Ký sinh và điều kiện phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo nano kẽm ứng dụng trị bệnh nấm hồng cho cây cao su (Trang 40 - 43)

Bệnh nấm hồng gây ra do một loài nấm ký sinh có tên khoa học là Corticium salmonicolor. Nấm phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm. Điều kiện khí hậu thời

tiết ở Nam bộ trong mùa mưa khá thích hợp cho bệnh phát triển [8].

Bệnh tấn công chủ yếu trên vỏ của thân và cành của cây trưởng thành. Vết bệnh thường xảy ra ở vị trí phần cành hoặc các cành mọc ngang. Triệu chứng ban đầu: vết bệnh như là một lớp phấn phủ màu trắng hồng bao xung quanh thân cành. Bên trên chứa rất nhiều bào tử sẵn sàng cho phát tán và lây lan. Trong điều kiện nóng ẩm, vết bệnh lây lan nhanh chóng tạo thành một lớp khuẩn ty bao phủ quanh thân cành. Khuẩn ty ngày càng dày đặc như lớp phấn phủ có màu trắng, về sau chuyển thành màu hồng phấn. Ở giai đoạn cuối chuyển sang màu xám trắng. Đồng thời trong quá trình lan rộng của vết bệnh, nấm ký sinh xâm nhập vào bên dưới phá hại mạch dẫn và tượng tầng làm chết vỏ cây; nước và chất dinh dưỡng không được vận chuyển lên trên làm cho phần cành phía trên vết bệnh khô và chết sau đó [8].

28

1.4.2.2. Bệnh nấm hồng trên cây cao su

Bệnh này được đặt tên theo màu hồng nhạt của những cành nhánh cao su bị bệnh với một lớp vỏ phát triển trên những sợi chỉ nấm như mạng nhện. Đây là một loại bệnh gây hại nguy hiểm cho thân cây cao su, có thể hủy hoại nhiều cành nhánh chính, đặc biệt cây từ 2 đến 7 năm tuổi. Bệnh thường gây hại trong mùa mưa ở chảng ba của cây, vì ở nơi này nước thường đọng lại và lâu khô, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây hại. Bệnh xâm nhập chủ yếu trong mùa mưa vào cao điểm tháng 7 và 8, nhiệt độ thích hợp là 20 – 30o

C, ẩm độ lớn hơn 80%, bệnh nặng ở vùng thoát nước kém, thường xuyên ngập úng [8].

Triệu chứng gây hại: Bệnh thường chia làm 4 giai đoạn: 1 : Mạng nhện trắng.

2 : Hồng lợt.

3 : Hồng đậm và xì mủ.

4 : Màu đen (mủ đã khô và có nấm bò hóng).

- Nấm gây hại chủ yếu nơi phân cành chính và một số cành cấp 1 (chảng 3) từ đó lan lên và xuống, xâm nhập vào cành chính hoặc nơi có nhiều vết u sần hoặc lớp vỏ khô sần sùi sắp tróc [8].

- Giai đoạn đầu vết bệnh có màu trắng bạc rất mỏng. Khi cây bị bệnh nặng vết bệnh chuyển sang màu hồng đậm [8].

- Triệu chứng dễ nhận thấy là hiện tượng nứt vỏ, mủ chảy dọc thân cây, đông đặc thâm đen. Tại vết bệnh xuất hiện các sợi nấm mọc như mạng tơ nhện, lúc đầu có màu trắng gặp điều kiện thích hợp vết bệnh chuyển sang màu hồng nhạt, chiều dài vết bệnh ngày càng tăng, thường lan lên phía trên nhiều hơn lan xuống dưới, sau đó ngả sang màu hồng. Vết bệnh thường kéo dài lên phía trên khoảng 1m và lây lan qua các cành khác ở trên cao. Nếu quan sát thấy vết bệnh chuyển sang màu hồng thì lúc đó đã rất nặng, phần lá phía trên vết bệnh chuyển qua vàng và héo rũ, sau đó

29

toàn bộ cành lá phía trên vết bệnh đều chết khô và rụng, gây nên tình trạng cây cụt ngọn [8].

- Nếu bệnh nhẹ thì có thể làm mất sản lượng mủ từ 25 - 30%, nhưng nếu nặng thì có thể lên đến 60 - 70%. Bệnh thường gây hại ở các vườn cây từ 3-12 năm tuổi, nặng nhất lúc 4 - 8 năm tuổi và vào khoảng tháng 6 -11 hàng năm. Trong điều kiện mùa mưa bệnh lây lan rất mạnh, mùa nắng thì bệnh ngưng phát triển nhưng vẫn tồn tại mầm bệnh trên cây nếu không phòng trị đúng mức. Trên những vùng đất đỏ thì bệnh này xuất hiện nặng hơn ở vùng đất xám, đất thoát nước kém. Bệnh thường phát sinh nhiều ở cây lớn tuổi, vườn rậm rạp ít ánh nắng. Trong điều kiện nhiệt độ cao và trong mùa mưa nhiều [36].

Phòng trị

- Hạn chế trồng giống cây cao su dễ nhiễm bệnh như: Rrim 600, Rrim 507,

Rrim 603, Rrim 701, [36]...

- Nên cắt tỉa bớt các cành ngang không cần thiết, cành bị bệnh đem tiêu hủy,

khai thông mương rãnh thoát nước [36]…

- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm các trường hợp cây bị bệnh chữa trị

kịp thời để ngăn chặn khả năng lây lan. Sử dụng các loại thuốc đặc trị nấm hồng như Validan 5DD với nồng độ 1-2 %, phun 7 ngày/lần cho đến khi cây khỏi bệnh [36].

- Ngoài bệnh nấm hồng, cây cao su còn bị bệnh nứt vỏ (do nấm Botrydiplodia

theobromae) và bệnh loét mặt cạo (do nấm Phytophthora palmivora). Tuy nhiên, bệnh nấm hồng nguy hại nhất và thuốc bảo vệ thực vật diệt được nấm hồng sẽ diệt được gần như toàn bộ các loại nấm khác [1].

30

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo nano kẽm ứng dụng trị bệnh nấm hồng cho cây cao su (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)