Cơ cấu theo các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ (Trang 45 - 46)

II. Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm cho lực lƣợng lao động trẻ

2. Cơ cấu việc làm

2.2 Cơ cấu theo các thành phần kinh tế

Từ sau quá trình cải cách và đổi mới kinh tế - xã hội, các loại hình kinh tế phát triển đã có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Do đó vấn đề việc làm và vai trị, vị trí của lao động trẻ có sự thay đổi đáng kể. Theo kết quả điều tra Lao động – Việc làm tồn quốc chỉ có 9% thanh niên làm việc trong khu vực Nhà nước, 17,7% thanh niên làm việc hưởng lương ngoài khu vực Nhà nước, 55,3% lao động trong hộ gia đình khơng hưởng lương, 16,5% ; lao động tự do, đặc biệt có 1% là chủ doanh nghiệp tư nhân.

Biểu đồ 6: Cơ cấu việc làm phân theo thành phần kinh tế năm 2007

13%7% 7% 6% 12% 57% 5% KV đầu tư có vốn nước ngồi

KV kinh tế tư nhân KV kinh tế nhà nước DN nhỏ gia đình Tự làm việc Khác

Quan sát trên biểu đồ, đa số (57%) lao động trẻ tham gia lao động dưới hình thức tự làm việc, chủ yếu là nghề nông, chỉ có 13% tham gia lao động trong các doanh nghiệp nhỏ của gia đình, 7% tham gia lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước. Mặc dù cải cách kinh tế đã đề cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, song tỷ lệ lao động trẻ hoạt động kinh tế trong lĩnh vực này vẫn rất khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở 6%. Thấp hơn nữa (5%) là lực lượng lao động trẻ công tác trong các cơ sở liên doanh với nước ngồi hoặc có tịan bộ vốn nước ngồi.

Những kết quả trên đã cho thầy rõ lao động trẻ ít có cơ hội làm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và tỷ trọng phân công lao động đã lỗi thời, với tỷ trọng nơng nghiệp cao trong nền kinh tế nói chung. Trong hầu hết các trường hợp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngần ngại tuyển dụng lao động trẻ bởi lý do chi phí

Trịnh Thị Lan H-ơng Kinh tế phát triển 47B

dado tạo cao. Đây là một nghịch lý vì các khu chế xuất ở miền Nam đều đang cần thêm lao động nhưng lại không tuyển dụng đủ số lao động cần thiết. Tay nghề trình độ thấp, chỉ có khả năng lao động thủ công là những yếu tố đang cản trở thanh niên Việt Nam tìm được việc làm trong những khu vực sản xuất cơng nghiệp và các lĩnh vực có cơng nghệ hiện đại khác. Các xí nghiệp tư nhân và quy mơ nhỏ tuy được coi là nguồn tạo công ăn việc làm, nhưng cũng gặp phải nhiều bất cập trong tuyển dụng và đào tạo lao động trẻ nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ năng tay nghề. Khu vực Nhà nước chỉ đáp ứng được 7% việc làm cho lực lượng lao động trẻ. Chế độ bảo hiểm xã hội và các phúc lợi bảo trợ xã hội khác mà việc làm trong khu vực Nhà nước có được hầu như cịn “nằm ngồi tầm tay” với phần lớn thanh niên hiện nay, đặc biệt là nhóm thanh niên ở độ tuổi từ 15 – 29.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)