3.2. Một số giải pháp
3.2.5. Xác định nội dung phân tích đảm bảo tính tồn diện và hiệu quả nhất
Ngồi những chỉ tiêu cơng ty dùng để phân tích tình hình tài chính đã nêu ở trên, cơng ty nên sử dụng thêm một số chỉ số khác nữa để kết quả phân tích được đầy đủ hơn, tạo điều kiện cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Cụ thể, khi phân tích khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp, cán bộ phân tích nên đưa thêm chỉ tiêu “thơng số nợ trên vốn chủ” vào phân tích.
Tổng Nợ
Thông số nợ trên vốn chủ =
VCSH
Thông số này được dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Tỷ lệ này cho biết các chủ nợ cung cấp bao nhiêu đồng tài trợ so với mỗi đồng vốn mà cổ đông cung cấp hay nói cách khác, mỗi đồng vốn chủ đang đảm bảo cho bao nhiêu đồng vốn vay.
Hơn nữa, trong nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, người phân tích nên đưa thêm chỉ tiêu khác để kết hợp phân tích như:
Phải trả người bán × Số ngày trong năm Kỳ thanh tốn bình qn =
Trị giá hàng mua tín dụng Trong đó, phải trả người bán là số dư cuối kỳ nhưng lấy con số bình quân của đầu kì và cuối kì thì sẽ chuẩn xác hơn. Con số này cho biết thời hạn bình quân của khoản trả người bán. Thông thường các công ty muốn duy trì thời hạn phải trả vì thường là các khoản này có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, nếu cơng ty duy trì tỷ số này quá cao sẽ dẫn đến tình trạng cơng tr sẽ phải đối mặt với tình huống phải trả quá nhiều khoản nợ đến hạn.
Và trong nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi, công ty nên đưa thêm chỉ số lợi nhuận gộp biên vào phân tích bên cạnh hai chỉ số phổ biến ROA và ROE.
Lợi nhuận gộp biên =
DT
Thông số này đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất và Marketing. Một cơng ty có chỉ số này cao hơn chỉ số bình qn của nhóm cơng ty tương tự trong ngành sẽ cho thấy sự thành cơng trong chiến dịch cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu lao động so với các công ty khác. Đặc biệt thơng số này cịn phản ánh tính hợp lý trong chính sách định giá của công ty.
Ngồi ra, trong cơng tác phân tích tài chính, cán bộ phân tích nên phân tích về chu chuyển vận động của tiền mặt trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, tiền của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn. Trên bảng CĐKT, khoản mục tiền phản ánh hình thái biểu hiện dưới dạng giá trị của tài sản ngắn hạn và trong quá trình kinh doanh thì tiền phản ánh tiềm năng tài chính của doanh nghiệp. Muốn làm được điều này, công ty lại cần quan tâm đến các Báo cáo LCTT, bởi nó phản ánh nhu cầu về tiền mặt cũng như tình hình tạo tiền của doanh nghiệp. Nó cũng giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có định hướng lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dự báo tiền mặt để cơng ty có thể nghiên cứu, chọn lựa hình thức đầu tư hoặc huy động vốn kịp thời. Mục tiêu phân tích luồng tiền của doanh nghiệp là rút ngắn chu kỳ vận động của tiền.
Chu kỳ vận động của tiền = Thời gian vận động của nguyên vật liệu +
Thời gian thu hồi các khoản phải thu + Thời gian trả chậm các khoản phải thu
Công ty cũng cần tập trung vào phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn, bởi lẽ nếu chỉ căn cứ vào nhóm tỷ số khả năng hoạt động và cân đối vốn thì chưa đủ để khẳng định cơng ty có sử dụng vốn hiệu quả hay không. Hơn nữa, công ty cũng cần tập trung phân tích sự biến động của các luồng tiền vào/ra thơng qua việc sử dụng mơ hình quản lý
tiền mặt, bởi lẽ tiền mặt của công ty thơng thường là tài sản khơng sinh lời hoặc có suất sinh lời rất thấp. Do đó, tiền mặt có chi phí cơ hội và buộc nhà quản trị tài chính phải có chính sách và chiến lược quản trị hiệu quả để dung hòa mục tiêu sinh lợi và mục tiêu thanh khoản trên bước đường tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần phân tích thực trạng từng loại sản phẩm để qua đó cơ cấu lại mặt hàng và điều hành sản xuất để mang lại hiệu quả cao hơn.