Phá hoại từ mái đê phía trong đồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua (Trang 74)

IV. Nội dung của Luận văn

3.1.5.2.Phá hoại từ mái đê phía trong đồng

Tại các khu vực bãi bị hạ thấp, khi chiều sâu nước công trình tăng thì chiều cao sóng, khi có gió bão triều cường và nước dâng cao, sóng tràn qua mặt đê với lưu lượng lớn. Do thân đê chủ yếu là đất cát được bọc một lớp đất thịt dày 0,5m thậm chí nhiều chỗ bị mưa gió bào mòn chỉ còn 0,3m nên dưới tác động của sóng tràn qua thân đê lớp đất thịt quá mỏng manh nhanh chóng bị trôi đi, sau đó cát trong thân đê cũng bị lôi khỏi thân đê làm mái đê phía đồng bị phá hủy và đê bị vỡ từ trong ra.

Hình 3.11. Sạt mái đê phía đồng.

Trong trường hợp sóng không tràn qua đỉnh nhưng vẫn cao, thấm mạnh vào thân đê do khi thi công đắp đê không đảm bảo kỹ thuật, đầm nện không kỹ sẽ tạo thành các dòng thấm lớn mang theo các hạt đất cát nhỏ ra mái phía đồng. Khi dòng thấm lớn dần và các hạt lớn hơn cũng bị cuốn theo và đê sẽ bị phá hủy ở mái phía đồng.

Nói tóm lại, phần trên đã đưa ra bức tranh tổng quát và những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm về khí tượng thủy văn và điều kiện địa chất của vùng nghiên cứu là tỉnh Nam Định. Đây là những yếu tố cần được xem xét kỹ trong việc thiết kế và lựa

chọn hình thức, kết cấu hợp lý cho các công trình. Tình hình diễn biến dải ven bờ và các nguyên nhân gây ra cũng như cơ chế phá hoại công trình cũng được xem xét và nghiên cứu. Qua việc phân tích về một vài cơ chế phá hoại phổ biến của hệ thống đê kè biển chúng ta có thể thấy được những vấn đề cần lưu ý và khắc phục để giữ cho công trình ít bị phá hoại trong quá trình sử dụng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua (Trang 74)