II. Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm cho lực lƣợng lao động trẻ
3. Về tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm
3.1 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ khu vực thành thị
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động khu vực thành thị năm 1996 là rất cao 10,5% (tỷ lệ này ở người lớn tuổi là 4,4%) đến năm 2006 tăng lên 13,4% (mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở người lớn tuổi đã giảm xuống còn 3,7%). Điều này phản ánh một thực tế là mặc dù tăng trưởng kinh tế nhưng tốc độ tạo việc làm không đủ để cung cấp cơ hội việc làm cho lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trẻ.
Bảng 9: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ và lao động lớn tuổi khu vực thành thị
Năm Thanh niên Lớn tuổi
1996 10,5 4,4 1997 11,2 4,6 1998 13,4 5,1 1999 19,4 3,7 2000 16,8 4,3 2001 13,7 3,8 2002 16,1 4,0 2003 14,1 4,1 2004 13,9 4,0 2005 13,4 3,7 2006 14,5 3,6 2007 14,2 3,8
Nguồn : Số liệu Điều tra Lao động – Việc làm các năm
Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng thất nghiệp là do hệ thống giáo dục của nước ta đang còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Theo kết quả tổng hợp gần đây của Viện Nghiên cứu thanh niên TP Hồ Chí Minh, có tới 88,6% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cơng nhân kỹ thuật, nhưng số người đáp ứng các tiêu chuẩn lại thấp, nơi tuyển được cao nhất cũng chỉ đạt 56,7% nhu cầu. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp tại Hà Nội với 33.115
lao động thì7 doanh nghiệp cho biết số lao động trẻ được đào tạo từ các trường nghề về chất lượng kém hơn nhiều so với yêu cầu thực tế, 43 doanh nghiệp cho biết họ phải đào tạo lại từ 3 tháng đến 1 năm.
Trong khi cuộc cạnh tranh để kiếm được việc làm có thu nhập ngày một tăng trong thanh niên, thì lại có sự hụt hẫng giữa kiến thức tiếp thu được trong nhà trường với những điều mà thị trường lao động đòi hỏi. Các doanh nghiệp ngần ngại không muốn tuyển dụng lao động trẻ chưa có kinh nghiệm trong cơng việc. Đối với những doanh nghiệp này, chi phí để đào tạo lại hoặc bổ túc tay nghề quá cao, dẫn đến việc họ không muốn tuyển dụng lao động trẻ. Việc tuyển dụng lao động trưởng thành, với kinh nghiệm công tác và tay nghề nhất định vừa rẻ, vừa dễ dàng. Ở những nơi cần đến tay nghề, khâu tuyển dụng lại càng cạnh tranh gay gắt hơn. Trong khi nhu cầu về số lao động có bằng cấp học thuật rất thấp thì nhu cầu đối với lao động có tay nghề và kinh nghiệm thực tế lại rất cao. Hệ thống giáo dục – đào tạo của nước ta đã làm trầm trọng thêm bất cập này. Nhiều ngành nghề đào tạo hiện nay đã trở lên lỗi thời, không phù hợp với sự thay đổi cơ cấu sản xuất và công nghệ tiên tiến. Việc chạy theo bằng cấp, học vị, kiếm “một chân” trong biên chế Nhà nước đã khiến một số thanh niên coi nhẹ việc đào tạo và lựa chọn những ngành nghề mà thị trường lao động thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, do sự thiếu phối hợp hài hịa giữa một bên là là hệ thống giáo dục – đào tạo và một bên là nguồn cung cấp cơ hội việc làm nên mặc dù thanh niên có nhu cầu tìm việc song vẫn thất nghiệp. Mặt khác, thanh niên chỉ chú trọng vào việc tìm việc làm ở thành phố mà chưa chấp nhận đi đến những nơi xa, có điều kiện khó khăn.
3.2 Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thơn
Trong khi đơ thị có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn thì tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nơng thơn cũng đang là vấn đề khó khăn. Tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên ở khu vực nông thôn trong giai đoạn 1996 – 2007 mặc dù có giảm đi nhưng khơng đáng kể và có những biến đổi rất mạnh.
Trịnh Thị Lan H-ơng Kinh tế phát triển 47B
Biểu đồ 8: Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trẻ ở khu vực nông thôn giai đoạn 1996 – 2007 0 5 10 15 20 25 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nguồn : + Số liệu thồng kê Việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005 + Số liệu Điều tra Lao động – Việc làm hàng năm
Trong những năm gần đây, nếu thất nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị thì vấn đề thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do q trình đơ thị hóa q nhanh, mở rộng liên tục nên đất canh tác nơng nghiệp ngày càng có xu hướng bị thu hẹp lại, cơng nghiệp hóa nơng nghiệp đã khiến cho thời gian nơng nhàn nhiều hơn… Vì thế, lao động trẻ ở nông thôn, đặc biệt là lao động trong độ tuổi từ 15 – 29, bị đẩy vào thị trường lao động khi họ chưa được trang bị đầy đủ những yêu cầu cần thiết đáp ứng với thị trường lao động hiện nay, cộng thêm thói quen sản xuất theo phong tục tập quán càng trở thành một rào cản lớn. Đến hết năm 2006, vẫn còn trên 1 triệu lao động trẻ ở nông thôn (= 89,5% tổng số lao động trẻ) chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học; 94,7 % thanh niên nơng thơn khơng có chun mơn nghiệp vụ; chỉ có 1,9% thanh niên nơng thơn có trình độ đại học và trên đại học… Trường hợp “nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng chưa cao” ở tỉnh Vĩnh Long là một ví dụ. Các cơng ty xuất khẩu lao động ở đây nêu lên thực trạng “thừa – thiếu” lao động
tại địa phương. Do trình độ tay nghề của lao động địa phương hoặc thấp hoặc khơng có nên khơng thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cơng nghệ cao gây nên tình trạng lao động khơng có việc làm cịn nhiều nhưng nhà tuyển dụng vẫn luôn khan hiếm nguồn lao động để tuyển dụng vào làm việc cho đơn vị mình.
Mặt khác, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm chuyển đổi, hiệu quả đầu tư tài chính thấp, hệ số sử dụng đất còn thấp nên rất khó khăn tạo mở việc làm tại chỗ. Hơn nữa, sự phát triển của các ngành nghề còn hẹp nên việc chuyển đổi cơ cấu lao động cũng gặp nhiều khó khăn. Các chính sách lớn có khả năng sử dụng nhiều lao động như chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nơng thơn, chính sách đầu tư cơng nghệ chế biến hàng nông sản theo hướng kinh doanh thị trường… còn chưa thep kịp với yêu cầu thực tế, do vậy hạn chế các cơ hội việc làm cho thanh niên nơng thơn.
Tóm lại, nguồn lao động Việt Nam tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động thấp, không đồng đều ở các vùng, địa phương, các nhóm ngành; tổng cầu lao động trẻ có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ đủ việc làm của lực lượng này còn thấp hơn của cả nước; phần lớn lao động trẻ vẫn hoạt động kinh tế trong ngành nơng nghiệp nhưng cũng đang có xu hướng giảm dần và tích cực tăng dần trong ngành cơng nghiệp và dịch vụ; cơ hội làm việc của lao động trẻ trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi cịn ít mà chủ yếu (>50%) hoạt động kinh tế dưới hình thức tự làm việc (phần lớn là làm nghề nông); tỷ lệ thanh niên làm công ăn lương không cao chứng tỏ đây là khu vực lao động có quan hệ lao động còn nhỏ bé và thị trường lao động ở Việt Nam vẫn chưa phát triển hoàn thiện.