Điều kiện địa hình địa mạo

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua (Trang 53)

IV. Nội dung của Luận văn

3.1.1.2.Điều kiện địa hình địa mạo

- Địa hình: Tỉnh Nam Định có tổng diện tích đất đai tự nhiên là 1678 kmP

2

Ptrong đó có 105.950 ha đất nông nghiệp. Địa hình nhìn chung bằng phẳng thoải dần từ Bắc xuống Nam và dần ra biển, tuy có xen kẽ một số vùng trũng thấp, song có thể phân thành ba vùng địa hình tự nhiên:

- Vùng chiêm trũng (Bắc sông Đào) gồm huyện: Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và các xã, phường phía bắc thành phố Nam Định.

- Vùng đồng bằng và đồng bằng ven biển (Nam sông Đào) gồm các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu.

- Vùng bãi bồi ven biển tập trung ở cửa sông Hồng (bãi Cồn Ngạn, Cồn Lu) thuộc huyện Giao Thủy, cửa sông Ninh Cơ, cửa sông Đáy (đông, tây, Nam Điền, Cồn xanh) thuộc huyện Nghĩa Hưng.

Cao trình đất tự nhiên phổ biến từ +0,75m đến +0,9m, những khu vực cao có cao trình từ +2m đến +2,5m và những khu vực thấp có cao trình từ +0,3m đến 0,4m. Ở khu vực Hải Hậu thềm lục địa tương đối dốc, bãi biển có độ dốc bình quân từ 1- 2% trong phạm vi 200m từ châm đê sau đó thoải dần, các đường đồng mức chạy song song với bờ biển.

- Bờ biển:

Bờ biển Nam Định kéo dài từ cửa sông Hồng đến cửa sông Đáy là một dải bờ biển phẳng, địa hình thềm lục địa tương đối đơn giản với các dạng tích tụ liền châu thổ, thoải dần từ bờ ra biển. Nhìn chung bãi biển tỉnh Nam Định hẹp và thấp không có vận cản che chắn (trừ hai bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn của huyện Giao Thủy; Cồn Xanh, Cồn Mờ của huyện Nghĩa Hưng). Chiều rộng bãi trung bình từ 100-150m có

nơi không có bãi biển, biển tiến sát chân đê (Hải Lý, Hải Triều..) cao độ trung bình từ 0,0-0,5m, có nơi cao trình bãi dưới -1,0m.

Tuyến cây chắn sóng ngoài bãi: Trừ hai khu Cồn Ngạn và Cồn Xanh dọc tuyến đê biển đã được trồng các loại cây chắn sóng, cản gió như cây sú, vẹt, phi lao… thì đến nay tỉ lệ sống, mật độ cây và độ che phủ ngăn cản gió, cát còn rất thấp, chưa có tác dụng chống sói lở, giữ cát phía chân đê.

Các hoạt động khai hoang lấn biển, thủy lợi, khai thác sa khoáng, vật liệu xây dựng, vật liệu làm muối, chặt phá rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản diễn ra ở khá nhiều nơi, mang tính chất phổ biến có thể gây ra xói lở nghiêm trọng.

Xói lở bờ biển diễn ra rất phổ biến gây nhiều hậu quả ở các mức độ khác nhau. - Đoạn 1 từ cửa Ba Lạt đến Hạ Lan nằm trong khu vực bồi tụ.

- Đoạn 2 từ cửa Hạ Lan đến Cồn Tròn nằm trong khu vực xói lở - Đoạn 3 từ Cồn Tròn đến Lạch Giang tương đối ổn định.

- Đoạn 4 từ Lạch Giang đến cửa Đáy nằm trong khu vực bồi tụ

Trong đó đoạn bờ biển Hải Hậu bị xói lở đến ¾ chiều dài từ cửa biển Hạ Lan đến Cồn Tròn, khu vực xói lở mạnh nhất thuộc địa phận xã Hải Lý, Hải Chính, hiện vẫn đang bị xói mạnh, không còn cồn cát phía ngoài, độ dốc bờ biển từ 2-3% làm cho đường bờ biển trở nên tương đối thẳng, dọc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.

- Đê biển:

Tuyến đê biển tỉnh Nam Định được hình thành cách đây khoảng 250 năm đến 300 năm. Tuyến đê biển có nhiệm vụ bảo vệ các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường và sáu xã phía tả sông Ninh Cơ của huyện Trực Ninh với tổng diện tích tự nhiên 87.128 ha, trong đó diện tích canh tác 52.198 ha chiếm 59,8%, tổng số dân là 923.500 người. Vùng ảnh hưởng trực tiếp của tuyến đê biển Nam Định là 38.300ha đất tự nhiên trong đó có 23.850 ha đất canh tác và tính mạng tài sản của 536.200 người dân sống trong khu vực ven biển thuộc ba huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng.

Tổng chiều dài toàn tuyến đê biển Nam Định là 91,981km trong đó: - Tuyến đê biển Giao Thủy dài 32,33km (có 15,5 km trực diện với biển) - Tuyến đê biển Hải Hậu dài 33, 32km (có 20,5 km trực diện với biển) - Tuyến đê biển Nghĩa Hưng dài 26,33km (có 4,87km trực diện với biển) Ba tuyến đê này được nối tiếp vào các tuyến đê hữu sông Hồng, đê tả - hữu sông Sò, đê tả - hữu sông Ninh Cơ và để tả sông Đáy tạo thành một hệ thống đê khép kín bảo vệ vùng trọng điểm kinh tế, xã hội vùng ven biển tỉnh Nam Định.

Đê biển tỉnh Nam Định chạy theo 2 hướng: đê Giao Thủy chạy theo hướng Bắc – Đông Bắc, đê Hải Hậu chạy theo hướng Đông – Đông Bắc vì vậy trong bất kỳ mùa mưa hay mùa khô đều có sự cố do gió mùa Đông Bắc hay gió mùa Đông Nam.

