.Quy mô thị trường và thị phần

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xuất nhập khẩu xây dựng việt nam (Trang 35 - 38)

TP Hồ Chí Minh TP Hà Nội Hưng n Bắc Ninh Các tỉnh khác

Hình 2.3. Cơ cấu thị trường của Công ty năm 2013

(Nguồn: Phịng kinh doanh)

Sản phẩm của cơng ty bán ở trên rất nhiều thị trường nhưng chủ yếu là 5 thị trường chính TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Các thị trường khác chiếm thị phần rất nhỏ (4,03% ) doanh thu của Công ty. Dẫn đầu doanh thu là thị trường TP Hà Nội với 36,23% doanh thu, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh với 21,55%, Bắc Ninh 19,99%, Hưng n 18,20%. Các thị trường chính có sự chênh lệch về doanh thu không nhiều. Nơi cao nhất là Hà Nội cũng chỉ cách nơi thấp nhất là Hưng Yên 18.03%. TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bắc Ninh chênh nhau không đáng kể. Điều này cho thấy doanh nghiệp hầu như tập trung kinh doanh ở bốn thị trường chính này và phân bố đồng đều giữa các thị trường.

2.1.3. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

2.1.3.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

 Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh

 Mơi trường văn hóa, xã hội.

Dân số và cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hiện nay dân số nước ta là 90 triệu người, rất đông đúc với mật độ dân số cao nên nhu cầu của người dân cũng nhiều. Cơ cấu dân số Việt nam hiện nay là cơ cấu dân số vàng với người thuộc độ tuổi lao động cao mà nhu cầu xây nhà hầu hết thuộc độ tuổi này nên cầu về sản phẩm gạch cũng cao.

Thu nhập của người dân nước ta thấp nên phần lớn tiêu dùng hàng hóa có giá thấp và trung bình. Cơng ty đang kinh doanh các loại sản phẩm gạch và thiết bị vệ sinh có giá trung bình nên phù hợp với khả năng thanh tốn của người dân. Bên cạnh thu nhập thì văn hóa cũng quyết định rất nhiều đến nhu cầu người dân. Hiện nay, người dân có nhu cầu tiêu dùng gạch lát có chứa hoa văn và màu sắc theo kiểu văn hóa phương tây để tạo cho ngơi nhà sự sang trọng, quý phái. Thị hiếu này của người tiêu dùng gây khó khăn cho Cơng ty vì Cơng ty nhập hàng Việt Nam mà mẫu mã hàng Việt thì chưa đa dạng và phong phú nên chưa đáp ứng được nhu cầu người dân.

 Mơi trường chính trị, pháp luật.

Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định nên việc kinh doanh của Công ty cũng gặp nhiều thuận lợi. Nhưng về hệ thống pháp luật hiện nay của chúng ta cịn chưa hồn thiện, quản lý hàng hóa cịn lỏng lẻo và xử phạt chưa nghiêm minh nên tình trạng bn lậu cịn nhiều gây ảnh hưởng đến cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Đặc biệt là tình trạng bn lậu gạch từ trung quốc gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp buôn bán gạch ở Việt Nam.

 Môi trường kinh tế và công nghệ

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Như đã tìm hiểu ở mục 2.1.1.2 ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 giảm mạnh xuống còn 5,03%, thấp nhất trong ba năm và giảm so với năm 2011 là 0,86%. Do kinh tế suy giảm mà cầu về sản phẩm gạch, thiết bị vệ sinh giảm nên hoạt động kinh doanh của Cơng ty gặp khó khăn. Năm 2013, kinh tế có sự tăng trưởng hơn, tăng 0,39% so với năm 2012 làm tăng cầu dẫn đến hoạt doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn.

- Lãi suất: Lãi suất hiện nay càng ngày càng giảm tác động tích cực đến cả người tiêu dùng và Cơng ty. Lãi suất thấp thì Cơng ty giảm được chi phí, tăng lợi nhuận cịn người tiêu dùng vay được tiền với lãi suất thấp để tiêu dùng nên cầu hàng hóa tăng dẫn đến hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả.

- Biến động giá cả: Giá cả các yếu tố đầu vào như lao động, nguyên liệu sản suất, chi phí vận chuyển tăng làm giá nhập hàng tăng buộc Công ty phải tăng giá bán. Điều này tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty bởi vì giá tăng trong thời kỳ suy thoái sẽ làm cầu của người dân giảm.

- Lạm phát: Lạm phát hiện nay đã được kiềm chế, năm 2013 chỉ tăng 6,04% thấp nhất trong 10 năm qua. Lạm phát giảm làm cho đồng nội tệ có giá, người dân khơng lo ngại tiền bị mất giá trong tương lai và tiền lương thực tế sẽ tăng dẫn đến nhu cầu của người dân sẽ tăng. Nhưng lạm phát xuống quá thấp thì lại là biểu hiện của nền kinh tế tăng trưởng kém nên nó có thể tác động tốt hoặc xấu đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các chính sách vĩ mơ của nhà nước: Từ năm 2011-2013, nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng để kiềm chế lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô.Theo nghị quyết số 01/NQ-CP và nghị quyết số 13/NQ- CP năm 2012 của chính phủ, các nghị quyết phiên họp Chính Phủ thường kỳ và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành các cơng cụ, chính sách tiền tệ chủ động , linh hoạt, hiệu quả, tiếp tục điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp. Nhà nước thực hiện chính sách tài khóa chi tiết kiệm, hiệu quả và miễm giảm, gia hạn một số

loại thuế để giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Nhờ vậy mà Công ty tiếp cận được với nguồn vốn vay với lãi suất thấp, không phải nộp thuế thu nhập Công ty và được ra hạn nộp một số loại thuế để giúp Công ty vượt qua thời kỳ suy thoái, phục hồi hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xuất nhập khẩu xây dựng việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)