Nhóm các giải pháp trực tiếp tạo việc làm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ (Trang 83 - 88)

II. Các nhóm giải pháp

2. Nhóm các giải pháp trực tiếp tạo việc làm

2.1 Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp thông qua hoạt động cho vay vốn của Quỹ 120

Thứ nhất, tăng cường ngân sách Nhà nước bổ sung cho Quỹ quốc gia về việc

làm nhằm đảm bảo nguồn lực cho sự tăng trưởng số lượng và chất lượng việc làm. Dự kiến kế hoạch nguồn vốn ngân sách Nhà nước phân bổ sung vào Quỹ 120 đến 2010 đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 3000 tỷ so với năm 2005 và gấp 2 lần so với giai đoạn 2001 – 2005. Trong đó nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương là 2.500 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 3.000 tỷ đồng;

Thứ hai, tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò chỉ đạo của các Bộ, ngành, các tổ

chức hội đồn thể, chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý, điều hành các chương trình giải quyết việc làm. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo giải quyết việc làm các cấp, thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tăng cường và nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời những sai sót trong thực tiễn điều hành, đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Giữ gìn kỷ cương quản lý, đặt mọi hoạt động của Chương trình cho vay này dưới sự chỉ đạo của chặt chẽ của Ban chỉ đạo Chương trình, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp;

Thứ ba, hồn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế, tạo

sự thơng thống trong việc triển khai thực hiện ở các cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơng khai hóa và thực hiện đúng vai trị của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quan hệ với các chủ thể kinh tế, giúp các chủ thể này được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách bình đẳng, kịp thời và hiệu quả;

Thứ tư, đối với công tác xây dựng và lập kế hoạch cũng cần có một cơ chế

mềm dẻo, linh hoạt để phân bổ, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch hằng năm sát với tình hình thực tế và phù hợp với những biến động của nền kinh tế cũng như sự phát triển khác nhau giữa các vùng, miền, các thành phần và khu vực kinh tế trong cả nước.

Thứ năm, để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước và đạt được mục tiêu cho vay của Quỹ cần có một cơ chế tạo lập nguồn vốn từ các nguồn đóng góp của doanh nghiệp, các khoản tài trợ của các tổ chức quốc tế và từ chính bản thân

Trịnh Thị Lan H-ơng Kinh tế phát triển 47B

người dân để đến năm 2010 Quỹ có thể đáp ứng được 50% nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm.

Thứ sáu, xây dựng các chính sách khuyến khích nhằm tạo động lực và hỗ trợ

các doanh nghiệp, người sử dụng lao động tạo ra nhiều việc làm cho người lao động thơng qua các chính sách về ưu đãi lãi suất, thuế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách khuyến khích đầu tư vùng sâu và vùng xa…

Thứ bảy, dành một khoản ngân sách hợp lý nhằm tăng cường công tác tập

huấn, nâng cao nhận thức về pháp luật, các chính sách giải quyết việc làm, cơng tác quản lý và đặc biệt là trình độ chun mơn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác giải quyết việc làm.

Thứ tám, đẩy mạnh thực hiện dự án cho vay vốn tạo việc làm với lãi suất thấp

từ Quỹ quốc gia về việc làm (doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, làng nghề thủ cơng truyền thống…) và các hộ gia đình, ưu tiên cho vay vốn các đối tượng nhóm yếu thế như lao động là người tàn tật, người dân tộc thiểu số, người nghèo, lao động ở nơi có nhiều diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp…

Thứ chín, tăng mức trợ cấp xã hội cho người dân tộc thiểu số từ mức 140.000

đồng / người hiện nay lên mức bằng 70% lương tối thiểu chung, đồng thời mở rộng đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội, bao gồm học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc gia đình hộ nghèo hoặc cận nghèo và ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tăng mức hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp với điều kiện thực tế và hồn cảnh cụ thể. Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên, mở rộng đối tượng được vay vốn và điều chỉnh mức vay vốn phù hợp với điều kiện thực tế giá cả sinh hoạt…

2.2 Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao động và chuyên gia

Trong những năm tới, chúng ta cần tăng số lượng và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động nước ngoài; tập trung vào xây dựng và hồn thiện chính sách đầu tư cho đào tạo lao động có tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật phục vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia. Đưa đào tạo lao động và chuyên gia xuất khẩu vào chương trình đạo tạo nghề của các Bộ,

ngành, địa phương, doanh nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thơng. Có chính sách khuyến khích người lao động tự đào tạo, doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo để phát triển nguồn lao động và chuyên gia. Trong thời gian trước mắt, cần thực hiện chỉ đạo thực hiện tốt Đề án thí điểm Đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng giai đoạn 2008 – 2015.

Đồng thời, cần đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn xây dựng cơ sở đào tạo, bổ sung đội ngũ giáo viên có trình độ cao, giáo dục định hướng cho người lao động để một mặt chủ động được nguồn lao động, mặt khác nâng cao chât lượng đào tạo trên cơ sở hồn thiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn lao động xuất khẩu.

