Định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động TGHĐ đến hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH may đồng tâm (Trang 42 - 43)

6. Kết cấu của khóa luận

3.1. Định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động TGHĐ đến hoạt động xuất khẩu

khẩu của công ty TNHH may Đồng Tâm

3.1.1. Dự báo về sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới

Theo Tổng cục Thống kê , tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012 đạt 114.631 triệu USD, tăng 18,3% so với năm 2011; tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu đạt 114.347 triệu USD và tăng 7,1% so với năm 2011.Cán cân thương mại lần đầu tiên sau 19 năm chuyển sang trạng thái thặng dư, ước tính khoảng 284 triệu USD, kể từ năm 1993.

Để hỗ trợ cho xuất khẩu, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2013 vẫn cần phải điều chỉnh tỷ giá hối đối. Vì hiện nay VND đang bị đánh giá cao hơn so với USD khoảng 20-21%. Ngoài ra, VND cũng bị đánh giá cao hơn khoảng 3-4% so với 19 đồng tiền Việt Nam đang có quan hệ thương mại. Nếu khơng điều chỉnh tỷ giá hối đối thì sẽ xảy ra một số hệ quả không mong muốn, mà trước hết là tác động xấu đến xuất khẩu. Ở chỗ, sức cạnh tranh hàng xuất khẩu giảm sút do hàng Việt Nam bị tăng giá, lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu kém thêm. Vì vậy, để các doanh nghiệp xuất khẩu khơng bị thiệt thịi, tỷ giá hối đối cần phải điều chỉnh ở mức tăng nhẹ, cũng là để cân bằng cho cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế, mức điều chỉnh cân nhắc trong khoảng 2 - 3%.

Hiện nay, có nhiều ý kiến về việc phá giá đồng nội tệ hoặc nới lỏng biên độ giao dịch của tỷ giá. Phá giá VND sẽ khiến nhập khẩu hàng tiêu dùng bị hạn chế, do giá đắt lên, đồng thời khuyến khích sản xuất trong nước để thay thế hàng nhập khẩu. Còn với hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất, tuy giá nhập khẩu có đắt lên, nhưng khi thành hàng xuất khẩu, thì bao giờ cũng được cộng thêm giá trị gia tăng. Do đó, phá giá VND là rất cần thiết. Cả hai biện pháp này đều nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu, nhưng phân tích bản chất thì tăng trưởng bền vững xuất khẩu không thể trông chờ vào tỷ giá được. Hơn nữa, việc phá giá đồng tiền Việt Nam sẽ có tác động nhiều chiều, có khi tác động ngược lại cịn lớn hơn cả mặt tích cực.

Theo dự báo kinh tế, lạm phát có thể trở lại trong năm nay, khiến mục tiêu lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra vào cuối năm 2012 trở nên mong manh. Tăng giá điện vào cuối tháng 12/2012 và sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu vào giữa năm 2013 chắc chắn đóng góp vào mức tăng giá năm 2013. Điều này cho thấy, lạm phát tăng sẽ là một trong những tác động đến tỷ giá trong năm 2013.

Trong năm 2013 tình hình chung sẽ có nhiều sự khác biệt so với năm cũ. Nhưng định hướng chung là NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù

hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, tiếp tục cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trự ngoại hối nhà nước, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đơ la hóa nền kinh tế...

3.1.2. Kế hoạch kinh doanh và định hướng kinh doanh của công ty

Với dấu hiệu khả quan của xuất khẩu năm 2012, trong đó có xuất khẩu sản phẩm may mặc, cơng ty TNHH may Đồng Tâm đã đưa ra kế hoạch kinh doanh của mình trong năm 2013 như sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơng ty

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2013 So sánh với năm 2012

1 Tổng doanh thu 38.9 137,9%

2 Chi phí 10,9 125,2%

3 Lợi nhuận trước thuế 28 143,5%

Nguồn: Phịng kế hoạch của cơng ty

Cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được đưa ra trong năm 2013, công ty cũng đưa ra các chiến lược và định hướng phát triển của mình. Cụ thể như sau:

- Về năng lực sản xuất: công ty từng bước nâng cao năng lực hiện tại của mình, mở rộng thêm một số ngành nghề kinh doanh nhằm tận dụng nguồn lực của cơng ty. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo đội ngũ cơng nhân có tay nghề và đổi mới máy móc hiện đại.

- Về thị trường xuất khẩu: hiện tại cơng ty có quan hệ với kinh doanh với 12 nước, nhưng với mục đích đưa sản phẩm của công ty vươn xa hơn nên công ty ln chú trọng khai thác tìm kiếm các thị trường mới, bên cạnh duy trì các thị trường cũ.

- Về mẫu mã sản phẩm: các sản phẩm may mặc của Việt Nam vẫn còn chưa phong phú về chủng loai và mẫu mã so với hàng hóa xuất khẩu của các nước khác đặc biệt là Trung Quốc. Chính vì sự yếu kém này mà công ty đã và đang xây dựng đội ngũ các nhà thiết kế có tay nghề tốt để có thể đưa ra các sản phẩm đa dạng và phong phú hơn.

Với những nỗ lực mà công ty đang thực hiện, cơng ty mong muốn có thể trở thành một cơng ty xuất khẩu hàng may mặc có danh tiếng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH may đồng tâm (Trang 42 - 43)