Vị trí thu thập mẫu đất, trầm tích tại sân bay Biên Hịa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm dioxin do chiến tranh tại một số điểm tồn lưu ô nhiễm ở việt nam (Trang 35 - 37)

TT Vị trí

Đất Ký hiệu Trầm tích Ký hiệu Khu để bồn chứa Trầm tích hồ Biên Hùng và ruộng

1 Phía Nam sân bê tơng BH-S1 Bùn bề mặt thuộc khu vực ruộng giữa sân bay

SR1

2 Phía Bắc sân bê tơng BH-S2 SR2

3 Phía Nam hố chơn lấp BH-S3

Trầm tích bề mặt khu vực hồ Biên Hùng SSM1 4 Giữa hố (-3,3m) BH-S4 SSM2 5 Bùn ở bể nước thải BH-S5 SSM3 6 Đáy bồn chứa (0-30cm) BH-S6 SSM4 7 Đáy bồn chứa (2,5m) BH-S7 SSM5 8 Đáy bồn chứa (3,0m) BH-S8 SSM6 9 Đất bề mặt BH-S9 SSM7 10 Đất bề mặt BH-S10 SSM8 11 Đất bề mặt BH-S11 SSM9 12 SSM10 (Nguồn: Bộ TN&MT, 2010)

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nguồn gây ơ nhiễm dioxin do chiến tranh ở Việt Nam và các địa điểm nghiên cứu

3.1.1. Nguồn gây ơ nhiễm dioxin do chiến tranh ở Việt Nam

Trong thực tế, cĩ hai nguồn chính gây ơ nhiễm dioxin ở Việt Nam. Thứ nhất, nguồn ơ nhiễm dioxin do chiến tranh tập trung ở các khu vực thuộc miền Nam. Thứ hai, nguồn ơ nhiễm dioxin phát sinh từ các nguồn phát thải cơng nghiệp, phân bố trên địa bàn cả nước. Bên cạnh các nguồn ơ nhiễm dioxin nĩi trên cịn cĩ các nguồn phát thải khác từ các hoạt động dân sinh và nguồn ơ nhiễm dioxin từ các nguyên nhân tự nhiên như cháy rừng tự nhiên, các hoạt động của núi lửa... Những nguồn này khơng phải là nguồn đĩng vai trị chủ yếu gây ơ nhiễm dioxin ở Việt Nam.

Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tơi tập trung làm rõ hai nguồn chính gây ơ nhiễm dioxin là nguồn ơ nhiễm do chiến tranh và nguồn ơ nhiễm do phát thải cơng nghiệp.

Trong chiến tranh Việt Nam, từ năm 1961 - 1971 quân đội Mỹ đã sử dụng một lượng lớn các chất phát quang để phun rải trên một diện tích rộng lớn thuộc chiến trường miền Nam Việt Nam. Mục đích chính là làm rụng lá cây ở những khu vực do quân giải phĩng kiểm sốt nhằm đạt được những ưu thế về mặt chiến lược quân sự trên chiến trường; phá hoại mùa màng, làm suy giảm năng suất lương thực, hạn chế nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ cho quân giải phĩng; tạo ra các vành đai nhằm bảo vệ các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ và đồng minh ở miền Nam Việt Nam.

* Về loại chất phát quang cĩ chứa dioxin

Nghiên cứu của tác giả Vũ Chiến Thắng cho thấy [15]: Từ năm 1961 - 1966, quân đội Mỹ sử dụng chủ yếu phương tiện vận chuyển và phun rải là máy bay với tần suất 4 lần/ngày. Đến năm 1969, mức độ phun rải tăng lên 36 lần/ngày và lượng máy bay sử dụng được thống kê là 24 máy bay lên thẳng.

(Nguồn: Chicago Tribune, 2009)

Hình 3.1. Hố chất làm rụng lá được rải trong chiến tranh Việt Nam

Tài liệu thống kê về chiến dịch Ranch Hand cịn cho thấy cụ thể hơn, từ tháng 8/1965 - tháng 2/1971, quân đội Mỹ đã thực hiện 6.542 chuyến bay rải chất phát quang xuống 32/46 tỉnh thuộc miền Nam Việt Nam. Ước tính tổng lượng dioxin được sử dụng trong chiến tranh ít nhất là 366 kg.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm dioxin do chiến tranh tại một số điểm tồn lưu ô nhiễm ở việt nam (Trang 35 - 37)