Việc tích cực tìm kiếm, khai thác và mở rộng các thị trường lao động ngoài nước phù hợp với lao động trẻ nông thôn Việt Nam cũng là một trong những giải pháp có hiệu quả trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trẻ nói chung và lao động trẻ nơng thơn nói riêng. Hiện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xây dựng chương trình hỗ trợ người dân các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động theo hướng hỗ trợ đào tạo nghề và đào tạo các chi phí liên quan đến thủ tục xuất khẩu lao động cho người dân. Chính phủ cũng cần có những chính sách đối ngoại phù hợp với các nước và vùng lãnh thổ có khả năng tiếp cận nhiều lao động và chuyên gia Việt Nam.

Thuế cũng là một trong những rào cản làm giảm hiệu quả của các chương trình xuất khẩu lao động. Do đó, cần xây dựng và hồn thiện chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia, thực hiện công khai và giảm tối đa các khoản người lao động đóng góp khi đi làm việc ở nước ngồi; cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thơng thống và giảm phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp.

2.3 Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo nghề

Công tác tuyên truyền hướng nghiệp đối với phụ huynh học sinh là hết sức cần thiết trong nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo nghề. Bởi họ là người đóng vai

Trịnh Thị Lan H-ơng Kinh tế phát triển 47B

trò quyết định phần lớn trong việc định hướng con đường học tập và sự nghiệp tiếp theo của con em mình.

Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và đảm bảo dạy nghề bằng cách đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng giáo viên cho phát triển dạy nghề, phục vụ u cầu Cơng nghiêp hóa – Hiện đại hóa đất nước; đổi mới và phát triển mục tiêu, chương trình đào tạo, chuẩn hóa cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề là một hướng đi không mới nhưng rất cần thiết.

Một trong những giải pháp quan trọng thuộc nhóm giải pháp này là chính sách tín dụng ưu đãi cho thanh niên vay học nghề, tạo việc làm và đi làm việc ở nước ngồi. Với chính sách này, thanh niên sẽ có điều kiện vay tín dụng ưu đãi để học nghề. Sẽ khơng có trường hợp thanh niên có nhu cầu học nghề, đảm bảo các điều kiện học nghề của các cơ sở đào tạo mà khơng được học nghề do thiếu kinh phí.

Chính sách tín dụng ưu đãi cho cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp có chức năng dạy nghề vay để mở rộng quy mơ dạy nghề hiện có,đáp ứng nhu cầu học nghề cho thanh niên, trong đó có các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống của tổ chức Đoàn cũng cần gấp rút đưa vào áp dụng. Trong thời gian tới cần tăng cường tuyên truyên sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển dạy nghề, về vai trị vị trí của dạy nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, phổ biến kiến thức, giới thiệu chuyên sâu các nghề trong xã hội, thông tin về việc làm trên các thông tin đại chúng để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở dạy nghệ và xã hội biết và tích cực tham gia thực hiện phát triển dạy nghề, thiết lập mạng thông tin dạy nghề và việc làm.

Đồng thời các cơ quan chức năng cần tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động về hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn giúp thanh niên lựa chọn nghề nghiệp, việc làm.

Trong các hoạt động của đoàn thanh niên, các cơ quan và đoàn thể nên phối hợp để đưa các nội dung về nghề nghiệp và việc làm vào thành những hoạt động sinh hoạt thường kỳ, tăng cường tổ chức các diễn đàn “Thanh niên với nghề nghiệp”, “Giúp bạn chọn nghề”, tổ chức các “Ngày hội tư vấn nghề nghiệp”, “Hội chợ việc làm”…

Một hướng đi mới trong việc triển khai giải pháp này là hình thành quỹ tín dụng quay vòng để cho vay học nghề, tạo việc làm cho thanh niên. Lồng ghép các chương trình, chính sách, dự án trên từng địa bàn để huy động nguồn lực đồng bộ nhằm tăng quy mô, nâng cao chất lượng dạy nghề.

Dạy nghề trong doanh nghiệp cũng là một kênh quan trọng và lớn nhất để dạy nghề cho thanh niên, nhất là dạy nghề gắn với sử dụng và cập nhật kỹ năng, tay nghề theo yêu cầu áp dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần tập trung chỉ đạo dạy nghề ở bộ phận này.

Song song với các giải pháp trên cần phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình ban hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích học nghề và tạo việc làm cho mọi đối tượng trong đó chú trọng cho lao động trẻ học nghề giai đoạn 2008 – 2012 bao gồm: Tín dụng ưu đãi để học nghề và đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học; tín dụng ưu đãi để đào tạo bồi dưỡng doanh nhân trẻ và khởi sự doanh nghiệp, mở rộng làng nghề, phát triển sản xuất kinh doanh; tự tạo việc làm, xây dựng chính sách sản xuất kinh doanh thu hút thêm thanh niên vào làm việc; tín dụng ưu đãi xây dựng mới cơ sở dạy nghề thuộc các thành phần kinh tế có chức năng dạy nghề hoạt động theo quy định của pháp luật, nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của xã hội, trong đó chú trọng đến nhu cầu bức thiết của lao động trẻ.

Ngoài ra, cần mở rộng hình thức dạy nghề theo địa chỉ thông qua hợp đồng dạy nghề giữa doanh nghiệp và trường dạy nghề, tín chấp cho thanh niên vay vốn học nghề, tự tạo việc làm, tạo lập doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, đồng hành cùng thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ,

Trịnh Thị Lan H-ơng Kinh tế phát triển 47B

khởi nghiệp và lập nghiệp, nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội.

Tóm lại, dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên, nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay, theo tinh thần “Đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp”, phát huy vai trị của thanh niên xung kích trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)