6. Kết cấu của khóa luận
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động xuất khẩu
2.1.2. Tổng quan về ngành may mặc và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
khẩu của ngành may mặc
2.1.2.1. Tổng quan về ngành may mặc
Ngành may mặc là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước, hàng năm đóng góp khơng nhỏ vảo GDP. Để hiểu khái quát về ngành dệt may, tác giả xin đưa ra một số chỉ tiêu sau:
Về kim ngạch xuất khẩu: Trong hơn 10 năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân 23.8%/ năm, vươn lên đứng thứ 2 trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sau ngành dầu
khí. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 12,3 tỷ USD, vượt kế hoạch 12,5%. Năm 2012 là 14.6 tỷ USD và vượt hơn 0,9 tỷ USD so với mục tiêu đề ra.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chính của VN 2008-2012
Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê
Về thiết bị cơng nghệ: Trong 5 năm gần đây, tồn ngành đã tranh bị thêm được gần 20.000 máy may hiện đại các loại để sản xuất các mặt hàng sơ mi, jacket, đồ bảo hộ lao động, áo phông các loại… cải thiện một bước chất lượng hàng may xuất khẩu và nội địa. Các máy may được sử dụng hiện nay phần lớn là hiện đại, có tốc độ cao(4.000-5.000 vịng/phút), có bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh cơng nghiệp.
Về sản phẩm của ngành may: Sản phẩm của ngành May rất đa dạng và phong phú, có tính chất thời trang, vừa có tính quốc tế, vừa có tính dân tộc. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống nhân dân mặc hàng ngày, thông qua gia công cho các nước, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện làm quen với cơng nghệ may phức tạp, thời trang của thế giới. Có nhiều chủng loại mặt hàng các doanh nghiệp đang sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: nhóm quần áo thể thao, nhóm mặt hàng mặc thường ngày, nhóm trang phục đặc biệt…
Các doanh nghiệp may đang thực hiện đơn hàng với nước ngoài và của các ngành trong nước với tay nghề tốt, khéo léo nên sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu chất lượng của khách hàng. Tuy vậy, do còn thiếu các máy chuyên dùng hiện đại, phải dung nhiều thao tác thủ công nên năng suất thấp so với nhiều nước khác. Một số mặt hàng như áo da….do chưa có máy chun dùng nên cịn bị hạn chế trong sản xuất.
Về thị trường xuất khẩu: sản phẩm của ngành trên rất nhiều thị trường ở khắp các châu lục như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ và EU là hai thị trường lớn nhất của ngành.
2.1.2.2. Tổng quan các yếu tố tác động đến ngành may mặc của VN
Trong thời gian vừa qua, ngành may mặc chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: Suy thối kinh tế tồn cầu:
Suy thối kinh tế tồn cầu diễn ra từ tháng 8 năm 2007 đến nay đã gây nhiều khó khăn cho ngành may mặc. Tình hình kinh tế khơng ổn định, nhiều cơng ty phá sản làm cho người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, các đơn hàng đạt trước đều bị hủy bỏ hoặc cắt giảm số lượng.
Các cam kết thương mại của Việt Nam:
Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN, Nhật Bản mới được ký kết gần đây đã giúp doanh nghiệp các nước giải quyết những khó khăn về thủ tục, nguồn vốn…đẩy cán cân thương mại phát triển. Từ tháng 10/2009, chính sách ưu đãi miễn thuế trong Hiệp định kinh tế song phương Việt-Nhật có hiệu lực. Mức thuế suất ưu đãi 0% là cơ hội giúp nhiều nhà nhập khẩu mạnh dạn chuyển đơn hàng đến cho doanh nghiệp Việt Nam.
Chính sách vĩ mơ của các nước xuất khẩu sản phẩm may mặc khác:
Trong đó, phải kể đến Trung Quốc, một nước rất thành công về sản phẩm giá rẻ, mẫu mã đa dạng. Trong các năm gần đây, để khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ, làm cho hàng hóa may mặc của Trung Quốc tràn ngập ở mọi nơi và trở thành đối thủ cạnh tranh của sản phẩm may mặc của các nước xuất khẩu khác trong đó có Việt Nam.