Chƣơng 3 : MỘT SỐ KỸ NĂNG BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP
5. Kỹ năng trình bày
5.6. Rèn luyện nâng cao khả năng trình bày
Kỹ năng trình bày khơng phải là một khả năng thiên phú bẩm sinh mà là kết quả của một quá trình rèn luyện. Sự cần cù, kiên trì và một phương thức rèn luyện hợp lý kết hợp với một niềm tin, sự say mê là những nguyên tắc để trở thành một người trình bày hiệu quả.
5.6.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả trình bày
Trước tiên hãy khắc phục những nhược điểm của bản thân có ảnh hưởng đến hiệu quả trình bày.
Một số nhược điểm thường gặp là: - Tật nói cà lăm.
- Thói quen nhún vai. - Nói thở dốc.
- Đỏ mặt.
- Rung rẩy khi đứng trước công chúng.
Tiếp theo rèn luyện nâng cao hiệu quả trình bày thơng qua: - Rèn luyện khả năng viết bài thuyết trình.
- Rèn luyện giọng nói. - Rèn luyện phong cách.
- Rèn luyện cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ.
5.6.2. Một số phƣơng pháp thực hiện
Khắc phục nhược điểm nói cà lăm, thở dốc, nhún vai:
Để khắc phục các nhược điểm này, chúng ta hãy học tập kinh nghiệm của Demosthenes, nhà hùng biện cổ đại Hy Lạp (384-322 –TCN). Thứ nhất, ông luyện tập hàng ngày bằng cách vừa đọc to nhiều trang giấy vừa chạy dọc theo bãi biển và cố gắng hét to cho át cả tiếng sóng vỗ. Kết quả là ơng đã khắc phục chứng thở dốc và hút hơi. Thứ hai, để khắc phục tật nói cà lăm, ơng đã ngậm vài hòn sỏi nhỏ trong miệng để đọc các bài thơ hoặc vài điệu dân ca và dần dần ông đã bỏ được tật này. Còn để chữa căn bệnh nhún vai, ông đã treo hai lưỡi gươm sắt vừa ngang tầm vai và bắt đầu nói. Khi đó, chỉ một cử động nhẹ hơi nhếch vai lên có thể bị đứt vai chảy máu, và vì thế ơng cố cắn răng tự kềm chế để vai khỏi bị đứt, kết quả là ông đã bỏ được tật này. Đương nhiên trong thời đại ngày nay chúng ta không thể bắt chước cách này
59
của ơng nhưng chúng ta có thể học sự kiên trì của ơng. Để chữa căn bệnh này, một trong những cách thích hợp là tự đè nén bản thân và luôn ghi nhớ khơng được nhún vai khi nói đồng thời phối hợp với biện pháp tự phạt,…
Khắc phục nhược điểm đỏ mặt, run rẩy khi trước khán giả:
Nguyên nhân tạo ra nhược điểm này có thể là do thiếu sự tự tin, chúng có thể là sự thiếu tự tin về kiến thức – những vấn đề định nói, thiếu tự tin về khả năng – cách nói, thiếu tự tin về dáng vẻ - ngoại hình,… những điều này sẽ làm cho người thuyết trình đỏ mặt, hồi hộp. Cách khắc phục là soạn kỹ bài nói, hiểu và học thuộc nội dung nói, tự nói trước gương nhiều lần và chỉ nói những gì đã soạn. Bên cạnh đó, cần xây dựng cho mình đức tính tự tin thông qua việc “ham học hỏi, sống lành mạnh, quan hệ trong sáng với mọi người” và nên biết rằng “sự khởi đầu bao giờ cũng chưa hoàn thiện và ai cũng thế”. Ngồi ra, để nhớ những điều định nói có thể thực hiện các bước:
+ Thu thập, lựa chọn những kiến thức, thơng tin cần thiết. + Thuộc lịng những kiến thức, thơng tin đó.
+ Liên tưởng những kiến thức đó với một vấn đề, một sự kiện để triệt để hiểu và nhớ chúng.
Rèn luyện cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ:
Các dụng cụ thường được sử dụng cho thuyết trình như: Powerpoint, máy chiếu, màn hình,…Để sử dụng tốt các cơng cụ này có thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ,
Rèn luyện khả năng viết bài thuyết trình:
Để rèn luyện kỹ năng viết cần luyện tập thường xuyên viết các bài nói theo các nguyên tắc đã đề cập ở trên. Mỗi lần viết xong nên đọc đi đọc lại nhiều lần để phát hiện các khuyết điểm và khắc phục.
Rèn luyện phong cách thuyết trình:
Bước đầu tiên là nhiệt tình tham gia các bài thuyết trình trong lớp hoặc tự nói trước gương, sau đó nói với người thân, tiếp đến nói với các đồng nghiệp,…Mỗi lần nói cố gắng nhớ lại các nhược điểm đã vấp phải và cố gắng hoàn thiện. Tiếp theo, cố gắng tạo cơ hội để được thường xuyên thuyết trình trước nhiều người.
60 Rèn luyện khả năng nhớ:
Chúng ta có thể làm điều này bởi việc liên tưởng thông tin vừa thu được với một sự kiện mà chúng ta ấn tượng và thường xuyên luyện tập thể dục buổi sáng để hạn chế q trình suy thối và hủy diệt các nơron thần kinh.