Tình hình diễn biến đường bờ vùng biển Hải Hậu Nam Định

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua (Trang 68)

IV. Nội dung của Luận văn

3.1.4.Tình hình diễn biến đường bờ vùng biển Hải Hậu Nam Định

Theo nghiên cứu của Phạm Quang Sơn (Viện địa chất- Viện Khoa học và CN Việt Nam) trong báo cáo tại hội nghị khoa học về phòng vệ bờ biển tháng 5/2006, vùng ven biển đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nói chung và ven biển tỉnh Nam Định nói riêng đã có những biến đổi to lớn do hiện tượng xói lở- bồi tụ trong quá trình phát triển châu thổ Bắc Bộ, những vùng xói lở mạnh ở ven biển ĐBSH nằm xen kẽ trên các đoạn bờ khác nhau, điển hình là hiện tượng xói lở ven biển huyện Hải Hậu đã diễn ra liên tục trong hàng chục năm qua, gây khó khăn rất lớn cho việc bảo vệ an toàn hệ thống đê kè trong mùa mưa bão.

Quá trình diễn biến của bờ biển và cửa sông thể hiện chính xác quá trình diễn biến của hệ thống đê kè biển ở Nam Định.

Trên cơ sở phân tích các số liệu thủy- hải văn, bản đồ địa hình nhiều thời kỳ, các tư liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao đa thời gian và các tài liệu nghiên cứu khác

có liên quan, tình trạng các cửa sông và vùng ven biển Hải Hậu- Nam Định trong khoảng thời gian hơn 90 năm qua (1912- 2003) được đánh giá quy mô diễn biến phát triển như sau:

Đây là vùng bờ biển thấp nằm giữa hai cửa sông lớn là Ba lạt và Lạch Giang, đường bờ biển dài kéo dài theo phương Đông Bắc- Tây Nam đang bị xói lở nghiêm trọng trong nhiều năm qua.

- Giai đoạn năm 1912- 1935: Vùng bồi tụ mạnh diễn ra tại khu vực nằm kề các cửa sông lớn: tại các xã Giao lạc- Giao long (Giao Thủy) và Thịnh long (Hải Hậu), kéo dài thêm 2- 5 Km. Vùng bờ biển xói lở mạnh thuộc địa phận huyện Hải Hậu, bắt đầu từ của Hà lạn tới địa phận xã hải hòa, vùng xói mạnh nhất thuộc địa phận các xã Hải đông- Hải Lý với chiều rộng từ 300- 350 m.

- Giai đoạn năm 1935- 1965: Vùng xói lở chính chuyển dần sáng đoạn bờ biển huyện Giao Thủy với chiều dài vùng xói tới 15km, rộng từ 200- 280m, thuộc địa phận các xã từ Giao Xuân, Giao An tới Bạch Long. Trên đoạn bờ Hải Hậu, vùng xói lở kéo dài từ xã hải đông tới xã Hải Triều, chiều dài tới 14,5km và chiều rộng từ 150- 180m, rộng nhất tới 350m. Vùng bồi tụ diễn ra chủ yếu trên địa phận các xã Bạch Long- Giao Phong (Giao Thủy), Hải lộc- Hải Đông, Thịnh Long (Hải Hậu)

- Giai đoạn năm 1965- 1986: Hiện tượng xói lở bờ biển diễn ra ở hầu hết đoạn bờ Hải Hậu- Giao Thủy, gồm các xã tư giao xuân đến Giao Lâm (Giao Thủy) và từ Hải Lộc đến Hải Hòa (Hải Hậu). Chiều dài tổng cộng vùng xói lở tới 33,4km. Vùng xói lở mạnh nhất thuộc địa phận các xã từ Hải Đông đến Hải Chính, rộng trung bình từ 250- 300m và lớn nhất tới 400m. Vùng bồi tụ diễn ra chủ yếu trên các doi cát nằm kề các cửa Ba Lạt và Lạch Giang.

- Giai đoạn năm 1989- 1995: Hiện tượng xói lở đã giảm do các vùng xói đã đạt đến chân tuyến đê biển. Các đoạn bờ xói lở và bồi tụ nằm xen kẽ nhau chiều dài từ 1,5- 2,5 km. Vùng bồi tụ nằm trên đoạn bờ giữa huyện Hải Hậu và Giao Thủy.

- Giai đoạn năm 1995- 2003: Tương tự giai đoạn trước, hiện tượng xói lở đã được hạn chế do vùng xói đã đạt đến chân đê biển. Các vùng bồi tụ và xói lở nhẹ

nằm xen kẽ nhau trên các đoạn ngắn. Vùng bồ tụ mạnh diễn ra phía Giao Thủy thuộc các xã nằm kề cửa Ba Lạt.

