Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại và

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh hoạt động e marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ TCT (Trang 41 - 63)

Dịch Vụ TCT.

Bảng 2.10 : kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm (2010-2011) Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Tổng giá trị tài sản 11.440.357.225 11.329.401.109 Doanh thu thuần 58.648.341.391 37.595.945.567 Giá vốn hàng bán 52.907.467.686 34.200.368.834 Chi phí bán hàng 2.319.885.252 1.011.487.734 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.621.111.094 2.149.695.618 Chi phí tài chính 60.262.221 20.137.200 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 772.075.033 239.293.864

Lợi nhuận khác 0 0

Lợi nhuận trước thuế 772.075.033 239.293.864 Lợi nhuận sau thuế 579.056.275 179.470.398

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011 phịng Tài chính kế tốn)

Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí kinh doanh của cơng ty, chiếm 88,96% tổng chi phí trong năm 2010. Giá vốn hàng bán năm 2011 giảm so với năm 2010 là 28.707.098.852 đồng. Trong năm 2010 do thị trường đầu vào khi tiềm năng kinh tế ổn định đang trên đà phát triển nên doanh thu của năm 2010 chênh lệch khá cao so với năm 2011. Mặc dù vậy trong năm 2011 công ty đã hết sức cố gắng giữ vững thị trường trong khi nền kinh tế đang giảm sút như hiện nay để đạt được mức doanh thu đó, tuy lợi nhuận chưa thực sự cao.

Vì mới áp dụng các chương trình e-marketing vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do cịn nhiều khó khăn chưa được giải quyết, với đội ngũ nhân lực cịn thiếu kinh nghiệm, nguồn tài chính đầu tư cho chương trình chưa được cao vì thế lợi ích mà chương trình e-marketing đem lại chưa rõ nét.

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG E-MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TCT 3.1 MỘT SỐ KẾT LUẬN.

3.1.1 Những thành tựu mà công ty đạt được trong thời gian qua.

Công ty là Đại lý cấp 1 của các nhà sản suất TAYA ( Đài Loan) và các thương hiệu đây và cáp điện nổi tiếng khác như : TAIHAN – SACOM, CADI – SUN, GOLDCUP, THIÊN PHÚ, SUN CO …

Với đội ngũ cán bộ nhân viên đã từng làm việc trong các doanh nghiệp lớn trong nước, các công ty liên doanh, Cơng ty nước ngồi về lĩnh vực dây cáp điện và thiết bị điện, Công ty đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường cung cấp dây và cáp điện.

Sau hơn 3 năm hình thành và phát triển Cơng ty ngày càng đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, khi mới thành lập Công ty chủ yếu kinh doanh dây và cáp điện của TAYA, tuy nhiên trong q trình kinh doanh Cơng ty đã đa dạng hóa các sản phẩm của mình, đã đưa vào kinh doanh các phụ kiện ngành điện như Tủ điện, cáp đầu nối, bảng điện và các thiết bị điện liên quan. Đồng thời Ban lãnh đạo Cơng ty tìm được các nhà cung cấp mới giúp cho việc kinh doanh của mình trở lên thuận lợi hơn.

Công ty là một trong hai nhà phân phối cáp điện TAYA lớn nhất tại khu vực phía bắc, và cũng là khách hàng chiến lược của các thương hiệu cáp điện như LS VINA, Cadisun…

Công ty cũng đã bước đầu triển khai hoạt động thương mại điện tử và xem đó như là một kênh phân phối mới góp phần mở rộng thị trường và giảm thiểu chi phí cho việc thiết lập hệ thống đại lý, các trung gian phân phối. Hơn thế nữa các chương trình e-marketing cũng đã được áp dụng vào công ty nhằm quảng bá thương hiệu cho công ty không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà phát triển rộng hơn ra thị trường quốc tế. Kết quả mang lại cho công ty khi triển khai áp dụng hình thức thương mại điện tử và các chương trình e-marketing vào cơng ty cũng rất khả quan: Hiện nay, trung bình mỗi tuần cơng ty nhận được 3 đơn hàng trực tuyến, nhiều khách hàng biết

đến sản phẩm của cơng ty thơng qua những chương trình e-marketing mà cơng ty đang áp dụng. Có thể nói đây là thành cơng bước đầu giúp cho cơng ty có lợi thế để tiếp tục khai thác sâu và rộng hơn nữa hình thức kinh doanh trực tuyến này.

