Môi trường kinh tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại đã ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế trên quy mô tồn cầu,…Bên cạnh đó tình trạng lạm phát cũng đã làm cho tăng trưởng GDP giảm làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm và đời sống nhân dân và các doanh nghiệp ở Việt Nam rơi vào khó khăn hơn. Tổng kết tăng trưởng GDP năm 2010 của nước ta là 6,5%, trên mức trung bình khu vực song là mức thấp nhất. Tuy nhiên Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh đó là thế mạnh của chúng ta hiện nay. Bên cạnh đó, việc đất nước gia nhập WTO cũng đã và đang giúp các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh hơn trong cạnh tranh. Nhờ các chính sách mở cửa của nhà nước ta mà nước ta có được nguồn vốn đầu tư nước ngồi rất lớn, đây chính là cơ hội rất tốt để cho các doanh nghiệp nước ta phát triển. Bên cạnh đó Chính phủ ln có những chính sách bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển. Khó khăn nhiều nhưng cơ hội cho công ty cũng không phải là ít.
Mơi trường chính trị pháp luật.
Nước ta chỉ có duy nhất đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền đã tạo ra sự thống nhất trong thể chế lãnh đạo. Nên tình hình chính trị ở nước ta rất ổn định, an ninh quốc phịng vững chắc, cơng tác cơng an nói chung, cơng tác đối ngoại và hợp tác quốc tế nói riêng đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi để thúc đẩy cơng cuộc đổi mới thành cơng, trong đó quan hệ hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực ngày càng được mở rộng, hình thức hợp tác ngày càng phong phú, đa dạng.
Môi trường công nghệ.
Trong thời đại ngày nay, môi trường công nghệ - kỹ thuật ngày càng tiến bộ và tiên tiến. Doanh nghiệp có đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, điều này sẽ đem lại sức cạnh tranh rất lớn cho công ty. Với yêu cầu mẫu mã ngày càng đa dạng và chất lượng của người tiêu dùng thì hiện nay nước ta không thể đáp ứng được mà phải nhập máy móc về từ các nuớc tiên tiến trên thế giới. Với thời kỳ thơng tin phát triển thì
các cơng ty tiếp xúc với khách hàng trải rộng trên các vùng địa lý với chi phí thấp và truyền tải nhanh. Công nghệ hiện đại hỗ trợ lực lượng bán hàng bên ngoài dễ dàng, những cuộc tiếp xúc với các thành viên trong kênh phân phối có thể giảm do sử dụng cơng nghệ thơng tin.
Ngày nay nhờ công nghệ tin học phát triển mọi quản lý hàng hoá và sổ sách và quản lý khách hàng đều bằng vi tính làm giảm đi lao động sống và tăng khả năng chính xác cao, nhanh.
2.2.1.2 Môi trường vi mô
Khách hàng
Là một trong những vật liệu hoàn thiện chủ yếu phục vụ xây dựng nên khách hàng của công ty rất đa dạng, bao gồm: các đại lý, những chủ cơng trình và người tiêu dùng cá nhân. Đối tượng khách hàng mà công ty phục vụ chủ yếu là các đại lý bán buôn và bán lẻ. Các đại lý thường đặt hàng với khối lượng lớn và theo yêu cầu cụ thể. Một bộ phận khác là những chủ cơng trình, họ thường là khách hàng quen, mua hàng theo cơng trình.
Một đặc điểm khác về khách hàng của công ty là khách hàng thường khó tính. Ngun nhân chính là do q trình mua hàng có chọn lựa, điều này làm cho việc mua hàng thường diễn ra lâu hơn. Trước mỗi quyết định mua, khách hàng thường lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng về kích cỡ, màu sắc, chất lượng và giá cả.
Cơng ty CP gạch ốp lát Thái Bình đang phải đối mặt với thực trạng cạnh tranh gay gắt của thị trường. Ngay thị trường trong nước đã có trên 30 doanh nghiệp tham gia sản xuất trong đó có rất nhiều cơng ty đã được người tiêu dùng biết đến như Viglacera Hà Nội, gạch Đồng Tâm, CMC Việt Trì, Mikado...Hơn nữa cơng ty cịn phải đối mặt với sự cạnh tranh của sản phẩm ngoại nhập vào thị trường trong nước, nhất là ở các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Tp HCM.
Trong những năm tới, với việc hướng ra xuất khẩu, cơng ty sẽ gặp phải khơng ít sự cạnh tranh của các sản phẩm gạch sản xuất tại các nước sở tại. Trước thực trạng như vậy công ty cần nỗ lực hơn nữa để không những đững vững trên thị trường trong nước mà cịn có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.