- Vùng bờ biển và hệ thống đê kè Hải Hậu trong thời gian gần đây:

Bờ biển Hải Hậu bị xói mạnh trên chiều dài 17.200m, tốc độ trung bình 14,5m/năm; lớn nhất 20,5m/năm. Đến tháng 3/200, đã xác định được Hải Hậu có 10,4km bờ rất nguy hiểm, do tính xung yếu của đê kè và mật độ dân cư tập trung cao sát bờ. Chiều dài 15,6km còn lại tạm thời ổn định do đã được kè bê tông theo dự án PAM (4km) hoặc phía trước có cồn cát chắn (11,6km)

Đoạn bờ thuộc xã Hải Lộc: Được bồi tụ vào mùa hè và xói lở bờ cát vào mùa đông, tạo thành các vách đứng cao 1-1,5m

Đoạn bờ thuộc xã Hải đông: 1km đầu tiến giáp xã Hải lộc bờ đang bị xói lở mạnh, làm sập mái đê tạo thành vách đứng 2m

Đoạn bờ thuộc xã Hải Lý: Có 1.8 km đoạn phía bắc tiếp giáp trực tiếp với biển nhờ các cồn cát Phi Lao, Dứa dại rộng (50-100)m. phía trong là tuyến đê đất, đắp cao không kè. Sạt lở bờ cát tự nhiên đã tạo ra vách dốc cao (0,6-1)m. Khoảng 1,2km phía Nam là đoạn bờ Văn Lý có kè lát mái và kè ô vuông ngăn cát chống xói lở, đã có 200m đầu bị phá hủy sập mái, tuyến đê phía trong được củng cố, tôn cao và kè bê tông 750m theo dự án PAM.

Đoạn bờ biển thuộc xã Hải Chính: Có 1,6km bờ đê tuyến ngoài đã bị phá hủy gần như hoàn toàn, chỉ còn sót lại nền đê. Tuyến đê chính đã được kè lát mái trong dự án PAM và đã hình thành một tuyến đê trong cách 200m. Khoảng gần 2km bờ đê phía Nam còn lại chưa được kè bởi tồn tại dải hẹp còn cát có trồng Phi Lao.

Đoạn bờ thuộc xã Hải Triều: Có 2km đầu tiên đang bị sạt lở nghiêm trọng. Tuyến đê ngoài đang bị phá ra ở 3 chỗ. Khoảng 1,5km đê còn lại phía nam tương đối ổn định, bởi phía trước của tuyến đê ngoài có cồn cát phi lao rộng 100m.

Đoạn thuộc xã Hải hòa: Tuyến đê ngoài đã được bê tông hóa theo dự án PAM, phía trước mặt có có cồn cát phi lao thưa rộng (40- 70m), đang xây dựng tuyến dự phòng phía trong cách khoảng 200m. Khoảng 0,5Km bờ thuộc làng Xuân Trung chỉ có cồn cát phi lao rộng 50m áp sát tuyến đê ngoài và chưa được bê tông nên đoạn đê

này có nguy cơ bị phá hoại khi triều cao và sóng lớn đổ vào bờ. Vách xói lở ở bờ cát tự nhiên này cao (30- 50m). khoảng 1,6km giữa xã Hải Hòa có tuyến đê nằm lùi khoảng 260m, đê chưa được kè vì phía trước đê có dải cồn cát rộng (50- 100m), vách xói lở tự nhiên ở đoạn bờ này cao (0,5- 0,75m), không có tuyến đê dự phòng ở phía trong.

Đoạn bờ xã Hải Thịnh: Chưa được kè và không có tuyến đê dự phòng. Khoảng 3km bờ phía bắc có dải cồn cát rộng (50- 100m) áp sát đê biển, xói lở tạo vách đứng cao (0,8-1,6m). Tháng 10/1999 nước triều dâng cao cộng với gió mùa thổi mạnh đã làm sạt lở và phá hủy bờ rất nghiêm trọng với chiều rộng từ (10- 50m). Khoảng 2,2km tiếp theo bờ cũng đang bị sạt lở mạnh tao thành vách (0,6-1m), phía trước đê biển có dải cồn cát rộng (25-30m), mở dần về phía nam tới 200m. đoạn cuối cùng của xã Hải thịnh đang được bùn cát tích tụ hình nêm phát triển về phía Nam.

Nguyên nhân diễn biến bờ biển Hải Hậu: Quá trình xói lở bờ gây ra bởi các nguyên nhân sau:

- Thiếu hụt phù sa do sông cung cấp: Hệ thống đê đập nhiều thế hệ có thể là nguyên nhân làm mất nguồn bùn cát từ sông cung cấp cho ven bờ Hải Hậu, tạo nên sự bồi lấn nhanh bất thường của vùng cửa Ba Lạt, cửa đáy và làm bờ Hải Hậu lùi sâu vào vùng khuất phù sa sông.

- Mất cân bằng bùn cát do tác động của sóng và dòng chảy: Là sự thiếu hụt một khối lượng lớn bùn tích do di chuyển dọc bờ đi khỏi khu vực phía Tây Nam và di chuyển ngang phân tán từ sát bờ ra sâu, do khu bờ khá dốc từ bờ đến độ sâu 2- 3m và thoải đến độ sâu 10m, tạo nên hình thái của một bề mặt bào mòn ngầm. Trầm tích bờ bãi lại chủ yếu là cát mịn, rất dễ xói lở và bào mòn trong điều kiện động lực sóng lớn và dòng chảy khá mạnh, đặc biệt khi có bão hoặc gió mùa Đông Bắc thổi mạnh.

Dưới tác dụng của dòng ven có tốc độ dòng chảy đủ lớn, đạt trên 1m/s, mở rộng đến độ sâu 2- 3m và hướng dòng chảy ra phía biển gần vuông góc với bờ, bùn cát lơ lửng bị kéo ra khỏi bãi phân tán ra vùng nước sâu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua (Trang 68)