2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính của cơng ty
2.2.4. Nội dung q trình phân tích tài chính của cơng ty
Để đánh giá tình hình tài chính của mình, cơng ty đã tiến hành phân tích dựa trên số liệu của một số bảng trong báo cáo tài chính trên cơ sở kết hợp hai phương pháp là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Qua đó cơng ty cũng đánh giá được cơ cấu vốn cũng như tình hình thay đổi tỷ trọng của các chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính.
2.2.4.1. Phân tích bảng cân đối kế tốn(CĐKT)
Khi phân tích bảng CĐKT, công ty tiến hành so sánh các chỉ tiêu chính của bảng để nghiên cứu sự biến đổi của chúng cũng như nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Mối quan tâm hàng đầu của công ty khi nghiên cứu phần tài sản chính là các khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản dài hạn mà chủ yếu là TSCĐ. Tuy nhiên, sự nghiên cứu chọn lọc này cũng có những mặt tích cực và hạn chế của nó. Nếu phân tích tất cả các chỉ tiêu của phần tài sản sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian nghiên cứu trong khi khối lượng công việc của Chủ tịch HĐQT tương đối lớn, do đó, cơng ty khơng thể phân tích tất cả các chỉ tiêu của phân tài sản. Nhưng khơng phân tích sự thay đổi của tồn bộ các chỉ tiêu thì cũng khó có thể đưa ra kết luận chính xác về sự biến động của tài sản trong doanh nghiệp.
Trong vòng 3 năm, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của cơng ty có xu hướng tăng trong khi khoản mục khoản phải thu có xu hướng giảm rõ rệt cho thấy cơng ty có chính sách thu hồi các khoản phải thu rất hiệu quả. Để có được kết quả này, cơng ty đã bỏ ra một lượng chi phí lớn để thực hiện chính sách chiết khấu thanh tốn, từ đó khuyến khích khách hàng thanh tốn nợ sớm, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, kịp thời phục vụ cho quá trình sản xuất.
Khoản mục hàng tồn kho của cơng ty có xu hướng tăng theo thời gian cho thấy chính sách quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh
doanh của cơng ty có tính chất mùa vụ nhưng đó thường vào giai đoạn giữa năm, do đó tình trạng lưu trữ hàng tồn kho quá nhiều tại thời điểm cuối mỗi năm sẽ khiến cho hàng hóa ứ đọng trong khi chi phí lưu kho, bảo quản số nguyên vật liệu thuốc ngày càng tăng lên. Ngun nhân chính của tình trạng này là do chính sách marketing chưa phát huy hết hiệu quả của nó và việc dự báo kế hoạch vật tư cho chu kì sản xuất kinh doanh không chuẩn xác.
Số lượng tài sản ngắn hạn khác chờ xử lý của công ty giảm dần trong 3 năm cho thấy công ty cũng đã chú trọng đến chiến lược quản lý tài sản lưu động, khơng để tình trạng dư thừa quá nhiều số tài sản chưa xử lý được.
Với đặc thù là công ty sản xuất, hàng năm công ty chi một khoản tiền lớn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách mua thêm các thiết bị máy móc mới, thay thế những máy móc đã lỗi thời và hoạt động khơng hiệu quả. Do đó, khoản mục TSCĐ của cơng ty khơng ngừng tăng lên qua các năm. Tổng giá trị tài sản của công ty tăng lên rõ rệt, năm 2007 tăng 82,52 % so với năm 2006 và năm 2008 tăng 61,67% so với năm 2007. Trong đó, TSCĐ năm 2007 tăng 17,18% và năm 2008 tăng 15,75%.
Bảng 2.5. Tốc độ tăng trƣởng tài sản
Đơn vị: %
Năm
Khoản mục 2006 2007 2008 Tài sản ngắn hạn 16,86 102,46 71,21
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 32,42 96,03 101,13
Phải thu khách hàng 47,06 -18,56 -15,21
Hàng tồn kho 164,22 112,03 62,41
Tài sản dài hạn 16,85 35,15 27,73
Tài sản cố định 19,24 17,18 15,75
Tổng tài sản 98,56 82,52 61,67
Trong phần nguồn vốn, công ty không tiến hành phân tích tất cả các chỉ tiêu trong bảng CĐKT mà chỉ đi sâu vào một số chỉ tiêu chính nhằm xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý và tối ưu nhất. Khoản mục “Nợ phải trả” giảm dần theo thời gian vừa là dấu hiệu tốt và không tốt đối với cơng ty. Dấu hiệu tốt chính là khả năng huy động vốn từ chính nguồn vốn chủ sở hữu là khá tốt, cho nên công ty không cần sử dụng quá nhiều các khoản nợ để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giảm bớt nghĩa vụ phải trả các khoản nợ cho công ty, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Nhưng dấu hiệu không tốt là công ty chưa biết phát huy thế mạnh của việc sử dụng các địn bẩy tài chính, tức là phát huy ưu điểm của việc sử dụng nợ.