Như vậy thương hiệu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT đang dần được khẳng định trên thị trường và chiếm được một vị trí vững chắc trong lịng các khách hàng, được ghi nhận khơng chỉ bằng những thành tích đạt được mà bằng chính chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà cơng ty đã và đang cung cấp.

3.1.2 Những khó khăn và tồn tại.

Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh ngồi những thành cơng đạt được thì cơng ty vẫn cịn một số hạn chế làm giảm đi năng lực cạnh tranh.

Công ty chưa thực sự phát huy hết được những lợi thế cạnh tranh của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh vì thương hiệu của cơng ty cũng đã khá thành công ở thị trường truyền thống nên rất thuận lợi cho việc chuyển sang hình thức kinh doanh trực tuyến và triển khai, áp dụng các chương trình e-marketing sẽ góp phần làm giảm chi phí, mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh... hơn thế nữa công ty cũng chưa thực sự coi thương mại điện tử là một hình thức kênh phân phối thơng tin, sản phẩm dịch vụ mới của cơng ty mà chỉ xem đó là một kênh hỗ trợ q trình bán hàng, quảng cáo, đăng tin, tìm kiếm... nên hoạt động này vẫn chưa thực sự có hiệu quả.

Hiện nay, website: www.tctcorp.vn mới đang được xây dựng ở mức có thể giới thiệu sản phẩm của công ty qua môi trường Internet. Thông qua website này cơng ty có thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng. Hiện nay website đã có thể cho phép khách hàng đặt hàng và xác nhận việc đặt hàng trực tuyến nhưng chưa tích hợp hệ thống thanh tốn trực tuyến trên website. Vì vậy, khách hàng muốn thanh toán vẫn phải thanh tốn tại văn phịng, cửa hàng của công ty hoặc chuyển khoản ngân hàng hay nhân viên của cơng ty đến tận nơi để nhận tiền thanh tốn.

Hoạt động e-marketing của cơng ty hiên tại cịn chưa chun nghiệp. Nhân lực cho hoạt động marketing là nhân viên IT, nhân viên IT là những người tiến hành đăng các bài giới thiệu về công ty, giới thiệu về sản phẩm lên các diễn đàn chuyên nghành về dây cáp điện hoặc các trang rao vặt. Cơng ty chưa có bộ phận chuyên trách về marketing. Nhân viên IT ngoài nhiệm vụ quản trị hệ thống mạng và website của cơng

ty thì cũng tham gia vào hoạt động marketing và tiếp cận khách hàng sau đó chuyển những thơng tin này cho bộ phận kinh doanh.

Các hoạt động xúc tiến nhằm giới thiệu sản phẩm dịch vụ của công ty nhằm đưa sản phẩm đến gần với khách hàng để kích thích tiêu dùng cịn rất hạn chế, chưa thực sự được công ty quan tâm. Cơng ty mới chỉ áp dụng một số hình thức quảng cáo trực tuyến bằng cách giới thiệu sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong cơng ty thơng qua website của cơng ty và thông qua website của một số doanh nghiệp khác… mà chưa có những kế hoạch cụ thể cho hoạt động xúc tiến thương mại điện tử. Đây cũng là hạn chế làm giảm đi khả năng cạnh tranh của cơng ty trên thị trường từ đó kéo theo việc giảm doanh thu, lợi nhuận.

