Đặc điểm chung của thị trường Châu Âu và yêu cầu về sản phẩm khi XK sang thị trường này

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu túi PP dùng trong siêu thị sang châu âu (Trang 33 - 36)

XK sang thị trường này

EU là một thị trường rộng lớn với nhu cầu đa dạng, phong phú

Với 15 quốc gia với khoảng 375 triệu người tiêu dùng nên nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt là, với mặt hàng dệt may là mặt hàng có tính mùa vụ và thời trang cao thì nhu cầu càng đa dạng. Tuy vậy thị trường EU khơng hồn tồn đồng nhất, 15 quốc gia trong EU với ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo khác nhau, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác,sở thích ... sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Sắp tới khi EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, dân số EU sẽ tăng thêm 100 triệu người do đó yêu cầu về sản phẩm dệt may sẽ đa dạng và phong phú hơn nữa.

Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật, cịn trong thực tế là nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bản sắc và đặc trưng riêng. Mỗi nước thành viên tạo ra các cơ hội khác nhau và yêu cầu của họ cũng khác nhau. Trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn, khí hậu thay đổi từ nước này sang nước khác nên trang phục của người dân EU cũng khác nhau. Trong mỗi nước lại có những dân tộc với những truyền thống văn hố khác nhau đây cũng là một yếu tố tạo nên tính đa dạng về nhu cầu với sản phẩm dệt may. Lứa tuổi, giới tính, cơng việc của mỗi cá nhân cũng yêu cầu sản phẩm dệt may phù hợp với những người làm việc trong cơng sở họ có nhu cầu lớn với mặt hàng sơ mi, comple. Trong khi đó với những người nơng dân lại u cầu những mặt hàng quần áo gọn nhẹ phù hợp với công việc đồng áng. Trong những buổi dạ tiệc họ lại cần những bộ quần áo làm cho họ nổi bật. Với những doanh nhân trang phục của họ phải thể hiện tình năng động trong công việc. Yêu cầu của họ đa dạng không chỉ về mẫu mã, chất liệu màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ mà cịn về tính thời trang. Nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu của từng nhóm người tiêu dùng trong khu vực thị trường EU có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Tập quán tiêu dùng của người dân EU

Đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường các quốc gia song 15 nước trong khối EU đều nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có những nét tương đồng về kinh tế văn hố. Trình độ phát triển kinh tế của những nước này khá đồng đều nên người dân EU có một số điểm chung về sở thích thói quen tiêu dùng. Đối với mặt hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm đến chất lượng và thời trang, do đó yếu tố này có khi lại quan trọng hơn yếu tố về giá cả. EU là nơi hội tụ của những kinh đô thời trang thế giới nên họ đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng và mẫu mốt. Sản phẩm dệt may tiêu thụ ở thị trường này mang tính thời trang cao, ln thay đổi mẫu mã kiểu dáng, màu sắc chất liệu để đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những mặt hàng này có thể yên tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

Do mức sống cao nên người dân EU yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm dệt may

Mức sống của người dân trong cộng đồng EU tương đối đồng đều và ở mức cao nên tiêu dùng của họ rất cao cấp, yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an tồn giá cả khơng phải là vấn đề quyết định nhất đối với thị trường này. Vì thế cạnh tranh về giá không hẳn là biện pháp tối ưu khi xâm nhập thị trường EU. Thu nhập bình quân đầu người của người dân EU ở mức khá cao, và tỉ lệ chi tiêu cho hàng may trong tổng thu nhập dân cư lớn. Bên cạnh đó người tiêu dùng EU có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng dệt may cao cấp với yêu cầu về đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng cao. Người dân EU cũng đòi hỏi sản phẩm dệt may phải an tồn cho người sử dụng khơng gây dị ứng, tạo cảm giác khó chịu cho người mặc khơng có một số hố chất mà hiệp hội dệt may Châu Âu cấm sử dụng. Thị trường Châu Âu còn sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rất khắt khe như: tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000.

Các hãng, cơng ty có tên tuổi trong làng dệt may Châu Âu lại là khách hàng của doanh nghiệp dệt may ở nước khác

Hàng ngàn các hãng có tên tuổi của các nước Châu Âu là những người bán hàng cho các nhà bán lẻ, nhưng sau khi tập hợp các đơn hàng họ lại là người đi đặt hàng ở các nước khác, trừ những mặt hàng cao cấp sản xuất tại Châu Âu. Họ có thể đưa nguyên liêu sang và đặt các doanh nghiệp dệt may ở nước khác gia công chế biến cho họ sau đó sản phẩm được nhập về và dán nhãn mác của họ. Làm như vậy họ vừa tận dụng được nguồn nhân công rẻ hơn ở các nước đang phát triển từ đó làm giảm chi phí sản xuất và giúp họ thu được nhiều lợi nhuận hơn và làm giảm ô nhiễm môi trường do chất thải của ngành công nghiệp dệt may gây ra. Việc làm này giúp họ chỉ cần tập trung vào sản xuất những mặt hàng cao cấp. Các nhãn hiệu nổi tiếng của các nhà sản xuất Châu Âu đã tạo được uy tín lớn đối với người tiêu dùng, đây cũng là yếu tố chứng nhận chất lượng hàng hố. Vì vậy người tiêu dùng Châu Âu ln cảm thấy yên tâm khi mua hàng hoá của họ cho dù hàng hố này được chính họ sản xuất hay th gia cơng chế biến ở nơi khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu túi PP dùng trong siêu thị sang châu âu (Trang 33 - 36)