Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh hoạt động e marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ TCT (Trang 29 - 30)

2.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC

2.2.2.2 Yếu tố kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang chịu tác động mạnh của tỷ lệ lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường nhiều biến động với sự cạnh tranh quyết liệt ngày càng tăng đã ảnh hưởng lớn đến sức mua của khách hàng, thói quen mua sắm, tiêu dùng.

Năm 2011 là một năm sóng gió về kinh tế đối với đất nước ta. Chính sách thắt chặt tiền tệ quá lớn vì lạm phát 6 tháng đầu năm đã hơn 15%. Đầu năm Ngân hàng Nhà nước cơng bố tăng trưởng tín dụng 20% cho nền kinh tế, thế mà 11 tháng qua tổng dư nợ tín dụng gia tăng chưa đến một nửa. Lạm phát vẫn cao.Khơng chỉ có vậy, mức lãi suất ngân hàng đang ở mức cao, vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp dẫn đến xu hướng co cụm, không dám vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010. Mức tăng này thấp hơn gần 1% so với 6,78% của năm ngoái. Song trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn, cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Bên cạnh đó tăng trưởng GDP của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á đây là cơ hội vừa là thách thức cho nghành e-marketing. Thách thức đặt ra cho e-marketing đó là sức mua sắm, tiêu dùng hàng hóa giảm sút do đó việc hoạt động e-marketing phải có những chiến lược hợp lý để đảm bảo và duy trì cơng việc kinh doanh ổn định cho cơng

ty. Bên cạnh đó lại có cơ hội khi mua sắm điện tử có lợi thế giảm chi phí nhiều hơn so với mua sắm truyền thống, khả năng chọn lựa sản phẩm đa dạng ở mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh hoạt động e marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ TCT (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)