Đánh giá chung về xuất khẩu gạo và năng lực cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt nam.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực canh tranh của xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường thế giới (Trang 31 - 34)

khẩu gạo Việt nam.

1. Về xuất khẩu gạo.

Xuất khẩu nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp một lượng ngoại tệ lớn với kinh tế trong nước, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết:

 Chúng ta vẫn chưa thiết lập được hệ thống thị trường thực sự ổn định với mạng lưới khách hàng thực sự đáng tin cậy. Cho đến nay, phương thức xuất khẩu qua khâu trung gian vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng để tăng cường xuất khẩu trực tiếp. Đặc biệt việc xuất khẩu qua khâu trung gian vào Châu Phi vẫn còn khá phổ biến. Nguyên nhân do việc nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần cập nhật thơng tin kịp thời, chính xác nhằm đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất.

 Hiện nay giá cả xuất khẩu của nước ta còn thấp hơn giá quốc tế cũng như giá xuất khẩu ở các nước khác. Nguyên nhân là do chất lượng gạo còn thấp, do trình độ kỹ thuật cịn thấp từ khâu tạo giống đến khâu chế biến chính vì thế mà cùng cấp gạo nhưng giá gạo Việt nam vẫn thấp hơn các nước khác.

 Chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do trình độ chế biến và sản xuất lúa gạo hiện nay còn thấp, chưa theo kịp yêu cầu của thị trường thế giới, do chưa chú trọng nhiều đến chủng loại gạo xuất khẩu, không phong phú như các nước khác.

 Việc điều hành xuất khẩu gạo hiện nay đang bộc lộ những nhược điểm. Hạn ngạch xuất khẩu giao từ đầu năm trong khi chưa biết kết quả sản xuất lúa trong năm như thế nào, do đó liên tục phải điều chỉnh kế hoạch, kể cả hủy hợp đồng đã ký với khách hàng. Ngoài ra việc phân bố lợi nhuận xuất khẩu gạo giữa người nông dân trồng lúa với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo chưa hợp lý, trong đó phần thiệt thịi vấn thuộc về nhà nước và người nông dân. Hơn nữa, các Bộ ngành chức năng và các địa phương chưa đưa ra được những quyết định quản lý kịp thời vào những thời điểm thị trường có những biến động phức tạp. Dẫn đến những hiện tượng các doanh nghiệp tranh bán khi thị trường tiêu thụ khó khăn, tranh mua khi thị trường xuất khẩu thuận lời thường xuyên diễn ra, chưa khắc phục được trong những năm qua.

2. Về năng lực cạnh tranh.

Từ một quốc gia thiếu đói, chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tạo ra một lượng thặng dư ngoại tệ cho đất nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại hóa cho nhiều ngành cơng nghiệp đồng thời giữ vững an ninh lương thực.

Trong hội nhập WTO, các quốc gia thường nỗ lực hết sức trong đàm phán về áp thuế nhập khẩu cao và hỗ trợ sản xuất để bảo hộ ngành lương thực trước sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu nước ngoài.

Nhưng khác với nhiều nước, với năng lực cạnh tranh cao, không phải nhận trợ cấp của các ngành kinh tế khác, ngành lúa gạo của Việt Nam có đầy đủ các vị thế quan trọng trong việc giữ vững an ninh lương thực quốc gia. Ngành này còn là chỗ dựa của nhiều triệu lao động nông thôn, đem lại hàng tỉ đô la Mỹ mỗi năm và là điểm tựa để giữ vững giá tiêu dùng, ổn định cán cân kinh tế vĩ mơ. Do đó, sự quan tâm đến ngành lúa gạo Việt Nam trong hội nhập WTO chính là làm sao phát huy được tối đa ưu thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo theo hình thức thương mại thường khơng vào trực tiếp được nhiều thị trường mà phải thơng qua các tập đồn kinh doanh nơng sản quốc tế vốn đang chi phối thương mại gạo tồn cầu. Do đó việc giảm hàng rào thuế quan theo cam kết WTO khơng có nhiều ý nghĩa giúp gạo Việt Nam có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường. Như vậy, việc gia nhập WTO là điều kiện cần để mở cánh cửa rộng hơn cho gạo Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng của các nước, song điều quan trọng hơn đó là năng lực của chính các doanh nghiệp Việt Nam trong việc vượt qua các tập đoàn thương mại trung gian để kết nối trực tiếp với các nhà nhập khẩu và phân phối ở những nước này.

Đến năm 2007, kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế tồn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia thị trường toàn cầu từ trước đó gần 2 thập niên. Từ năm 1989, Việt nam đã trở thành một nhà cung cấp gạo quan trọng trên thị trường thế giới. Giai đoạn 1989-2008, Việt nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức 5,2 triệu tấn vào năm 2005.

Xuất khẩu gạo tăng mạnh sau năm 2007 được hỗ trợ phần nhiều bởi điều kiện thuận lợi của thị trường thế giới. Tồn kho gạo thế giới giảm mạnh cộng với khủng hoảng lương thực năm 2008 đã nâng đỡ thương mại và giá gạo thế giới, giúp xuất khẩu gạo Việt Nam được hưởng lợi. Mặt bằng giá gạo năm 2007 ở mức 270 đô la Mỹ/tấn, năm 2008 nỗi lo khủng hoảng lương thực đẩy giá gạo lên gần mức 1.000 đô la/tấn. Những năm sau đó, 2009-2011, giá gạo đã nhích lên mức 450 và 550 đô la Mỹ/tấn. Trong bối cảnh quốc tế

thuận lợi song cơ cấu chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam chưa có chuyển biến căn bản, gạo phẩm cấp thấp và trung bình vẫn chiếm tỷ trọng lớn, gạo Việt Nam vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chắc ở các phân khúc thị trường cao cấp.

Theo cam kết WTO, năm 2011 Việt Nam mở cửa thị trường xuất khẩu gạo, cho phép doanh nghiệp nước ngồi trực tiếp tham gia bình đẳng với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một điều khoản quan trọng nhất được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến trong kết cấu ngành kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việt Nam cũng đã có sự chuẩn bị cho tiến trình này khi ban hành Nghị định 109/2011 quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, vốn không chỉ là một khung khổ pháp lý quan trọng cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia xuất khẩu gạo mà đã tạo dựng một sân chơi chung cho kinh doanh xuất khẩu gạo trong và ngoài nước. Theo thống kê gần đây đã có gần 140 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo, trong đó có bốn doanh nghiệp nước ngoài. Luồng vốn đầu tư nước ngồi vào ngành gạo sẽ khơng chỉ dừng ở các doanh nghiệp đăng ký mà cịn thơng qua các kênh đầu tư khác như đầu tư vào các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, hoặc cả các dự án đầu tư có vốn của nước ngồi.

Với thị trường tồn cầu, gạo Việt nam ngày càng khẳng định được vị trí, giữ được giá xuất khẩu, loại gạo cấp trung bình có khả năng cạnh tranh cao. Việc duy trì các thị trường truyền thống đóng vai trị nền tảng giúp ngành lúa gạo Việt nam có thời gian khắc phục khiếm khuyết về giống lúa, chất lượng gạo, tập quán canh tác, sức chứa kho dự trữ, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến…

Ngồi ra, với những thiếu sót về mặt sản xuất gạo đã nêu ra ở trên cũng đã ảnh hưởng một phần không nhỏ vào sự giảm bớt đi năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo Việt Nam với các nước khác.

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực canh tranh của xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường thế giới (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)