Phân tích năng lực cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam 1 Một số đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực canh tranh của xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường thế giới (Trang 26 - 31)

1. Một số đối thủ cạnh tranh.

Việt Nam cạnh tranh với Thái Lan, Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Pakistan ở ba thị trường chính là Châu Á, Châu Phi và Mỹ La tinh về loại gạo trung bình và phẩm cấp thấp. Loại gạo này chiếm phần lớn tổng lượng gạo nhập khẩu thế giới, thị trường gạo hạt tròn, loại gạo này hầu hết thuộc chủng loại Japonica, hợp với vùng khí hậu lạnh hơn như Trung Quốc, Nhật Bản, lãnh thổ Đài Loan, Ôxtrâylia, Mỹ, Italia. Những nước nhập khẩu chính thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc ... thị trường gạo hạt tròn chiếm khoảng 10% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu.

Trong suốt thời gian qua sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan luôn đứng đầu thế giới. Thị phần xuất khẩu của Thái Lan chiếm khoảng trên dưới 31%. Trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% trong những năm đầu đã tăng lên gần 20% trong những năm gần đây. Như vậy, Thái Lan chi phối giá gạo trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh, Việt Nam thường chịu thiệt thòi phải hạ giá thấp hơn so với Thái Lan, mặt khác Việt Nam còn bị chèn ép về giá từ các nước mới quay trở lại xuất khẩu như ấn Độ. Nước này một khi đã

tham gia xuất khẩu thường tung ra thị trường một khối lượng gạo lớn làm cho mặt bằng giá gạo quốc tế giảm xuống. Tuy nhiên, giá gạo của Việt Nam thấp hơn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, giữ vững, ổn định thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng một số thị trường mới. Năm 1996, cuộc cạnh tranh gạo phẩm cấp thấp diễn ra khá quyết liệt giữa gạo Việt Nam, ấn Độ, Thái Lan, và Myanma do cung tăng, nhu cầu giảm. Năm 1997 nguồn cung gạo phẩm cấp thấp giảm, song do đồng Baht mất giá, gạo xuất khẩu của Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh từ phía Thái Lan ở tất cả các loại gạo.

Đối thủ

cạnh tranh

Lợi thế của Việt Nam Bất lợi của Việt Nam

Thái Lan

- Giá thấp hơn

(Việt Nam chiếm lĩnh thị trường bằng cách hạ giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh)

- Sản lượng gạo XK ít hơn - Chất lượng gạo XK kém hơn - Thị trường mới, chưa ổn định - Cơ chế quản lý XK chưa hoàn thiện - Giống lúa chất lượng thấp hơn - Kỹ thuật chế biến kém hơn

2. Năng lực cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam. 2.1. Về sản xuất 2.1. Về sản xuất

a, Điều kiện tự nhiên:

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuân lợi cho việc trồng lúa nước tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển. Với hai vựa lúa lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sồng Cửu Long đã mang lại một lợi thế cạnh tranh cho sản xuất gạo của việt nam.

b, Sản lượng lớn: tạo lên lợi thế so sánh cho Việt Nam.

Những vụ mùa bội thu đã mang lại lượng gạo lớn cho Việt Nam. Năm 2005, Việt Nam đã có một vụ mùa bội thu với lượng gạo xuất khẩu tăng 27,3% và giá trị tăng 47,3%, chỉ sau một thời gian ngắn khi bắt đầu xuất khẩu gạo vào năm 1998, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Hai vựa lúa lớn đã mang lại khẳ năng cạnh tranh vè sản lượng cho gạo Việt Nam.

c, Lao động:

Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ tạo nên khả năng cạnh tranh vượt trội cho sản xuất gạo của nước ta.

d, Chất lượng gạo

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khoảng 5 năm trở lại đây, chất lượng gạo của Việt Nam đã nâng lên nhiều. đối với loại gạo xuất khẩu thông thường(5-10% tấm), chất lượng gạo của Việt Nam đã ngang bằng với gạo của các nước xuất khẩu khác. tuy nhiên chất lượng gạo của chúng ta còn nhiều yếu tố trở ngại trong việc cạnh tranh trên thị trường. Một trong những yếu tố gây trở ngại đó là sự ảnh hưởng của các công đoạn trong khâu canh tác lúa, như thời điểm thu hoạch, cắt, tách hạt, vận chuyển, phơi sấy và chế biến không đúng kỹ thuật, sử dụng cơng nghệ yếu kém dẫn đến thất thốt và giảm chất lượng.

e, Giống lúa

Ở Việt Nam có những giống lúa như IR 50404, Q5... cho sản lượng rất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhưng chất lượng hạt khơng cao. Bên cạnh đó có những giống lúa như Jasmin 85, gạo thơm Nàng Đào... cho chất lượng hạt cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng sản lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh lại kém.

Nhận thức được những khó khăn trong việc lựa chọn những giống lúa phù hợp với điều kiện của nước ta đồng thời cho năng suất và chất lượng khá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương giảm thiểu diện tích những giống lúa cho chất lượng gạo khơng cao như IR 50404 (duy trì ở mức dưới 20%), Q5, Khang dân... Bên cạnh đó, cục cũng kết hợp với Viện Cây lương thực và thực phẩm nghiên cứu, đưa ra những giống lúa mới để thay thế cho những giống kém chất lượng cũ như: giống lúa SH2, SH14, BC15... Các giống lúa này đều có đặc trưng là phù hợp với cả vụ xuân và vụ mùa, chống chịu tốt với thời tiết và sâu bệnh, chất lượng gạo tốt, hạt trắng, cơm dẻo, có mùi thơm... Sản lượng bình qn của các giống lúa này đạt từ 5,5 đến 8,5 tấn/ha.

2.2. Về chế biến.

Các chuyên gia thuộc Vụ xuất nhập khẩu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao cũng như chưa có một ngành cơng nghiệp chế biến sau phát triển, chính là lý do khiến gạo Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh.

Ở Thái Lan, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ khoảng 7-10%. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm tới 13-16%. Cịn về cơng nghệ chế biến, mặc dù các nhà máy chế biến gạo

xuất khẩu của Việt Nam có cơng nghệ và thiết bị ở trình độ tương đương với Thái Lan, song 80% lượng thóc của Việt Nam lại được xay xát và chế biến tại các cơ sở nhỏ và các hộ nông dân không được trang bị đồng bộ về phơi sấy và kho chứa nên chất lượng gạo chế biến giảm đi rất nhiều.

Nhiều doanh nghiệp đã trưởng thành do xây dựng quy trình khép kín từ khâu khai thác ngun liệu đến xuất khẩu. Nổi bật là nông trường sông Hậu đã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trên diện tích 5000 ha, với các giống lúa chất lượng cao như: IR64, VND 95-20, OM1490. đồng thời, nông trường chuyển sang sản xuất lúa đắc sản Jasmine 85. thương hiệu gạo SOHFARM của nông trường đã được khách hàng nhiều nước trên thế giới tín nhiệm. Điều này đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.

2.3. Về xuất khẩu.

a, Thị trường:

Lợi thế: Có nhu cầu lớn và ổn đinh từ thị trường châu Phi, Á. Hạt gạo Việt Nam có

mặt trong các thị trường lớn ở Đơng Nam Á và những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản, ngồi ra, sản phẩm gạo của Việt Nam cũng có khả năng sẽ vươn tới một số thị trường tiềm năng của Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La-tinh. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng sơi động , góp phần cho sự sơi động đó là việc Châu Phi, một khách hàng lớn và truyền thống của Ấn độ, Pakistan, hiện đã quay sang nhập khẩu gạo của Việt Nam từ cuối tháng 5 đến nay

Bất lợi: gạo có sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm khách hàng, giá cả lại thường

biến động, trong khi đó chưa có điều kiện để khảo sát thị trường nước ngồi và tìm khách hàng.

b, Chất lượng ,cơng nghệ:

Lợi thế: có nhiều nhà máy xay xát, lau bóng, các cơng ty vật tư nơng nghiệp phát

triển.

Bất lợi: công nghệ xử lý và chế biến sau thu hoạch và cơng nghệ chế biến có trị

giá cao chưa phát triển; cơng nghệ đóng gói bao bì chưa tốt, chưa có các cảng nước sâu phục vụ vận chuyển hàng hóa.

c, Giá bán:

Lợi thế riêng biệt là gạo giá rẻ. Trên thế giới hiện nay, thị trường đòi hỏi 2 nhu cầu, thứ nhất là những thị trường cần số lượng gạo ( chất lượng có thể thấp) và thứ 2 là thị trường cần chất lượng cao.

Đại diện cho thị trường cần giá thấp là châu Phi, họ không quan tâm đến chất lượng mà chỉ cần gạo càng rẻ càng tốt. Nhiều chuyên gia người Pháp chuyên nghiên cứu về thị trường châu Phi nói rằng người châu Phi rất thích gạo Việt Nam vì gạo Việt Nam rẻ.

Thị trường chất lượng cao thời gian qua khó mở ra được với chúng ta vì TháI Lan đã chiếm đa số thị phần. Hơn nữa nhu cầu thị trường đã bão hoà, nên Việt Nam nhảy vào cạnh tranh sẽ làm giảm giá.

Át chủ bài của Việt Nam là gạo giá rẻ, mà giá rẻ thì phải lấy mục tiêu số lượng làm chính, làm thế náo để xuất khẩu được ngay cả những sản phẩm gạo chất lượng thấp nhất, đó là 1 chiến lược cần phải làm.

đ, Kênh phân phối:

Một vấn đề quan trọng đặt ra là việc quản lý chuỗi cung ứng gạo cũng như tính tốn chuỗi giá trị gạo khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long cịn nhiều hạn chế, nên giá thành và chất lượng hạt gạo làm ra cịn kém sức cạnh tranh, chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như Thái Lan.

e, Xúc tiến bán hàng:

Một điểm nổi bật và tích cực trong điều hành xuất khẩu gạo năm 2012 là số hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký đạt 4,8 triệu tấn. Trong đó, hợp đồng chính phủ đạt khoảng 1,4 triệu tấn( chiếm 29%). Diễn biến trên có phần khác với mọi năm, khi mà số hợp đồng chính phủ thường chiếm tỷ trọng lớn. Điều này chứng minh rằng, với một cơ chế mở, các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được kết quả khích lệ trong hoạt động xúc tiến thương mại, tự tìm kiếm và ký các hợp đồng xuất khẩu, thay vì phụ thuộc vào các hợp đồng chính phủ như trước. Việc điều hành xuất khẩu gạo hiện còn nhiều lúng túng, nhiều lúc khơng kịp thời, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc chủ động nguồn hàng và ký kết hợp đồng.

2.4. Các định chế hỗ trợ:

Lợi thế: Sự hỗ trợ tích cực của hiệp hội thương mại và của nhà nước (chính sách

miễn giảm thuế); Việt Nam có nhiều trung tâm giồng, viện lúa, trường đại học, là các tác nhân hỗ trợ nơng dân thơng qua chương trình khuyến nơng và hỗ trợ kỹ thuật.

Bất lợi: Chưa có các chợ đầu mối để tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớn, chính

sách phát triển trang trại, hợp tác xã chưa có hiệu quả thiết thực; tín dụng cho nông nghiệp cịn hạn chế và ngành chưa có chiến lược phát triển thống nhất.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực canh tranh của xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường thế giới (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)