Phá hoại ở mái đê phía biển

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua (Trang 72)

IV. Nội dung của Luận văn

3.1.5.1. Phá hoại ở mái đê phía biển

Mái đê phía biển có thể bị phá hoại theo các hình thức sau

Hình 3.8. Các cơ chế phá hoại đê biển

Hình 3.9: Sạt mái phía sông

Trong quá trình sử dụng lâu ngày có một số cấu kiện bê tông mái kè bị bào mòn, hư hỏng chưa kịp sửa chữa thay thế hoặc phần đá lát khan của mái kè do sử

dụng lâu ngày có nhiều chỗ bị bong xô, liên kết không đảm bảo độ chặt dưới tác động của sóng, gió bão và nước dâng các cấu kiện bị vỡ và bị lôi ra khỏi mái kè, các viên đá bị bật ra khỏi mái kè tạo thành lỗ thủng trên mái kè, sóng lớn tác động trực tiếp vào thân đê mang theo đất, cát trong thân đê trôi theo lỗ thủng ra ngoài. Cứ như vậy từng lớp cát, đất bị lôi khỏi thân đê, gây sạt, sập mái kè và vỡ đê.

- Do tác dụng của dòng thấm ngược ra khi triều rút, với các trường hợp không dùng vải địa kỹ thuật hoặc tầng lọc ngược thi công không đảm bảo kỹ thuật, các hạt đất cát nhỏ sẽ bị trôi ra dần qua các kẽ hở dẫn đến phần dưới kè bị rỗng không đều nhau làm cho mái kè bị biến dạng theo và hư hỏng.

- Trường hợp mái kè phía biển chỉ sự dụng hình thức đá lát khan với cao trình 3m (những đoạn đê xây dựng trước năm 1997), phần trên chỉ là mái đất đắp trồng cỏ thì khi sóng lớn hơn đỉnh phần đất khan sẽ tác động trực tiếp vào phần đê bằng đất đắp cuốn theo đất ra gây xói lở đê dần hoặc đất bị trượt theo từng khối trượt tròn, phá hoại đê, nếu không khắc phục kịp thời thì sẽ dẫn tới phần đất đắp trong mái kè bị móc dần và kè cũng bị sập và hỏng theo.

Hình 3.10. Đê kè Tiền Lang sau bão.

- Do ảnh hưởng bởi quá trình xói lở bờ dưới tác động của sóng, dòng chảy mạnh ven bờ, bồn cát bị mang đi làm cao trình bãi hạ thấp, dẫn tới xói phần chân công trình, gây rỗng và sập chân công trình.

- Phá hoại do quá trình sóng vỗ vào mái đê kè liên tục với cường độ lớn, đất thân đê là đất cát có độ đầm chặt không đủ tiêu chuẩn nên dẫn tới hiện tượng hóa lỏng của thân đê, các bị cuốn theo dòng chảy ra biển gây rỗng thân đê và sập mái kè.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)