2.3. Đánh giá công tác phân tích tài chính tại cơng ty
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù cơng tác phân tích tài chính của đã đem lại cho các nhà quản trị tài chính của công ty cũng như tất cả những đối tượng khác quan tâm đến tình hình tài chính của cơng ty nhưng cũng khơng thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Những thiếu sót đó vừa mang tính đặc thù của hoạt động phân tích tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung lại vừa mang những nét riêng, gắn liền với đặc điểm của công ty.
2.3.2.1. Hạn chế
Hoạt động phân tích tài chính của cơng ty bộc lộ những hạn chế sau:
- Về quy trình tổ chức phân tích: Cơng ty chưa xác định một kế hoạch phân tích cụ
thể,rõ ràng, chưa lập được một chương trình phân tích đầy đủ các bước cùng những công việc phải làm sau khi được cung cấp báo cáo tài chính. Hơn nữa, cơng việc phân tích tài chính khơng tiến hành một cách thường xuyên nên sự nhận thức về tính chất quan trọng của công tác phân tích tài chính chưa được đề cập. Ban lãnh đạo công ty chưa nhận thức được sự cần thiết của việc phân tích tài chính nên khơng có văn bản yêu cầu cán bộ phân tích thực hiện cơng việc này một cách liên tục. Mặt khác, cán bộ phân tích chỉ bắt tay vào phân tích khi cấp trên có nhu cầu nên q trình phân tích trở nên bị động, cán bộ phân tích khơng chủ động trong thời gian thu thập, xử lý thơng tin,
do đó, khi kế tốn viên vào nhầm số liệu, cán bộ phân tích cũng khơng bố trí được thời gian kiểm chứng thơng tin.
- Về thơng tin sử dụng trong phân tích: Cơng ty chỉ chủ yếu sử dụng thông tin trên hai bảng của báo cáo tài chính mà không để ý đến tầm quan trọng của các thơng tin có trong hai bảng cịn lại là bảng LCTT và bảng TMBCTC. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của cơng ty ở một góc độ khác nhau, vì vậy, nếu biết khai thác triệt để nguồn thông tin trong doanh nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng. Tại hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đều phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu của 3 năm tài chính để đưa ra tình hình tài chính của cơng ty mình. Nếu chuỗi thời gian nghiên cứu dài đến 5 năm thì chắc chắn kết quả phân tích sẽ khách quan và chính xác hơn.
Nguồn thơng tin sử dụng trong q trình phân tích rất đa dạng, bao gồm các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.Cơng ty có sử dụng thơng tin bên ngồi doanh nghiệp như các thông tin về triển vọng kinh doanh của ngành, về tình hình giá cả của các yếu tố đầu vào nhằm theo dõi tình hình quản lý chi phí của cơng ty, những diễn biến của nền kinh tế. Nhưng trong q trình phân tích của cơng ty đã khơng sử dụng một nguồn tài liệu quan trọng, đó là báo cáo thu nhập. Nó được coi như một báo cáo tài chính tổng hợp, mơ tả lại tình hình thu nhập và sử dụng, phân chia nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm.
- Về phương pháp phân tích: Hiện nay, khi nền kinh tế thị trường đang phát triển tại
Việt Nam, cơng tác phân tích tài chính được các tập đồn, cơng ty lớn đặc biệt quan tâm. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu quá trinh phân tích tài chính cơng ty nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng của cơng tác phân tích tài chính. Ngồi một số phương pháp truyền thống đã nêu ở trên cịn có các phương pháp khác như phương pháp chi tiết chỉ tiêu, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp xác định giá trị theo thời gian,…nhưng công ty chỉ sử dụng hai phương pháp truyền thống và tham
khảo phương pháp tài chính Dupont chứ khơng đi sâu vận dụng phương pháp này, do đó các kết quả phân tích khơng đầy đủ và khơng phản ánh xác thực thực trạng tài chính một cách cụ thể hơn nữa.