Trong các khoản vay nợ phục vụ cho q trình kinh doanh, cơng ty khơng sử dụng các khoản vay nợ dài hạn mà chỉ sử dụng các khoản vay ngắn hạn trong khi lãi suất vay dài hạn tương đối thấp. Do đó, trong thời gian tới, nếu cơng ty biết tận dụng ưu thế của các khoản vay dài hạn thì sẽ góp phần giảm số thuế thu nhập mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước.
Khoản mục “Phải trả người bán” không ngừng giảm qua các năm cho thấy khả năng thanh tốn của cơng ty cũng được cải thiện một cách đáng kể, công ty không chiếm dụng quá nhiều các khoản vốn của người bán. Qua đó, cơng ty sẽ tạo lòng tin cho nhà cung cấp, đảm bảo nguồn nguyên liệu được cung cấp kịp thời. Không chỉ thế, khoản mục mục “Phải trả công nhân viên” cũng giảm dần cho thấy công ty đang thực hiện tốt chính sách trả lương cho người lao động, đó chính là địn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động tích cực cống hiến tài năng cho doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu tăng dần tuy với tốc độ tăng giảm dần nhưng điều đó cũng dễ giải thích bởi lẽ nền kinh tế đang bị khủng hoảng trên toàn cầu, dẫn đến ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình tài chính của tất cả các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Do đó, việc cơng ty tiếp tục tăng nguồn vốn chủ sở hữu phục vụ cho sản xuất kinh doanh cho
thấy tiềm năng về tài chính cũng như khả năng độc lập về tài chính của cơng ty tương đối tốt.
Cơng ty cũng không ngừng chăm lo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng năm, cơng ty ln trích một phần lợi nhuận thành lập các quỹ phát triển sản xuất kinh doanh và quỹ dự phịng tài chính để đầu tư cho quá trình nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp mới trong kinh doanh và dự phịng rủi ro về mặt tài chính có thể xảy ra.
Có thể mơ tả sự thay đổi của các chỉ tiêu trên như sau:
Bảng 2.6. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn Đơn vị: % Năm Khoản mục 2006 2007 2008 Nợ phải trả 34,49 -7,07 -23,34 1. Nợ ngắn hạn 34,49 -7,07 -23,34 2. Phải trả người bán -4,11 -179,70 -68,35
3. Thuế và các khoản phải trả Nhà nước -623,89 235,98 -63,70
4. Phải trả công nhân viên 16 77,97 -29,49
Vốn chủ sở hữu 39,73 131,35 77,15
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 78,24 140,93 84,76
2. Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh 32,24 28,58 19,03
3. Quỹ dự phịng tài chính -5,76 -6,57 0,15
4. Lãi chưa phân phối 50,09 241,92 61,12
5. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 86,43 72,99 53,59
Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
2.2.4.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh(BCKQKD)
Trong khi phân tích BCKQKD, cơng ty chú ý đến phân tích sự biến động của doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế. Mục đích của việc phân tích doanh thu là cơng ty có thể theo dõi công đoạn tiêu thụ sản phẩm của mình và qua đó xem xét chính sách bán hàng của cơng ty có hiệu quả hay khơng. Hơn thế nữa, việc phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán sẽ giúp cơng ty phân tích được sự biến động của các khoản chi phí trực tiếp, từ đó có biện pháp quản lý chi phí một cách tối ưu nhất. Tương tự như vậy, việc phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ phục vụ cho việc đưa ra một kế hoạch hoạt động có thể giảm thiểu chi phí tời mức tối đa cho doanh nghiệp. Và cuối cùng, việc phân tich khoản mục “lợi nhuận sau thuế” sẽ giúp cho công ty đánh giá được kết quả hoạt động của mình trong cả kỳ kinh doanh và tính tốn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng với tốc độ chậm dần do chính sách bán hàng chưa thực sự hiệu quả. Cơng ty chưa có nhiều chính sách thu hút khách hàng mua nhiều sản phẩm của công ty như chính sách bán hàng trả chậm…Tuy nhiên, do công ty chủ yếu xây dựng mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn nên công ty cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện chính sách bán hàng trả chậm, vì nhằm mục đích thu hồi vốn nhanh.
Giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý đều giảm theo các năm là một kết quả khả quan cho công ty, bởi lẽ mục tiêu cắt giảm chi phí tới mức tối đa của cơng ty đã phát huy hiệu quả. Từ đó sẽ giúp cơng ty tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí nguồn vốn của mình trong q trình kinh doanh.
Cơng ty tiến hành phân tích các nhóm tỷ số như: Nhóm tỷ số về khả năng thanh tốn, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động, nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn và nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi.
Cơng ty sử dụng các tỷ số tài chính về khả năng thanh tốn để so sánh chỉ tiêu này qua các năm để có cái nhìn sâu sắc, chính xác về thực trạng tài chính của cơng ty hơn là chỉ nhìn vào các con số tuyệt đối trên bảng báo cáo tài chính. Các tỷ số công ty thường dùng trong phân tích khả năng thanh tốn là tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số về khả năng thanh tốn nhanh và nhóm tỷ số về khả năng thanh toán tức thời.