Công ty đã ứng dụng Thương Mại Điện Tử và các chương trình e-marketing trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các giao dịch mua bán vẫn được thực hiện theo phương pháp truyền thống: khách hàng tới gặp trực tiếp nhân viên trong công ty để ký kết hợp đồng. Hoạt động thanh toán vẫn được thanh tốn chủ yếu bằng các hình thức truyền thống, hóa đơn truyền thống…Nhiều doanh nghiệp được điều tra cho thấy, họ biết đến công ty thông qua một số doanh nghiệp đã sử dụng sản phẩm của công ty. Mới chỉ một số ít doanh nghiệp cho biết họ biết đến sản phẩm của cơng ty thơng qua các chương trình e-marketing của cơng ty. Một số khác cho rằng họ vẫn chưa sẵn sàng, hoặc chưa thực sự tin tưởng vào hình thức kinh doanh mới này cũng như là các chương trình e-marketing. Đây cũng là một trong những trở ngại lớn nhất cho cơng ty trong việc chuyển sang hình thức kinh doanh trực tuyến và áp dụng các chương trình e-marketing.

3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên.

3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan

Do hình thức thanh tốn trực tuyến ở trong nước vẫn chưa hoàn thiện, mới chỉ một số ngân hàng lớn, một số tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến nên các doanh nghiệp áp dụng hình thức kinh doanh trực tuyến thì phương thức thanh tốn vẫn chủ yếu là theo cách truyền thống. Mặt khác, do thói quen tiêu dùng của khách hàng, lịng tin của khách hàng vào hình thức kinh doanh trực tuyến và các chương trình e- marketing cịn thấp. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc triển khai hình thức kinh doanh mới này trong cơng ty.

Hơn thế nữa thương mại điện tử và e-marketing mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây, số lượng các doanh nghiệp dám mạo hiểm áp dụng vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất ít. Do vậy kinh nghiệm cho các doanh nghiệp là rất hạn chế, vì thế các doanh nghiệp hiện nay vẫn cân nhắc về việc nên hay khơng nên áp dụng hình thức kinh doanh mới này hay là tiếp tục áp dụng theo cách truyền thống?.

3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Vấn đề tài chính là nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong cơng ty, cơng ty vẫn chưa có nhiều điều kiện để đầu tư vào các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử, các chương trình e-marketing, các cơng cụ xúc tiến,... do vậy mà kết quả của các hoạt động này chưa cao.

Công ty hiện nay vẫn chưa có mức đầu tư đúng cho hoạt động kinh doanh mới này nên việc tìm hiểu nghiên cứu thị trường cịn rất hạn chế dẫn đến thiếu thông tin và thị trường không ổn định chịu nhiều thách thức mà trước hết là cạnh tranh toàn cầu và trong khu vực ngày càng quyết liệt với sự nổi lên mạnh mẽ của các công ty trong lĩnh vực dây cáp điện khác.

Quy mô doanh nghiệp nhỏ, đội ngũ lao động tuy được đào tạo nhiều về số lượng nhưng về kỹ năng nhất là trình độ quản lý, điều hành và triển khai trong hoạt động thương mại điện tử và các chương trình e-marketing cịn là điểm yếu; thiếu kinh nghiệm nên đòi hỏi phải có những chuyển hướng mạnh mẽ trong đào tạo để đảm bảo đội ngũ nhân sự có thể thực hiện được một cách hiệu quả các chương trình e- marketing trong công ty.

3.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VÀ CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI NGÀNH VÀ CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.1 Triển vọng phát triển của nghành kinh doanh phân phối dây cáp điện

Cùng với toàn thế giới, đất nước ta cũng đang bước vào giai đoạn tăng tốc như vũ bão về cơng nghệ. Sự hiện đại hóa đang tràn ngập trong tất cả các ngành từ sản xuất cho đến kinh doanh và khơng nằm ngồi tiến trình ấy ngành sản xuất dây, cáp điện chính cũng đang ở giai đoạn phát triển nhanh và mạnh nhất. Đi đôi với sự phát triển của sản lượng sản xuất điện năng là việc xây dựng mạng lưới truyền tải và phân phối điện năng từ mạng lưới cao thế đến hạ thế và tiêu dùng. Nhu cầu dây và cáp điện để

xây dựng mạng lưới điện được dự báo là sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Ngồi ra, dây và cáp điện cịn được sử dụng vào các lĩnh vực như: sản xuất ô tô và động cơ, sản xuất môtơ và máy biến áp, liên lạc viễn thơng và truyền dữ liệu v.v…Hiện nay Việt Nam có trên 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp được xếp hạng trong 500 doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Có thể nêu tên một số cơng ty điển hình trong ngành như: Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (CaDiVi), Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty liên doanh LG Vina Cable, Công ty TaYa Việt Nam, Công ty cổ phần cáp và điện tử viễn thông (SaCom), …Những năm gần đây, ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam đứng trước một cơ hội hết sức thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức cần vượt qua

