II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường thế giới.
3. Đẩy mạnh hoạt động marketing quốc tế trên thị trường nước ngoài 1 Tăng khả năng thích ứng với thị trường.
3.1. Tăng khả năng thích ứng với thị trường.
Thị trường xuất khẩu gạo nhìn chung khơng ổn định về khách hàng và lượng hàng. Thực tế một số nước nhập khẩu gạo cũng là những nước xuất khẩu nhưng chưa tự túc được lương thực. Để đảm bảo hơn hiệu quả kinh tế xã hội của sản xuất và xuất khẩu gạo, cần nâng cao khả năng thích ứng với những biến động của thị trường thế giới. Để làm được điều này, cần phải:
Kết hợp chun mơn hóa và đa dạng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về loại hình doanh nghiệp, về quy mơ doanh nghiệp.
Cần có cơ chế mềm trong quản lý và giao hạn ngạch xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp. Có cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ xuất khẩu gạo tiểu ngạch thông qua các nước láng giềng nhằm tăng khả năng, cân đối cung cầu gạo trên thị trường nội địa.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu gạo, đồng thời không bị khách hàng ép giá bán cũng như các điều kiện khác. Kinh phí để nghiên cứu thị trường nên có những cơ chế huy động thích hợp từ các doanh nghiệp, giảm gánh nặng đối với ngân sách Nhà Nước.
Quan hệ chính trị đối ngoại cần đi trước một bước để tạo điều kiện cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường. Ví dụ như thị trường châu Phi có nhu cầu lớn, song khả năng thanh toán lại bị giới hạn. Thời gian để chiếm lĩnh thị trường này phải thông qua các nước châu Âu, bán gạo cho họ để họ viện trợ cho các nước châu Phi. Làm như vậy là do ta có quan hệ tương đối tốt với các nước chủ dự án viện trợ. Cần tiếp tục phát huy hướng đi này trong thời gian tới.
3.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu.
Để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp trước hết là những giải pháp cấp bách và thiết thực sau:
- Không ngừng nâng cao chất lượng. Nếu muốn vậy phải hoàn thiện từ khâu lai tạo giống lúa, xác định cơ cấu giống phù hợp với nhu cầu thị trường. Tiếp đó cần hồn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thu hoạch, bảo quản và xay xát gạo. Hơn nữa để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu cần tăng dần tỷ trọng các loại gạo cao cấp và đặc sản. Điều này có liên quan đến việc quy hoạch các vùng trồng lúa đặc sản; việc xây dựng đồng bộ hệ thống chế biến, vận chuyển; việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa đặc sản.
- Cần chủ động chân hàng để chủ động đàm phán và thực hiện nhanh chóng các hợp đồng đã ký kết, nhất là trong khâu giao hàng. Hiện nay tâm lý khách nước ngoài chưa thật tin tưởng vào khả năng thực hiện hợp đồng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam và cũng rất ngại thời gian giao hàng tại cảng bị kéo dài. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới giá xuất khẩu gạo của Việt Nam thường thấp hơn giá xuất
khẩu gạo của Thái Lan. Để chủ động chân hàng cần tăng cường dự trữ kinh doanh, kết hợp giữa dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần xây dựng cho mình một thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế. Hiện nay, rất nhiều nông sản Việt Nam bị các cơng ty nước ngồi đăng ký bản quyền, do đó các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần chú ý tới vấn đề bản quyền và nghiên cứu kỹ về luật kinh doanh ở những nước mà mình xuất khẩu. Hiện nay kiến thức về luật kinh doanh của các cơng ty cịn rất kếm đó cũng là nguyên nhân làm cho các công ty này luôn thua thiệt trên thị trường quốc tế. Khắc phục tình trạng này nỗ lực chính là từ các cơng ty và Nhà nước cũng cần kết hợp với các công ty trong vấn đề này bởi trên thị trường quốc tế mọi vấn đề đều liên quan đến lợi ích quốc gia.
- Đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng đồng bộ hệ thống chế biến, giao thông vận chuyển, cảng khẩu, hệ thống thiết bị bốc xếp tại các bến bãi đầu mối. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc rút ngắn thời gian bốc xếp gạo xuất khẩu. Giảm hao hụt về số lượng, tăng cường chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu gạo.
- Về quan hệ đối ngoại, cần tăng cường liên minh với các nước xuất khẩu gạo trước hết là với Thái Lan tăng cường quan hệ với các trung tâm tài chính quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu gạo trược tiếp, đa phương hố các hình thức như hiệp định dài hạn xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu, đấu thầu xuất khẩu …
3.3. Các giải pháp mở rộng thị trường.
Trong thời gian tới cần tăng nhanh tỷ trọng gạo đặc sản trong xuất khẩu. Nên coi đó là một trong những phương sách để mở rộng thị trường gạo cao cấp như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản… Từ uy tín của gạo đặc sản để mở rộng thị trường tiêu thu các loại gạo thông thường.
Hợp tác với các nước Tây âu và các tổ chức quốc tế để tranh thủ bán gạo theo các chương trình viện trợ cho Châu Phi. Giải pháp này cần được coi như một trong những phương sách để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo.
Hiện nay gạo Việt Nam đã có mặt trên 80 nước, một số nước đã trở thành bạn hàng truyền thống nhưng việc ổn định các thị trường này cũng cần phải đưọc chú ý, bởi đây là những thị trường dễ tính, phù hợp với gạo Việt Nam. Do đó trong xuất khẩu cần ln đảm bảo uy tín về chất lượng, thời gian, lượng hàng…đồng thời cần ln có những biện pháp thị trường để tăng cầu. Bên cạnh đó cần chú ý tới việc mởi rộng thị trường ở các nước này, cần lắm vững đặc tính của từng vùng để có thể cung cấp tốt nhất loại gạo phù hợp với thị hiếu khách hàng.
Cùng với phát triển kinh tế, tiềm lực tài chính của Nhà nước ta sẽ lớn mạnh, theo đà đó cần tăng cường trợ cấp cho xuất khẩu gạo. Có thể trong vịng một vài thập niên tới, ý nghĩa xuất khẩu gạo để thu ngoại tệ về tỷ trọng sẽ giảm dần nhưng ý nghĩa về tạo
việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động vẫn không bị giảm sút. Đồng thời khi một số lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta bị giảm dần thì khi đó biện pháp trợ cấp sản xuất gạo sẽ phải tăng dần lên về mức độ. Tình hình đó cần lường trước ngay từ bây giờ để có định hướng phát triển thích hợp.