Bảng 2.7. Khả năng thanh toán của công ty
Đơn vị: lần
Năm
Khả năng thanh toán 2006 2007 2008
1. Khả năng thanh toán hiện hành 2,19 5,11 11,41
2. Khả năng thanh toán nhanh 1,06 1,86 4,31
3. Khả năng thanh toán tức thời 0,66 1,48 3,89
Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Khả năng thanh tốn của cơng ty tăng dần theo các năm, trong đó, đáng chú ý nhất là khả năng thanh toán hiện hành. Khả năng thanh toán hiện hành tăng đột biến trong năm 2008 do khoản mục tiền và hàng tồn kho tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn. Điều này do công ty nắm giữ quá nhiều tiền mặt và nguyên vật liệu trong kho dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn,vì vậy cơng ty nên thay đổi chính sách quản lý tiền mặt và hà tồn kho cho hợp lý trong thời gian tới, có thể dùng tiền đầu tư mua sắm thiết bị hay mở rộng sản xuất và ước tính chính xác số nguyên vật liệu trong kho, từ đó có kế hoạch dự trữ nguyên, nhiên vật liệu cho phù hợp.
Cơng ty phân tích các nhóm chỉ số về khả năng cân đối vốn nhằm đánh giá cơ cấu tài chính của cơng ty, qua đó xem xét mức độ cơng ty sử dụng các nguồn tài trợ như thế nào để tối đa hoá giá trị doanh nghiệp cũng như tối thiểu hố chi phí. Một khả năng cân đối vốn sẽ tạo cho doanh nghiệp có một cơ cấu vốn tối ưu đồng thời tạo nên sự cân bằng giữa tác động của rủi ro và lợi tức. Dựa trên tầm quan trọng của việc nghiên cứu cơ cấu vốn, cơng ty tiến hành phân tích hệ số nợ, tỷ lệ cơ cấu tài sản.
Bảng 2.8. Khả năng cân đối vốn của công ty
Đơn vị: %
Khả năng cân đối vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Hệ số nợ 32,17 15,28 7,24
2. Tỷ lệ cơ cấu tài sản 70,38 78,06 82,67
Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Công ty sử dụng chủ yếu nguồn vốn chủ sở hữu để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh nên tỷ trọng nợ của công ty không lớn. Điều này cũng chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của cơng ty trong thời gian qua tương đối tốt.
Để phân tích khả năng hoạt động, cơng ty tập trung nghiên cứu các chỉ số như: chỉ số vòng quay tiền, vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Bảng 2.9. Khả năng hoạt động của công ty
Năm
Khả năng hoạt động 2006 2007 2008
2. Vòng quay khoản phải thu 12,34 18,86 24,45
3. Vòng quay hàng tồn kho 4,72 2,77 1,87
4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 18,66 19,83 18,83
5. Hiệu suất sử dụng tài sản 1,40 1,09 0,73
Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Chỉ số vịng quay hàng tồn kho của cơng ty giảm dần do công ty dự trữ quá nhiều trong kho và tốc độ tăng của hàng tồn kho nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Và tương tự như vậy, chỉ số vòng quay khoản phải thu tăng dần theo thời gian do các khoản phải thu của công ty giảm dần trong khi doanh thu bán hàng lại khơng ngừng tăng lên, đây có thể là dấu hiệu tốt đối với cơng ty trong thời gian tới. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty giảm dần cho thấy tốc độ tăng của tài sản lớn hơn rất nhiều so với doanh thu, cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của công ty trong thời gian qua là chưa tốt, do đó, cơng ty cần thay đổi chính sách quản lý và sử dụng tài sản cho phù hợp hơn.
Cuối cùng, công ty sử dụng các chỉ số ROE, ROA để phân tích khả năng sinh lãi của mình. Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết kết quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu, tức là lợi nhuận tạo ra cho các cổ đông. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết khả năng sinh lợi từ việc sử dụng tổng tài sản của công ty, tỷ số này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả.
Bảng 2.10. Khả năng sinh lợi của công ty
Đơn vị: %
Năm
Khả năng sinh lợi 2006 2007 2008
2. ROA 11,50 6,73 4,45
Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Cả hai chỉ số ROE và chỉ số ROA của công ty đều giảm cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu hay một đồng tài sản đều giảm xuống. Trong năm 2006, một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu tạo ra 16,95 đồng lợi nhuận nhưng năm 2007 chỉ tạo ra 7,94 đồng lợi nhuận và năm 2008 là 4,8 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của sự sụt giảm hai chỉ số này là tốc độ tăng của tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Đó là tất cả nội dung của cơng tác phân tích tài chính tại cơng ty và qua đây chúng ta cũng có thể thấy rằng hoạt động phân tích tài chính của cơng ty chưa thực sự đầy đủ và chưa nhận được sự quan tâm thích đáng do đó cơng tác phân tích chưa đạt được hiệu quả cao.