MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THẺ
5.1.1.4 Tâm lý ngƣời dân
Hiện nay tâm lý ƣa chuộng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến trong dân cƣ. Ngƣời dân vẫn còn rất xa lạ với việc giao dịch với NH và các dịch vụ mà NH cung cấp. Theo thống kê của tổ chức thẻ VISA năm 2006 thì lƣợng cung tiền mặt trong lƣu thông ở những nƣớc phát triển là 10-25%, trong khi đó ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam là 75-76%. Nhận xét về vấn đề này bà Nguyễn Thị Tú Anh – trƣởng phòng quản lý thẻ Vietcombank cho biết: “Trong việc xây dựng phƣơng thức thanh tốn mới thì khó khăn cơ bản vẫn là thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân Việt Nam”. Khâu marketing cho thẻ còn hạn chế, chƣa đủ sức hấp dẫn dân chúng sử dụng hình thức thanh tốn này bên cạnh đó do thu nhập ngƣời dân còn thấp cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng hình thức thanh tốn thẻ. Ngồi ra một nhân tố khiến cho việc sử dụng thẻ thanh toán bị hạn chế là do thanh toán thẻ đắt hơn thanh toán bằng tiền mặt. Một cuộc nghiên cứu định tính do tập đồn Visa International tiến hành cho thấy, 51% ngƣời nƣớc ngoài đến Việt Nam muốn thanh tốn bằng thẻ Visa phải trả một khoản phụ phí tƣơng đƣơng 3% giá trị giao dịch. Trong số những khách hàng từng bị yêu cầu phải trả thêm phí có 60% chấp nhận nhƣng cảm thấy bất bình, 40% khơng chấp nhận và sẵn sang quay ra nếu cửa hàng tiếp tục địi thu phí. Visa cũng tiến hành khảo sát tại các điểm chấp nhận thẻ tại TPHCM và kết quả là có tới 30% điểm bán hàng công khai thừa nhận áp dụng phụ phí đối với ngƣời thanh toán bằng thẻ. Đáng chú ý hơn là hơn một nửa số ngƣời bị thu phí tin rằng đây là chính sách chung và ngân hàng phát hành thẻ cùng với Visa đƣợc lợi từ khoản phụ thu này. Theo kết quả điều tra của Visa, nếu nhƣ phần lớn du khách đƣợc hỏi cho biết rất thích thanh tốn thẻ ở nƣớc mình thì chỉ có
30% thích dùng thẻ ở Việt Nam, thêm vào đó 60% du khách cho biết nếu có dịp trở lại Việt Nam sẽ dùng tiền mặt để mua hàng hóa, dịch vụ.