Đánh giá hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế tại công ty TNHH NIPPON (Trang 34 - 38)

2.2. Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận

2.2.3. Đánh giá hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao

vận tải quốc tế của công ty giai đoạn 2011 – 2013

2.2.3.1. Mặt đạt được

Qua xem xét quá trình kinh doanh các năm của cơng ty chúng ta có thế thấy hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh được quan tâm tại công ty. Các vấn đề về vốn, lao động, máy móc thiết bị được cơng ty thực hiện đầy đủ các kế hoạch để ra và thực hiện kịp thời. Nhờ đó, ta có thể thấy các kết quả kinh doanh đa phần đều đạt được kết quả tốt với doanh thu, lợi nhuận tăng dần qua các năm. Kèm theo đó, đời sống người lao động cũng được tăng lên nhờ kết quả kinh doanh thuận lợi, có bước nhảy vọt sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Các hoạt hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế được công ty thực hiện tốt hiệu quả biểu hiện qua các số liệu đã phân tích ở trên. Chẳng hạn như về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cơng ty đã thực hiện tăng vịng quay vốn lưu động từ 7,6 vòng mỗi năm lên 10,7 vịng một năm để có thể cho dịng vốn lưu chuyển liên tục hơn, hay công ty thực hiên nâng mức lương

trung bình của cơng ty lên để khuyến khích họ làm việc để từ đó nâng cao được mức sinh lời bình quân của mỗi nhân viên.

Các biện pháp cơng ty đề ra có tác dụng nhất định đến hiệu quả ngày một tốt hơn trong kinh doanh. Mỗi nhiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, thiết bị đều hướng tới mục tiêu về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở đây, công ty Nippon Konpo Việt Nam đã nâng cao hiệu quả từng bộ phận để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh với doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Tại kết quả kinh doanh của từng hoạt động kinh doah, công ty cũng đều đạt sự gia tăng lợi nhuận mặc dù doanh thu có thể giảm như ở hoạt động thuê kê khai hải quan.

2.2.3.2. Mặt hạn chế

Mặc dù nỗ lực trong các hoạt động nâng cao hiệu quả kinh nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong công ty mà chưa giải quyết được trong giai đoạn này. Có thể kể đến là tốc độ tăng chi phí cịn cao, ở mức trên 14% mỗi năm. Tuy được bù đắp bằng sự gia tăng nhanh chóng của doanh thu nhưng việc này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Việc chi phí cao một phần do cơng tác quản lý tài chính tại cơng ty cịn chưa hồn thiện như tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ lệ lớn làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, kèm theo đó là khoản phải thu, tồn kho cao gây tăng chi phí. Cơng ty cần có những biện pháp để cải thiện mức gia tăng chi phí, tránh kéo dài có thể dẫn tới thua lỗ nếu việc kinh doanh gặp khó khăn, doanh thu sụt giảm.

Một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty như kê khai hải quan, kho bãi có tốc độ gia tăng doanh thu chậm, đặc biệt là kê khai hải quan từ năm 2012 đến 2013 có doanh thu giảm. Tuy doanh thu giảm khơng đáng kể và ít ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng nó cho thấy sự mất thăng bằng trong kinh doanh của cơng ty khi các lĩnh vực có sự tăng giảm khơng đểu về doanh thu. Điều này cũng có thể biểu hiện cho sự giảm sức cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trên thị trường. Cơng ty cần sớm có các biện pháp để cải thiện cũng như quảng bá để có thể khơi phục doanh thu.

Máy móc thiết bị chưa thật hiệu quả khi tỷ lệ làm việc có dấu hiệu giảm. Tỷ lệ máy móc hoạt động tại cơng ty sụt giảm trong 3 năm mặc dù cơng ty có đầu tư thêm các thiết bị mới. Các thiết bị hoạt động với khả năng sinh lời cao hơn nhưng tỷ lệ hoạt động lại giảm có thể gây hạn chế hoạt động của cơng ty trong thời gian tới hoặc có thể gây quá tải cho các thiết bị. Các thiết bị khơng hoạt động vẫn địi

hỏi cần được bảo dưỡng, sửa chữa gây tốn chi phí mà khơng phát sinh lợi nhuận. Các sản phẩm này cần được sớm thanh lý để bù đắp chi phí khác cũng như để chuẩn bị cho công ty nâng cấp, mua mới các thiết bị hiện đại hơn.

2.2.3.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế

Đối với công ty Nippon Konpo Việt Nam, các hạn chế và tồn tại kể trên đã làm hạn chế hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế của doanh nghiệp. nguyên nhân của những hạn chế này bắt nguồn từ cả yếu tố bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp.

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là các hệ thống trong công ty chưa thật tối ưu làm tăng nhanh chi phí. Các hệ thống ở đây bao gồm cả hệ thống quản lý tài chính cũng như hệ thống quản lý các quy trình kinh doanh. Hệ thống quản lý tài chính của cơng ty duy trì được tỷ lệ tài sản, nợ phải trả khá tốt tuy nhiên tỷ lệ tài sản ngắn hạn của công ty khá lớn như năm 2013 là 39,848 tỷ đồng đã làm giảm khả năng sinh lời củ cơng ty đồng thời làm tăng chi phí do khoản phải thu hay hàng tồn kho kéo dài. Các quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị bằng sửa chữa bảo dưỡng được duy trì thường xuyên để đảm bảo chất lượng thiết bị hay đào tạo, tuyển dụng, tăng lương cho công nhân viên thường xuyên để nâng cao năng suất người lao động nhưng lại gây tăng nhanh chi phí hơn. Các chi phí này là cần thiết nhưng nếu khơng được tính tốn kỹ lưỡng cũng như quản lý chặt chẽ chất lượng hoạt động có thể sẽ làm lãng phí mà không đạt hiệu quả mong muốn.

Nguyên nhân thứ hai cũng xuất phát từ phía doanh nghiệp đó là máy móc một phần đã cũ sau thời gian dài hoạt động. Việc thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị là cần thiết và giúp cho máy móc hoạt động được lâu hơn tuy nhiên máy việc hoạt động thường xuyên với công suất cao theo chu kỳ kinh doanh ngày càng ngắn làm các thiết bị có thể khấu hao nhanh hơn làm ảnh hưởng đến hoạt động sau này của thiết bị. ơn nữa máy móc hoạt động lâu khơng bổ sung thiết bị mới cũng khiến các thiết bị này trở nên lạc hậu so với các sản phẩm mới ra đời trong thời đại khoa học – cơng nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Như trong bảng 10, ta có thể thấy tỉ lệ hoạt động giảm dần của các máy móc thiết bị. Mặc dù cơng ty tăng được công suất các thiết bị hoạt động để có thế thực hiện kinh doanh mà không cần đến 100% thiết nhưng cũng không thể phủ nhận rằng các thiết bị cũ cần được thanh lý tránh chi phí bảo dưỡng và có thể

Cùng với đó, thị trường giao nhận vận tải quốc tế Việt Nam ngày càng sôi động với sự tham gia của các doanh nghiệp mới làm gia tăng sự cạnh tranh trong ngành. Đặc biệt lĩnh vực kê khai hải quan thuê là một lĩnh vực cơ bản và tốn ít về cơ sở vật chất nên càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào. Sự cạnh tranh trong điều kiện tương đỗi khó khăn này đã khiến cho doanh thu của công ty trong giai đoạn này giảm. Mặc dù mức giảm không cao nhưng cũng cho thấy nguy cơ về sự xâm chiếm thị phần của các doanh nghiệp giao nhận vận tải mới nhất là khi sau năm 2013 Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường giao nhận vận tải.

Ngồi ra, Cơng ty Nippon Konpo Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế hậu khủng hoảng còn nhiều vấn đề như lạm phát, lãi suất tăng cao trong thời gian năm 2011. Các khó khăn trong thời năm này gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp với doanh thu trong thời gian từ 2011 – 2012 tăng khá chậm so với giai đoạn sau đó. Khó khăn khơng chỉ trong nước mà cịn cả các quốc gia trong khu vực. Kinh tế các nước trong khu vực Đông Á bao gồm các thị trường truyền thống của Công ty Nippon Konpo như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… vẫn hồi phục chậm chạp, các doanh nghiệp vẫn trì trệ dẫn tới cầu giảm, doanh thu của công ty trong giai đoạn này tăng trưởng chậm. Điều này làm thu hẹp thị trường của công ty. Qua đến năm 2013, khi nền kinh tế được cải thiện thì việc kinh doanh giao nhận vận tải cũng được cải thiện với doanh thu, lợi nhuận của giai đoạn này cao hơn hẳn so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên sự hồi phục của nền kinh tế là không ổn định nên doanh nghiệp cần có các biện pháp để phịng tránh các rủi ro có thể gặp phải.

Giá cả nhiên liệu leo thang do lạm phát cùng với giá xăng dầu thế giới cũng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao nhận vận tải quốc tế của công ty. Chi phí nhiên liệu tăng cao đáng kể này làm tăng cao tổng chi phí tạo nên vấn đề khơng hề nhỏ cho doanh nghiệp. Việc nâng giá dịch vụ sẽ càng gây khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế khó khăn, trong khi nó nếu giữ giá sẽ khó cho doanh nghiệp duy trì lợi nhuận. Để giải quyết những vấn đề này, cơng ty cần có những chiến lược đúng đắn và cần cả sự can thiệp, giúp đỡ từ phía các cơ quan nhà nước, chính phủ.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH NIPPON

KONPO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2017

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế tại công ty TNHH NIPPON (Trang 34 - 38)