6. Kết cấu của khóa luận
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động xuất khẩu
2.1.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến biến động TGHĐ
TGHĐ trong thời gian qua
2.1.1.1. Tổng quan tình hình biến động TGHĐ ở VN trong giai đoạn vừa qua
Để thấy được tình hình biến động của TGHĐ trong giai đoạn 2009-2013, chúng ta sẽ xem xét TGHĐ VND/USD theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 2009 - 2011:
Nguồn: NHNN và Vietcombank(2011). Năm 2009: Giá USD tháng 01/2009 so với tháng 12/2008 tăng 1,48%, so với tháng
01/2008 tăng 8,16%. Nhìn chung từ đầu tháng 1/2009 đến giữa tháng 2/2009, tỷ giá VND/USD khơng có biến động mạnh - tăng giảm trong khoảng 17.480 đến 17.490 VND/USD - nguyên nhân phần lớn là do có sự can thiệp của nhà nước. Vào những ngày đầu tháng 1/2009 nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của doanh nghiệp đã giảm hẳn sau khi các NH áp dụng chương trình vay vốn được bù 4% lãi suất. Gói kích cầu đã làm cho cầu đồng nội tệ tăng vì các NHTM cần VND để cho vay theo nên lãi suất huy động VND tăng, làm cho giá VND tăng. Đồng thời, gói kích cầu cũng làm cho nhu cầu USD giảm, lãi suất huy động USD giảm, làm cho giá USD giảm. Trong điều kiện 4 tháng đầu năm 2009 lượng ngoại tệ ròng vào Việt Nam dương tuy nhiên tỷ giá lại tăng và nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các chủ thể găm giữ ngoại tệ. Từ tháng 10 đến cuối tháng 11/2009 tỷ giá biến động rất dữ dội, trên thị trường tự do có lúc đạt đỉnh 20000 đồng/USD và 19750 đồng/USD trên thị trường liên ngân hàng. Từ cuối 11/2009 đến hết năm 2009 tỷ giá bắt
đầu giảm dần trở lại nguyên nhân là do NHNN thực hiện chính sách bình ổn tỷ giá cùng với sự góp sức của NHTM đã làm tỷ giá giảm sau giai đoạn biến động mạnh.
Năm 2010: Đầu năm 2010 tỷ giá giảm nhẹ và dao động quanh mức 18479
đồng/USD cho đến 2/2010. Từ giữa tháng 2/2010 tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000đồng/USD (18.900-19.100 đồng /USD). Nguyên nhân do Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại để cho vay trên thị trường. Đến khoảng cuối tháng 9/2010, tỷ vào khoảng 19500đồng/USD. Cuối năm 2010 thì tỷ giá tiếp tục biến động tăng, các chủ thể vẫn thực hiện việc mua ngoại tệ để kì vọng giá tăng. Cuối tháng 11 tỷ giá lên mức 21380-21450 đồng/USD và tỷ giá trên thị trường tự do vượt qua mức 21500 đồng/USD.
Năm 2011: Bước sang đầu năm 2011 thì tỷ giá cũng có biến động nhưng khơng
nhiều, tuy nhiên sau thời gian kiềm giữ tỷ giá USD chính thức ở mức 18,932đồng/USD thì đã đẩy chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do lên tới 2000-3000 VND/USD. Tuy nhiên đến đầu tháng 4/2011 tỷ giá mới có dấu hiệu bình ổn, đó cũng là nhờ NHNN đã triển khai để có thể tăng cung ngoại tệ. Các chính sách đưa ra đã từng bước phát huy được hiệu quả, góp phần ổn định tỷ giá bình quân liên ngân hàng thời gian dài ở mức 20.803 trong cả tháng 11, đến ngày 14/12 mới điều chỉnh tăng lên 20.813 rồi 20.828.