- Các đoạn đê ở vùng cửa sông: Có tổng chiều dài 28.648m, thân đê chủ yếu

được đắp bằng đất thịt, đất pha cát quy mô nhỏ và thấp phía ngoài sông có bãi bồi nhưng cao trình mặt bãi thấp từ 0,0- 0,3 m. Khi thủy triều lên hầu hết bãi bị ngập sâu nước biển trực tiếp tác động vào chân đê, khi gặp bão lớn, sóng biển tràn qua mặt đê. Cao trình đê +3,6m- 3,8m, chiều rộng mặt đê 3,2- 4m, hệ số mái mR1R=1,5- 2,5m, mR2R= 1- 1,5m.

- Các đoạn đê trực diện với biển: Có tổng chiều dài 50,8km, thân đê chủ yếu

đắp bằng đất thịt pha cát, mặt cắt ngang một số đoạn nhỏ, cao trình đỉnh thấp và bị sạt lở.

Bãi biển ngoài đê thấp và hẹp do bị xói mòn liên tục, khi thủy triều biển xuống bãi rộng trung bình 100- 150m nhiều đoạn không còn bãi (Hải Lý, Hải Triều, Hải Chính). Khi thủy triều lên bãi bị ngập sâu, sóng và dòng chảy ven bờ thường xuyên tác động trực tiếp vào đê gây xói, sạt lở mái, nghiêm trọng nhất là khi có bão vào hoặc những cơn gió mùa Đông Bắc.

a: Tuyến đê biển Giao Thủy:

Tuyến đê biển Giao Thủy dài 32,33km, có 9 kè dài 6829m ,có 9 điểm canh đê và 14 cống, từ năm 1962- 2000 tại K15,5- K20,5 đê phải di dời 3 lần.

a1: Cao trình mặt đê:

Hiện tại còn 1 số đoạn thiếu cao trình. Đoạn từ K0-K12+600 cao độ hiện tại chỉ đạt +3,15- 4,1, thiếu cao trình từ 1,4-1,8m. đoạn từ K25+91- K29+274 có nhiều chỗ cao độ hiện tại đạt 3.4- 4m thiếu từ 1- 1.6m. mặt cắt tất cả những đoạn đê trên đều nhỏ hơn thiết kế

a2: Chất lượng đê:

Do được tôn cao áp trúc nhiều lần trong nhiều thập kỷ, từ nhiều thế hệ nên chất lượng đê không được đảm bảo, mặt đê bị cày xới do Công nông đi lại, một số đoạn đê được đắp bằng cát bọc đất thịt (đoạn từ K22+400- K27+161), mặt và mái đê bị nước mưa xói thành rãnh làm thu hẹp mặt cắt đê cục bộ có chỗ chỉ còn xấp xỉ 3,0m mặt đê như đoạn Giao Phong- Giao Lâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b: Tuyến đê biển Hải Hậu:

Tuyến đê biển dài 33,323km có 10 kè dài 17.611m, có 6 điểm canh đê và 23 cống qua đê. Đặc điểm của đê biển Hải Hậu là nằm ở vùng biển tiến, đê được đắp bằng cát bọc đất thịt. Chỉ tính từ năm 1986- 2000 đê biển Hải Hậu đã bị tàn phá 11.900m.

- Năm 1989 - 2000: Đê Hải Lý, Hải Chính (k10-k14) dời vào trong tới 3 lần. - Năm 1971- 1994: Đê Hải Hòa (k17,5 – k18,8) di dời 3 lần.

- Năm 1996 - 2000: Dự án PAM đã phải đầu tư 123.384mP 3 Pđất và 37.432mP 3 Pđá kè các loại. b1. Cao trình mặt cắt đê:

Về cơ bản đủ cao độ thiết kế, hiện tại còn một số đoạn thiếu cao trình. Đoạn từ k0 – k1+650 cao độ hiện tại chỉ đạt 3,2 – 4,3m nhưng đây là đê cửa sông trong đó có đoạn k28+100 đến k33+171 mặt đê là đường nhựa kết hợp giao thông.

b2. Chất lượng đê kè.

Do đê chủ yếu đắp bằng đất cát bọc đất thịt nên dễ bị xói mòn do mưa, mặt đê nhiều ổ gà, rãnh nước điển hình các đoạn k3+00 đến k6+300, k9+100 – K11+500, K12- K16+300, K20+300- K21+100,…

c. Tuyến đê biển Nghĩa Hưng.

Dài 26.325km có 5 kè dài 7.126m có 4 điểm canh đê và 12 cống.

c1. Cao trình mặt cắt đê:

Đoạn từ K21+600 – K26+325 cao độ hiện tại thấp hơn cao độ thiết kế từ 0,2 – 0,8m. Đoạn từ K2- K6+700 hiện nay rất nhiều chỗ kè bị sạt máng cục bộ. Tuyến đê biển huyện Nghĩa Hưng hiện mặt đê có nhiều ổ gà, rãnh nước đặc biệt là những đoạn đê đắp bằng đất cát bọc đất thịt.

c2. Chất lượng đê kè:

Đoạn kè lát khan ở Nghĩa Phúc dài 720m bị sạt lở có chỗ lấn vào 1/2 đến 1/3 mặt đê, thậm chí có chỗ chỉ còn đê mái trong, đoạn kè kết cấu PAM mái kè bị sạt lở nặng nề dài 1000m, mái đê phía đồng bị sạt có chỗ mất 1/2 đến 1/3 hoặc toàn bộ mặt và thân đê.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ổn định của đê biển khi có sóng tràn qua (Trang 53)