6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến suy thoái kinhtế và hoạt
2.1.1.2. Suy thoái kinhtế Việt Nam giai đoạn 2011-2013
Suy thối kinh tế ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội. Phạm vi ảnh hưởng của nó là tồn thế giới và Việt Nam cũng khơng tránh khỏi được ảnh hưởng của cuộc suy thối tồn cầu. Suy thối kinh tế ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đầu năm 2011, nợ xấu bắt đầu tăng nhanh và đến năm 2012, nợ xấu trở nên nhức nhối khi vượt quá 3% và hiện nay vẫn chưa thấy một sự dịu bớt rõ ràng và bền vững. Chính vì thế mà tình trạng thừa tiền thiếu vốn vẫn cịn cịn kéo dài, rất nhiều doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh đang đứng trên bờ vực phá sản làm tăng trưởng kinh tế giảm sút. Lạm phát biến động
Vấn đề luôn làm đau đầu các nhà quản lý 5 năm qua chính là kiểm sốt lạm phát, sau giai đoạn ưu tiên cho tăng trưởng và tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài. Đỉnh điểm của quá trình này là lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011. Giai đoạn này, nhiều tổ chức quốc tế bày tỏ mối quan ngại lạm phát cao làm xấu đi môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến giá trị tiền đồng.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00% Chỉ số giá tiêu dùng
Hình 2.1. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng 2011-2013
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể là năm 2012 giảm 9,37% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 2,61% so với năm 2012. Nguyên nhân là từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm sốt lạm phát và ln đặt mục tiêu này lên hàng đầu. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ quả như tăng trưởng tín dụng thấp, vốn đầu tư tồn xã hội suy giảm. Lạm phát thấp thời gian quá chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu.
Tỷ lệ thất nghiệp
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%. Trong đó khu vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71%. Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 1,99%, giảm so với mức 2,27% năm 2011. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%. Theo báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2,2%, tăng đáng kể so với mức 1,96% của năm 2012. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng ở các khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính 2,77%, tăng 0,03% so với năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 ước tính 6,38% cịn từ 25 tuổi trở lên ước tính là 1,21%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96.3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước. Năm 2012 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2011 và nhập khẩu hàng hóa đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2011. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012 (Kim ngạch nhập khẩu năm 2011 tăng 25,8%; năm 2012 tăng 6,6%). Trong năm 2013, kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 56,8 tỷ USD, tăng 5,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 74,5 tỷ USD, tăng 24,2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 tăng 18,3% so với năm 2012.
Vốn đầu tư tồn xã hội giảm sút
Suy thối kinh tế, thắt chặt đầu tư cơng để kiểm sốt lạm phát dẫn tới tỷ lệ đầu tư trên GDP liên tục suy giảm 3 năm qua, xuống dưới 30% GDP trong nửa đầu năm 2013 so với mức trên 40% GDP trước đó. Thực tế này quá tệ hại với kinh tế Việt Nam vốn nhiều năm chỉ tăng trưởng dựa vào đầu tư.
Các giải pháp đưa ra thời gian qua như giãn, giảm thuế, cho vay hỗ trợ mua nhà, hay ngay cả chương trình xử lý nợ xấu phần nhiều cũng mang tính chất động viên tinh thần. Do vậy, chưa thể hy vọng sẽ có một sức bật lớn cho nền kinh tế bứt phá lúc này.
Sản xuất cơng nghiệp đình trệ, tồn kho lớn
Từ trước năm 2007, ngành công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh và được coi là trụ đỡ để tiến hành cơng nghiệp hóa xong vào năm 2020. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, lĩnh vực này đã có sự suy yếu dần do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm. Đến năm 2012, tăng trưởng nhóm ngành cơng nghiệp ở mức báo động khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dưới 5%. Nhiều ngành cơng nghiệp chủ chốt như khai khống, chế tạo sắt thép lao đao, thể hiện qua những con số tồn kho cao của tồn ngành. Từ đó, Chính phủ đã phải đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng như hạ lãi suất, tạo điều kiện giảm hàng tồn kho cho công ty... Với hành động này, sản xuất công nghiệp của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013 đã nhích lên, song vẫn cịn ở mức rất thấp.
Sức mua suy yếu, tiêu thụ hàng hóa khó khăn
Trước khủng hoảng kinh tế, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng tới 31%, song khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người dân
khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay, phản ánh sức cầu ngày càng đi xuống.
Thu hút vốn nước ngồi khó khăn
Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm kinh tế thế giới biến động đã giảm sút rõ rệt. Từ mức gần 72 tỷ USD năm 2008, đến nay trung bình cịn khoảng 13 tỷ USD mỗi năm. Bên cạnh đó, những trở ngại lớn trong lĩnh vực thu hút đầu tư cũng ngày càng bộc lộ như chất lượng lao dộng thấp, chính sách thu hút đầu tư còn nhiều điểm hạn chế, nạn tham nhũng.
Tăng trưởng kinh tế giảm
Bảng 2.2.Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013 (%)
GDP Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng số 5,89 5,03 5,42
Phân theo KV kinhtế
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,00 2,72 2,67
Công nghiệp và xây dựng 5,53 4,52 5,43
Dịch vụ 6,99 6,42 6,56 Phân theo quý trong năm Quý I 5,57 4,64 4,76 Quý II 5,68 4,80 5,00 Quý III 6,07 5,05 5,54 Quý IV 6,10 5,44 6,04 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Ta thấy, tốc độ tăng GDP năm 2011 là cao nhất trong ba năm ( 5,89%) với tốc độ tăng trưởng thấp nhất là quý I (5,57%) và cao nhất vào quý IV là 6,10%. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP là 5,03%, thấp nhất trong ba năm và giảm so với năm 2011 là 0,86%. Tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 4,64% vào quý I sau đó đến quý II, quý III và cao nhất vào qúy IV là 5,44%. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Năm 2013, do kinh tế tồn cầu có sự phục hồi nên nền kinh tế Việt Nam cũng có khởi sắc. Tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 5,42%, tăng so với năm 2012 là 0,39% nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với trước suy thoái. Tăng trưởng thấp nhất vào quý I (4,76%) và cao nhất vào quý IV với tốc độ tăng trưởng 6,04%.
Trong các khu vực thì dịch vụ đóng góp vào tăng trưởng GDP nhiều nhất rồi đến công nghiệp và xây dựng, cuối cùng là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tăng trưởng GDP khu vực dịch vụ năm 2012 là 6,42%, giảm 0,57% so với năm 2011. Năm 2013 là 6,56%, tăng 0,14% so với năm 2012. Khu vực Công nghiệp và xây dựng năm 2012 tăng trưởng GDP là 4,52%, giảm 1,01% so với năm 2011. Năm 2013 là 5,43%, tăng 0,91% so với năm 2012. Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản liên tục giảm. Năm 2012, tốc độ tăng GDP là 2,72%, giảm so với năm 2011 là 1,28% và năm 2013 là 2,67%, giảm so với năm 2012 là 0,05%. Tóm lại, tốc độ tăng trưởng của các khu vực năm 2012 đều giảm so với năm 2011. Năm 2013, có hai khu vực là dịch vụ, công nghiệp và xây dựng tăng so với năm 2012 và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn giảm so với năm 2012.