6. Kết cấu của khóa luận
2.2. Phân tích thực trạng về ảnh hưởng của biến động TGHĐ đến hoạt động xuất khẩu
2.2.2. Thực trạng ảnh hưởng của TGHĐ và biến động TGHĐ đến hoạt động xuất khẩu
của công ty TNHH may Đồng Tâm
a. Tác động đến chi phí sản xuất
Qua số liệu ở bảng 2.1, ta có thể thấy, chi phí của cơng ty trong giai đoạn từ 2009 – 2012 có xu hướng tăng lên. Chi phí sản xuất hàng may mặc của cơng ty TNHH may Đồng Tâm nói riêng và các cơng ty sản xuất hàng may mặc nói chung đều bao gồm các khoản
sau: chi phí về nhân cơng, chi phí về ngun liệu, chi phí máy móc…Cơ cấu chi phí sản xuất của cơng ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu chi phí của cơng ty giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chi phí 2009 2010 2011 2012
Chi phí ngun liệu 1,13 1.15 1.65 2.25
Chi phí máy móc 2.12 2.14 2.74 3.44
Chi phí nhân cơng 1.02 1.03 1.43 1.93
Chi phí khác 0.23 0.24 0.34 0.54
Tổng chi phí 4.5 5.1 6.7 8.7
Nguồn: Phịng kế tốn tài chính
Từ bảng cơ cấu chi phí của cơng ty, có thể thấy chi phí ngun liệu và chi phí máy móc là hai khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây cũng chính là khoản chi phí chịu nhiều ảnh hưởng của biến động tỷ giá nhất. Đối với chi phí nhân cơng, do cơng ty chi trả tiền lương bằng VND nên chi phí nhân cơng khơng chịu tác động của biến động TGHĐ.
Để có thể thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của biến động TGHĐ đến chi phí của cơng ty, ta xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá hối đối và chi phí được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.4: Mối quan hệ giữa tỷ giá và chi phí của cơng ty giai đoạn 2009 - 2012
Nguồn: Phòng kế tốn – tài chính
Qua biểu đồ, ta thấy khi tỷ giá VND/USD tăng lên thì chi phí của cơng ty cũng tăng lên. Năm 2009, áp lực giảm giá đồng nội tệ vẫn duy trì, cộng với CCTM của VN thâm hụt mạnh đã làm cho thị trường ngoại hối càng trở nên căng thẳng, người dân chuyển sang
nắm giữ USD, làm cho cung về USD khan hiếm và càng làm cho tỷ giá VND/USD càng tăng lên. Điều này làm cho chi phí sản xuất của cơng ty đạt 4,5 tỷ trong đó chi phí ngun liệu chiếm 1,13 tỷ, chi phí máy móc chiếm 2,12 tỷ. Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD cho các ngân hàng thương mại để cho vay trên thị trường. Điều này làm tỷ giá VND/USD tăng mạnh trong năm 2010. Chi phí trong năm 2010 tăng lên 5,1 tỷ. Đến năm 2011, tỷ giá tăng từ mức 18,932đồng/USD đến 20,828 đồng/USD vào cuối năm đẩy chi phí sản xuất của cơng ty tăng lên 6.7 tỷ. Năm 2012, tỷ giá có xu hướng ổn định, ảnh hưởng ít đến chi phí. Tuy nhiên trong năm 2012, cơng ty mua thêm nhiều eedmáy móc và mở rộng quy mơ sản xuất nên chi phí vẫn tăng ở mức 8.7 tỷ.
b. Tác động đến doanh thu
Như phần trên đã phân tích, doanh thu của công ty qua các năm đều tăng lên, nhưng mức độ tăng giữa các năm là khác nhau. Đối với công ty TNHH may Đồng Tâm là một công ty sản xuất hàng may mặc thì doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu mà công ty đạt được.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Kim ngạch xuất khẩu So sánh phần trăm so với năm trước % tăng hoặc giảm
2009 7,5 - -
2010 8,05 107,7% +7,7%
2011 11,5 142,8% +42,8%
2012 15,3 133,04% +33,04%
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu
Để thấy rõ sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến doanh thu của công ty, ta xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá và kim ngạch xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2009 – 2012. Mối quan hệ này được thể hiện ở biểu đồ sau:
Nguồn: Phịng kế tốn – tài chính
Qua biểu đồ, ta thấy tỷ giá và kim ngạch xuất khẩu của cơng ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Năm 2009, công ty đã đạt được kim ngạch xuất khẩu là 7.5 tỷ khi Chính phủ thực hiện gói kích cầu bằng cách NHTM áp dụng chương trình vay vốn được bù 4% lãi suất. Năm 2010, khi NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ xuống, tỷ giá hối đoái tăng lên tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của công ty, làm kim ngạch xuất khẩu tăng 7,7% so với năm 2009, đạt 8,05 tỷ. Trong điều kiện tỷ giá tăng mạnh, để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa, cơng ty đã đưa ra chiến lược giảm giá bán bằng USD để kích cầu đối với hàng hóa xuất khẩu mà vẫn khơng làm giảm doanh thu tính bằng VND. Sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp nước ngoài tăng lên. Trong điều kiện suy thối kinh tế tồn cầu, người tiêu dùng phải thắt chặt hầu bao, giá của sản phẩm thấp hơn là một lợi thế của doanh nghiệp. Đến năm 2012, để duy trì ổn định tỷ giá, NHNN hạn chế mua ngoại tệ làm cho kế hoạch kinh doanh của cơng ty khơng được thuận lợi vì khi xuất khẩu hàng hóa cơng ty thu về một lượng ngoại tệ. Để có thể chi trả các khoản chi phí, cơng ty cần phải đổi lượng ngoại tệ này ra đồng nội tệ, khi NHNN hạn chế mua ngoại tệ thì sẽ gây khó khăn cho việc chuyển đổi. Trong năm này, công ty mở rộng quy mô sản xuất, do vậy, doanh thu công ty vẫn tăng 33,04% so với năm 2011, nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm.
c. Tác động đến lợi nhuận
Tương tự như doanh thu và chi phí, tỷ giá và lợi nhuận sau thuế của cơng ty cũng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau.