Giai đoạn 2012-2013:
Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong cơng tác điều hành chính sách tỷ giá năm 2012, cùng với diễn biến khả quan của cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế (Việt Nam có xuất siêu trở lại sau nhiều năm; cán cân vãng lai thặng dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2010 – 2011, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012) đã giúp diễn biến tỷ giá USD/VND trong giai đoạn này tiếp tục duy trì xu thế ổn định:
Nguồn: Số liệu của Ngân hàng nhà nước
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/ 1USD. Tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Thương mại sau một thời gian được duy trì ở mức kịch trần biên độ đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ở mức 20.860 (mua vào) – 20.920 (bán ra) vào thời điểm cuối tháng 6/2012. Diễn biến tỷ giá trên thị trường chợ đen bám sát diễn biến tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Thương mại.
Bên cạnh diễn biến ổn định của tỷ giá, để thực hiện mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối, tăng cường khả năng can thiệp thị trường ngoại hối của NHNN khi cần thiết – tỷ giá mua vào của Sở giao dịch NHNN bắt đầu từ ngày 13/2/2012 được điều chỉnh cao hơn tỷ giá mua vào của NHTM. Ước tính dự trữ ngoại hối trong năm 2013 sẽ tăng thêm 30% so với cuối năm 2011.
2.1.1.2. Các nhân tố môi trường tác động đến TGHĐ và biến động TGHĐ của VN trong
giai đoạn vừa qua
Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán là bản cân đối ghi lại các khoản thu nhập và chi trả của một quốc gia đối với nước ngoài phản ánh tất cả các nguồn ngoại tệ vào và ra. Cán cân thanh tốn có ảnh hưởng rất lớn đến cung cầu ngoại tệ, do đó có tác động trực tiếp đến TGHĐ. Cán cân thanh tốn của Việt Nam ln trong tình trạng thâm hụt cao. Chỉ có năm 2012 Việt Nam có xuất siêu trở lại sau nhiều năm; cán cân vãng lai thặng dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2009 – 2011. Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2010 thâm hụt thương mại của Việt Nam là17,5 tỷ USD, năm 2011 khoảng 12-15 tỷ USD. Khi xảy ra thâm hụt thương mại làm cho cầu về ngoại tệ lớn hơn cung về ngoại tệ, làm cho đồng
ngoại tệ tăng giá, tỷ giá giữa VND/USD tăng lên và đồng nội tệ càng bị mất giá. Từ năm 2012 đến nay, tỷ giá VND/USD ln duy trì ở mức ổn định là 20,828 VND/1USD.
Chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa hai nước
Lạm phát là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến sức mua của đồng tiền nước đó. Lạm phát càng cao càng kéo dài đồng tiền nội tệ càng mất giá, sức mua của nó càng giảm nhanh, dẫn đến sức mua đối ngoại của nó cũng giảm và điều đó làm cho TGHĐ tăng lên. Lạm phát của Việt Nam trong 3 năm 2009-2011 là trên 30%, trong khi lạm phát cùng thời kỳ của Mỹ chỉ khoảng trên dưới 15%. Lạm phát cao làm cho đồng tiền Việt Nam mất giá, sức mua của nó giảm nhanh, làm cho TGHĐ VND/USD tăng lên. Năm 2012, lạm phát được duy trì ở mức một con số, điều này góp phần làm TGHĐ VND/USD ln duy trì ở mức ổn định.
Các chính sách vĩ mơ của Chính phủ
Chính sách kích cầu của Chính phủ sẽ gây áp lực lên dự trữ ngoại hối. Trong bối cảnh nguồn thu giảm mạnh (do kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như dầu thô, dệt may giảm) cộng với tình trạng bội chi ngân sách kéo dài. Do đó, việc kích cầu của Chính phủ có thể phải dựa vào một phần nguồn dự trữ ngoại hối, điều này sẽ gây tâm lý tăng tỷ giá.
Nếu như cuối năm 2011 đồng nội tệ được điều chỉnh tăng tỷ giá tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu và bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thì đến năm 2012 với chủ trương hỗ trợ xuất khẩu, Chính phủ đã điều chính làm cho đồng nội tệ giảm giá, điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu được lợi nhưng gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu.