Cơ cấu theo nhóm ngành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ (Trang 42 - 45)

II. Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm cho lực lƣợng lao động trẻ

2. Cơ cấu việc làm

2.1 Cơ cấu theo nhóm ngành

Trong ba năm gần đây (2005 – 2007), số việc làm mới được tạo ra cho lao động trẻ là xấp xỉ 53,71% trong ngành nơng – lâm – ngư nghiệp nói chung; >20% trong ngành công nghiệp và xây dựng; >25% trong ngành dịch vụ và thương mại. Điều này chứng tỏ lao động trẻ vẫn chủ yếu làm trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, nơi chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

và hội nhập diễn ra còn chậm. Tuy nhiên, điều này dường như không đồng hành với xu hướng đầu tư cho phát triển khu vực nông nghiệp.

Bảng 7: Cơ cấu đầu tƣ xã hội theo các nhóm ngành năm 2000 – 2007

Đơn vị : %

Tỷ trọng VĐT phát triển khu vực KTNN theo giá so sánh 1994

Tỷ trọng VĐT của toàn xã hội theo giá so sánh 1994 Năm Ngành 2000 2003 2005 2007 2000 2003 2005 2007 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông – lâm – ngư nghiệp 13,11 9,69 8,88 8,88 14,4 9,87 9,04 9,01 CN – XD 35,72 42,48 41,47 41,16 36,78 39,94 40,54 40,51 Dịch vụ 51,17 47,82 49,65 49,66 48,82 50,19 50,42 50,47

Nguồn : Số liệu thống kê năm 2007

Từ năm 2000 – 2007 tỷ trọng đầu tư xã hội cho khu vực nơng nghiệp giảm xuống từ 14,40 % xuống cịn 9,01%. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là do giảm sút đầu tư của Nhà nước cho khu vực nông nghiệp, từ 13,11% năm 2000 xuống còn 8,88% năm 2007. Trong bối cảnh xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi phải ưu tiên cho khu vực công nghiệp. Tuy nhiên, với mức độ và xu hướng đầu tư xã hội, cũng như đầu tư của Nhà nước cho khu vực nông nghiệp trong thời gian qua rõ ràng không tương xứng với yêu cầu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp.

Trịnh Thị Lan H-ơng Kinh tế phát triển 47B

Bảng 8: Cơ cấu việc làm mới tạo ra cho lao động trẻ các năm 2005 – 2007

Đơn vị : %

Ngành

Năm

Theo ngành Theo chương trình

Nơng – lâm – ngư nghiệp Cơng nghiệp – xây dựng Dịch vụ Chương trình phát triển kinh tế Chương trình XĐGN Chương trình XKLĐ và chuyên gia 2005 54,95 19,26 25,80 74,57 22,84 2,29 2006 53,71 20,06 26,23 74,22 22,53 3,25 2007 52,48 20,88 26,64 73,44 21,63 4,93

Nguồn: Số liệu thống kê các năm 2005 – 2007

Mặc dù vậy, lao động trẻ trong cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động xã hội cả nước cũng đã có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần số lao động trong nông nghiệp, tăng dần lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 2000, cả nước có 69% lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, 10,9% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 20,1% lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ. Đến năm 2005, cơ cấu này đã có sự thay đổi, giảm xuống còn 60,5% đối với lao động nông – lâm – ngư nghiệp và tăng ở các ngành công nghiệp, xây dựng là 14,4%, và dịch vụ là 25,1%. Đến nay(ăm 2007), tỷ lệ lao động trẻ họat động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp là 53,4%; công nghiệp và xây dựng là 24,2 %; dịch vụ là 22,4%. Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ tiếp tục tăng, đến năm 2010, dân số lao động trong nơng nghiệp chỉ cịn khoảng 50%.

Bên cạnh đó, theo kết quả thống kê Lao động - Việc làm từ năm 2001 – 2007 cho thấy, lao động trong nhóm tuổi 19 – 24 có tỷ trọng nữ làm cơng việc dịch vụ cao hơn so với nam và cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn bộ lao động của nhóm tuổi này. Nguyên nhân là do có một tỷ lệ lớn lao động trẻ đã tham gia vào công việc buôn bán nhỏ, nhất là buôn bán các sản phẩm nơng nghiệp. Đối với nhóm từ 15 – 34 tuổi thì tỷ lệ nam giới làm trong ngành công nghiệp – xây dựng cao hơn nhiều so với nữ do họ có sức khỏe tốt hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)