Nguồn: Phịng kế tốn – tài chính
Từ biểu đồ có thể thấy rằng khi tỷ giá có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2009 – 2012 thì lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên tương ứng. Năm 2009, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 6 tỷ đồng, năm 2010 đã tăng lên 7.8 tỷ và đạt 17 tỷ vào năm 2012. Khi tỷ giá ngày càng tăng làm cho cả doanh thu và chi phí cũng tăng theo. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu so sánh qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2012 đều lớn hơn so với tốc độ tăng của chi phí (bảng 2.4). Do vậy, lợi nhuận của cơng ty vẫn có xu hướng tăng lên mặc dù khi tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng lên qua các năm làm cho cả chi phí và doanh thu của cơng ty tăng lên. Ngồi ra, lợi nhuận sau thuế của cơng ty cịn tăng một phần là do thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 28% xuống còn 25%.
Bảng 2.4: Tốc độ tăng của doanh thu và chi phí giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị tính: % Năm Tốc độ tăng doanh thu Tốc độ tăng chi phí
2010/2009 23,93 13,33
2011/2010 40 31,37
2012/2011 38,91 29,85
Nguồn: Phịng kế tốn – tài chính
d. Các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động TGHĐ đến hoạt động xuất khẩu mà công ty đã thực hiện trong thời gian qua.
Để hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu, trong thời gian vừa qua, công ty đã thực hiện một số giải pháp sau:
Sử dụng nghiệp vụ bán ngoại tệ có kỳ hạn để phịng chống rủi ro:
Khi thực hiện công cụ này, cơng ty có thể phịng ngừa rủi ro ngoại hối bằng cách bán kỳ hạn khoản tiền xuất khẩu sẽ thu được trong tương lai. Giải pháp này đã mang lại cho công ty một khoản thu nhập lớn trong năm 2010 khi công ty xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường EU với tổng giá trị là 100.000 USD vào ngày 12/ 07/2010 và sẽ được thanh toán sau 2 tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Công ty đã dự đoán USD sẽ giảm giá vào thời điểm thanh tốn nên cơng ty quyết định bán kỳ hạn số USD sẽ thu được là 100.000 USD để nhận được VND trước khi tỷ giá giảm. Theo hợp đồng tỷ giá giao ngay là 18.500 VND/USD, điểm kỳ hạn là -300 thì tỷ giá kỳ hạn sẽ là 18500 – 300 = 18200. Công ty bán kỳ hạn hai tháng số thu nhập là 100000 USD theo tỷ giá mua kỳ hạn là 18200 VND/USD để chắc chắn thu được số thu nhập là 100000 × 18200 = 1.820.000.000 VND dù 2 tháng sau tỷ giá có biến động như thế nào đi chăng nữa. Đúng theo dự đốn của cơng ty, tỷ giá vào thời điểm thanh tốn giảm cịn 17900 VND/USD. Như vậy nếu thanh toán vào thời điểm 2 tháng sau ký kết hợp đồng thì cơng ty sẽ chỉ thu được một khoản là 17900×100000 = 1.790.000.000 VND.
Tuy nhiên do trình độ của cán bộ thực hiện cơng tác dự báo tỷ giá của cơng ty cịn hạn chế, phương pháp dự báo cịn chưa phù hợp, mang tính thủ cơng, chủ yếu theo thơng tin về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để đưa ra dự báo nên trong nhiều trường hợp công ty dự báo sai xu hướng biến động của TGHĐ. Điều này dẫn đến khi sử dụng nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn để phịng chống rủi ro, công ty cũng chịu nhiều thua lỗ. Điển hình là vào tháng 8 /2011, cơng ty xuất khẩu áo Jacket sang thị trường Canada với tổng giá trị là 200000 USD, điểm kỳ hạn là -300, tỷ giá giao ngay là 19500, công ty đã bán kỳ hạn số USD thu được để nhận được 3.840.000.000 VND. Nhưng 2 tháng sau vào thời điểm thanh toán tỷ giá chỉ giảm xuống 19400 VND/USD. Nếu để 2 tháng sau thanh tốn cơng ty sẽ nhận được 3.880.000.000 VND/USD.
Tiến hành hợp đồng xuất khẩu song song với hợp đồng nhập khẩu
Cơng ty đã đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, bằng cách bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm chủ đạo là áo đua và áo Jacket, cơng ty cịn sản xuất thêm áo sơmi và gang tay để có thể đa dạng hóa hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu và tiến hành hợp đồng nhập khẩu song song với hợp đồng xuất khẩu. Bằng cách lấy lãi từ hợp đồng này để bù đắp lỗ của hợp đồng kia, rủi ro hối đối sẽ được trung hịa. Tuy
nhiên, cơng ty khó có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Do vậy, giải pháp này vẫn chưa mang lại hiệu quả đáng kể cho công ty.