Sự phát triển của các phương pháp tính ổn định mái dốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua (Trang 42)

IV. Nội dung của Luận văn

2.4.2.3.Sự phát triển của các phương pháp tính ổn định mái dốc

Để tính toán ổn định mái dốc người ta thường dùng phương pháp phân tích giới hạn hoặc phương pháp cân bằng giới hạn. Phương pháp cân bằng giới hạn dựa trên cơ sở giả thiết định trước mặt trượt và phân tích trạng thái cân bằng giới hạn của các phân tố đất trên mặt trượt giả định trước. Độ ổn định được đánh giá bằng tỷ số giữa thành phần lực chống trượt đất nếu được huy động hết so với thành phần lực gây trượt.

Hiện nay đã có một số tác giả đã dùng bài toán 3 chiều để phân tích ổn định mái dốc. Tuy nhiên các kết quả cho thấy rằng thường phân tích theo bài toán phẳng cho kết quả thiên nhỏ một chút. Mặt khác, nhiều công trình thuỷ lợi và giao thông (như đê, đập, đường….) có dạng bài toán phẳng. Vì vậy bài toán phẳng để phân tích

ổn định mái dốc vẫn được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu và tính toán cho các bài toán thực tế. Phương pháp tính toán ổn định mái dốc đã được đề cập từ rất lâu. nghiên cứu ổn định mái dốc cho đến hiện nay, thường dùng bài toán phẳng để phân tích ổn định mái dốc.

Phương pháp cân bằng giới hạn dựa vào mặt trượt giả định trước (cân bằng giới hạn cố thể). Để có cơ sở lựa chọn dạng mặt trượt, người ta phải có những kết quả nghiên cứu thực nghiệm và tài liệu quan sát hiện trường. Thực tế thấy rằng, hình dạng mặt trượt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Như địa tầng các lớp đất, loại đất, góc dốc của mái dốc, tính chất nứt nẻ của bề mặt mái dốc, khả năng thấm nước trên mặt xuống…..

Các phương pháp tính ổn định mái dốc chủ yếu khác nhau ở việc giả thiết hình dạng mặt trượt, lực tương tác giữa các thỏi, điểm đặt của lực tương tác giữa các thỏi. Hiện nay người ta đã dùng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích ổn định mái dốc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua (Trang 42)