- Về cán bộ thực hiện q trình phân tích: Mặc dù nhiều lúc Chủ tịch HĐQT thực hiện
phân tích tài chính nhưng cơng tác phân tích tài chính vốn là một quy trình khá phức tạp và yêu cầu đòi hỏi về thời gian, trách nhiệm nên việc để Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm công việc này là không nên. Chủ tịch HĐQT đảm nhiệm rất nhiều công việc trong hội đồng, hơn nữa lại không phải cán bộ chuyên trách nên chất lượng phân tích tài chính chưa cao.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
Do sự thay đổi trong các quy định về chế độ kế toán trong doanh nghiệp được Bộ tài chính cơng bố liên tục dẫn đến khó khăn cho kế tốn doanh nghiệp trong việc phản ánh những khoản mục trong báo cáo tài chính. Hơn nữa, do thị trường vốn của Việt Nam chưa phát triển, đặc biệt lại đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, thị trường chứng khoán đang tụt dốc, khiến cho việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung khơng nhiều, điều đó làm cho cơng tác phân tích tài chính càng bị lơ là. Hiện nay, khơng có một tổ chức nào đứng ra chuyên chịu trách nhiệm về chất lượng của các thông tin cung cấp trên các website, do đó, chất lượng nguồn thông tin mà doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho q trình phân tích của mình khơng đảm bảo ln chính xác tuyệt đối được.
Ngồi ra, về cơ sở lý luận phân tích, ngay tại các trường Đại học, Cao đẳng cũng chưa được tiếp cận những quy định hướng dẫn việc vận dụng cụ thể trong phân tích tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, rất kho khăn cho việc ứng dụng lý luận vào thực tiễn, và cùng một chỉ tiêu nhưng những nhận xét, đánh giá nó lại khác nhau từ chính các nhà phân tích. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số
trong tổng số các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam và việc áp dụng phương pháp tỷ số trong phân tích là thường xuyên nhưng việc tìm kiếm những chỉ tiêu chuẩn của ngành chính xác để làm thước đo so sánh lại rất khó khăn.Thậm chí nếu được cung cấp con số trung bình ngành thì cũng khơng có sự phân chia cụ thể con số trung bình ngành cho từng nhóm doanh nghiệp có quy mơ khác nhau trong khi lợi thế so sánh về quy mô là khơng thể phủ nhận. Đó là chưa kể đến các cơng ty hoạt động đa ngành nghề bởi lẽ việc đưa ra chỉ số trung bình ngành cho những loại cơng ty đặc biệt như thế vơ cùng khó khăn, các cơng ty đa dạng khơng phụ thuộc vào bất cứ ngành đơn lẻ nào. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân sâu sa khiến cho công tác phân tích tài chính khơng đạt được hiệu quả như mong muốn.
b) Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp chính là sự đánh giá thấp về tầm quan trọng của cơng tác phân tích tài chính. Việc phân tích tài chính khơng được chỉ đạo tiến hành một cách thường xuyên mà chỉ thực hiện khi cần thiết, do đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng cơng tác phân tích tài chính của cơng ty.
Sự hạn chế về mặt trình độ chun mơn và phương pháp phân tích là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến hiệu quả của quá trình phân tích khơng cao. Hơn nữa cơng việc phân tích tài chính chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực trạng tài chính chứ chưa quan tâm đến phân tích đánh giá các rủi ro mà doanh nghiệp sẽ có thể phải đối mặt, phân tích định giá doanh nghiệp trong khi đây là những nội dung rất quan trọng cho bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là khi khủng hoảng tài chính đang lan rộng với quy mơ lớn trên tồn cầu. Các thông tin được công ty sử dụng để phân tích là các thơng tin quá khứ, những sự thay đổi của các khoản mục trên bảng CĐKT trong quá khứ để đưa ra các dự báo tài chính trong tương lai. Có thể nói, những dự báo này được dựa trên kết quả hoạt động của cơng ty trong q khứ nhưng khơng có nghĩa là các dự báo này luôn đúng và tương lai của công ty được đảm bảo bởi những điều chỉnh kịp thời trong hiện tại.
Sự khác nhau trong phương pháp khấu hao tài sản cố định, phương pháp tính giá hàng tồn kho khiến cho việc so sánh các chỉ tiêu tài chính với các doanh nghiệp có quy mơ tương tự trong ngành cũng khơng cho những kết quả chính xác. Hơn nữa, các kết quả phân tích tài chính chỉ là đánh giá chung về thực trạng tài chính chứ khơng đưa ra những kết luận về nghiên cứu lỗ, lãi của từng nhóm sản phẩm nên việc ứng dụng các quyết định tài chính sau khi phân tích khơng phát huy hết hiệu quả.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CƠNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƢƠNG I