Đổi mới một số chính sách vĩ mơ.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực canh tranh của xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường thế giới (Trang 41 - 44)

II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường thế giới.

4. Đổi mới một số chính sách vĩ mơ.

4.1. Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người sản xuất

Tăng cường xuất khẩu gạo không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một thời gian ngắn, nó địi hỏi phải có thời gian đáng kể. Chính vì vậy để thực hiện thành cơng cần có sự kết hợp tất cả các biện pháp, tất cả các cấp từ trung ương tới địa phương, và tất cả mọi người dân trong nước.

Do nền kinh tế nước ta đang thời kì hội nhập, cần thiết phảI tăng cường năng lực của chính phủ trong việc hỗ trợ nơng dân đối phó với những bất lợi trong sản xuất cũng như trong thị trường. Trong phạm vi nông nghiệp,các hỗ trợ ngắn hạn cụ thể cung cấp các nguyên liệu đầu vào(máy móc, phân bón, giống…) để họ có thể mạnh dạng mở rộng các mơ hình sản xt như: trang trại các vùng chuyên canh lớn… còn đối với dài hạn thì thơng qua nghiên cứu và khuyên nông giúp người dân chuyển hướng ra khỏi những cây trồng không dược thị trường ưa chuộng, chuyển giao cơng nghệ và khuyến khích người dân áp dụng biện pháp theo quy trình canh tác tổng hợp, chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phảI 5 giảm, chương trình IPM…

4.2. Cần phải gắn kết doanh nghiệp với nông dân để tạo ra sản phẩm đạt yêu câu yêu câu

Việc doanh nghiệp gạo liên kết chặt chẽ với nông dân sản xuất lúa là một yếu tố quan trọng cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó nơng dân đứng dưới dạng là thành viên doanh nghiệp. Doanh nghiệp và nông dân sản xuất đều ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất và xuất khẩu gạo. Doanh nghiệp cung cấp phương tiện, vật tư sản xuất, bảo quản sau thu hoạch… khi đó nơng dân sản xuất lúa đúng kỹ thuật sẽ chủ động được nguồn hàng, gạo đạt chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Một khi đã thực hiên đúng khâu này doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn hàng, gạo đạt chất lượng theo yêu cầucủa đối tác, cịn nơng dân giảm chi phí đầu tư sản xuất.

4.3. Nhất quán chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế trong sản xuất và xuất khẩu gạo. sản xuất và xuất khẩu gạo.

Đây là một trong các chính sách có tác dụng khai thác mọi tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó có lúa gạo, trong lĩnh vực xuất khẩu gạo cần có nhiều thành phần kinh tế tham gia nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường gạo thế giới. Điều quan trọng để công tác xuất khẩu gạo đi vào nề nếp là khâu quản lý Nhà nước theo Pháp luật. Dù doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, đều phải kinh doanh theo đúng luật pháp quy định.

Kết luận

Trong những năng gần đây xuất khẩu gạo đã góp phần khơng nhỏ trong tăng trưởng kinh tế. Năng lực cạnh tranh của gạo việt nam ngày càng khẳng định trên trường quốc tế. Nâng cao chất lượng cho lúa gạo là một vấn đề tất yếu cho cả nước. Chất lượng là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá sản phẩm. Vì vậy nâng cao chất lượng cho lúa gạo là rất quan trọng cũng như tăng giá tri xuất khẩu ra thị trường nước ngoai. Nhưng cơng việc nay địi hỏi phảI có sự kết hợp chặt chẽ giữa người nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cũng như hỗ trợ nhiệt tình của nhà nước, đồng thời phải tích cực trong việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường thế giới dù có những những biến động thăng trầm trong từng thời kỳ, song nhìn chung vẫn có xu hướng tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng. Mức tăng trưởng cung lúa gạo đã bắt đầu có dấu hiệu giảm. Đó là thuận lợi để Việt Nam có thể yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo đến năm 2010 và trong những những năm tiếp theo. Các tiềm năng, nguồn lực và lợi thế của Việt Nam trong sản xuất, xuất khẩu gạo đã phát huy một cách có hiệu quả và được minh chứng rõ nhất trong suốt 14 năm liên tục vừa qua cả về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia lẫn đẩy mạnh xuất khẩu – Việt Nam trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Thắng lợi này cả thế giới không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, sản xuất và sản xuất hàng hoá lúa gạo xuất khẩu của ta vẫn cơ bản phát triển theo chiều rộng, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu còn thấp hơn so với nhiều nước xuất khẩu khác. Nguyên nhân chủ yếu do nền nơng nghiệp nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất hàng hố nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách đầu tư phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

Tóm lại, với xu thế phát triển của đất nước, tương quan với tình hình thị trường và các nước cạnh tranh xuất khẩu gạo bên ngồi, có thể nhận định chung: Việt Nam vẫn là một trong các nước có nhiều khả năng, cùng với Thái Lan, thuộc những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trong vòng 10 năm tới. Hương thơm lúa gạo Việt Nam vẫn sẽ lan toả rộng hơn

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực canh tranh của xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường thế giới (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)