở rộng thị trường kinh doanh. Xoay vòng vốn kém cùng với sự khan hiếm về vốn không cho phép doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh mà chỉ cầm cự ở những mảng thị trường tiêu thụ sẵn có, khơng mất thêm chi phí đầu tư. Và tiền vốn hiện có sẽ tập trung vào duy trì hoạt động kinh doanh trong thời kỳ suy thối kinh tế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THỐI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ

XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xuất nhập khẩu xây dựng việt nam (Trang 26 - 29)