3.2.2 Triển vọng phát triển của công ty.

Dây và cáp điện đang là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng, đứng trong top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Theo thống kê sơ bộ, quý I/2013 xuất khẩu dây và cáp điện của cả nước tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 143 triệu USD, riêng các doanh nghiệp xuất khẩu dây cáp điện cao, trung, hạ thế và doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện bọc nhựa PVC, XPLE… tăng trưởng tới trên 30%. Việt Nam hiện có trên 100 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dây và cáp điện. Nhiều doanh nghiệp FDI đã đầu tư sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này với qui mô lớn, như: Công ty cổ phần Dây và cáp điện Taya Việt Nam, Furukawa Automotive Parts Việt Nam, Sumi - Hanel, LG - Vina... Một số doanh nghiệp trong nước cũng sản xuất và xuất khẩu dây và cáp điện có qui mơ lớn, tiêu biểu là Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi).

Tuy chưa phải là công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm về dây cáp điện nhưng công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TCT là một trong hai nhà phân phối cáp điện TAYA lớn nhất tại khu vực phía bắc, và cũng là khách hàng chiến lược của các thương hiệu cáp điện như LS VINA, Cadisun… Dây cáp điện do TCT cung cấp luôn được bảo đảm về chất lượng. Phong cách làm việc nhanh nhẹn và khoa học, luôn rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng, giúp cho khách hàng gặp nhiều thuận lợi trong q trình thi cơng của mình. Vì thế tên tuổi của công ty đang ngày càng được khẳng định trên thị trường dây cáp điện trong và ngồi nước.

Khơng ngừng phát triển một đội ngũ nhân lực tài năng, sáng tạo kết hợp với công nghệ hiện đại tạo hiệu quả tối ưu giúp khách hàng giảm thiểu thời gian tối đa trong quá trình giao dịch với cơng ty, cũng như vận chuyển hàng hóa tới khách hàng với chi phí thấp nhất.

Tác phong làm việc chuyên nghiệp, khẳng định thương hiệu của cơng ty khơng chỉ qua những gói dịch vụ hiệu quả mà còn ở một tác phong làm việc chuyên nghiệp và những dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, uy tín và tin cậy.

Xây dựng thương hiệu TCT trở thành thương hiệu mạnh trong lĩnh vực dây cáp điện và thiết bị điện…, giải pháp ERP trong một số lĩnh vực cơ bản, với lõi là các phân hệ: Quản lý nguồn nhân lực, quản lý quan hệ khách hàng (TCT -CRM), Quản lý tài chính kế tốn (TCT – AC).Xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng,hệ thống thanh toán và các giải pháp E-marketing vào hoạt động kinh doanh.

Mở rộng và phát triển hơn nữa các chương trình e-marketing để quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho cơng ty và để khách hàng biết và tìm đến cơng ty ngày càng nhiều hơn. Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ trong hoạt động e-marketing nhằm đưa thương hiệu của công ty đến gần với khách hàng hơn.

3.3 CÁC ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG E-MARKETING NHẰMNÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TNHH THƯƠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TCT

3.3.1 Đề xuất về giải pháp đẩy mạnh hoạt động e-marketing nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh cho công ty. lực cạnh tranh cho cơng ty.

Giải pháp về chính sách chào hàng: Với sự tác động của Internet trong việc tái

kết cấu thị trường, kiểm soát khách hàng và các xu hướng marketing khác, việc thiết kế chào hàng phải đối mặt với nhiều thách thức cũng như nhiều cơ hội mở ra cho việc tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Hiện nay, các khách hàng trực tuyến có những

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh hoạt động e marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ TCT (Trang 41 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)