Hướng tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học theo ct-sgk mới của hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 45 - 50)

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học theo CT – SGK mới của Hiệu động dạy học theo CT – SGK mới của Hiệu trưởng trường Tiểu học.

Phát huy những kết quả đạt được và khắc phục hạn chế nhỏ của SKKN trên, bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thực nghiệm để từ đó đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

5.Đề xuất, kiến nghị 5.1. Đối với sở GD&ĐT

Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch tổng thể về đội ngũ giáo viên Tiểu học.

Phối hợp với trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm, coi trọng việc thực hành giảng dạy của sinh viên để khi ra trường họ có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giảng dạy đạt hiệu quả.

Thứ hai: Tổ chức tốt có chất lượng các đợt tập huấn, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, cung cấp những kiến thức cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ đổi mới PPDH theo CT – SGK mới. Để nhân rộng nhanh ra các trường với thời gian ngắn nhất, từ đó mới có cở sở cho các Phòng giáo dục, các trường triển khai tới giáo viên( Hàng năm, Sở có tổ chức chuyên đề song chưa có hiệu quả cao)

Thứ ba: Có cơ chế, hành lang pháp lí và tạo điều kiện một phần về

kinh phí cũng như thời gian để cán bộ quản lí được giao lưu với các nhà trường có thành tích cao trong dạy học và giáo dục của tỉnh, được tham quan và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và quốc tế, để các Hiệu trưởng có điều kiện học tập kinh nghiệm nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

Thứ tư: Mở rộng đối tượng và tiếp tục phê duyệt phương án cho giáo

viên soạn giáo án trên máy tính và sử dụng giáo án cũ, có bổ sung để giảm thời gian ghi chép, dành thời gian đọc và nghiên cứu tài liệu, đổi mới PPDH và làm tốt công tác tự bồi dưỡng CMNV.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học theo CT – SGK mới của Hiệu động dạy học theo CT – SGK mới của Hiệu trưởng trường Tiểu học.

Thứ năm: Có kế hoạch đề xuất với Bộ GD& ĐT có nội dung, chương

trình và sách ( SGK,STK) cho việc dạy học buổi 2/ ngày.( Hiện nay các nhà trường và giáo viên tự xây dựng chương trình và nội dung dạy học)

5.2. Đối với phòng GD&ĐT:

Một là: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có

năng lực sư phạm vững vàng thực sự để làm “hạt nhân” trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên.

Hai là: Tham mưu với UBND huyện, có ý kiến chỉ đạo phối hợp với

UBND xã để hoàn thành việc kiên cố hóa trường lớp theo NQ của Chính phủ.

Ba là: Hàng năm nên tổ chức một số cuộc thi mang tính chất chuyên

đề, đơn giản, gọn nhẹ, đạt hiệu quả để các nhà trường tập trung, ổn định nền nếp dạy học. Đổi mới hình thức, qui mô tổ chức thi Vở sạch – chữ đẹp cấp huyện.

5.3 Đối với Hiệu trưởng & BGH

Một là: Hiệu trưởng phải thực hiện đầy đủ các chức năng lao động

quản lý: Kế hoạch hóa công việc, tổ chức phân công, phối hợp lực lượng kiểm tra các hoạt động theo quyền hạn của mình.

Hai là: Thường xuyên xây dựng, củng cố uy tín lãnh đạo bằng con

đường bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn và rèn luyện đạo đức, nghiệp vụ sư phạm. Thực sự là tấm gương của hoạt động giáo dục, dạy học cho tập thể giáo viên và học sinh noi theo.

Ba là: Xây dựng mối quan hệ gắn bó với chính quyền địa phương và

CMHS. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm tạo ra nguồn lực vật chất và tinh thần cho nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, dạy

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học theo CT – SGK mới của Hiệu động dạy học theo CT – SGK mới của Hiệu trưởng trường Tiểu học.

học theo mục tiêu của bậc học góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Bốn là: Gương mẫu và chỉ đạo giáo viên thực hiện cuộc vận động Hai

không với 4 nội dung của Bộ GD & ĐT và phong trào “Mỗi CBGV là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” trong CBQL-GV-NV.

5.4.Đối với giáo viên

Thứ nhất: Thường xuyên học tập tự nâng cao trình độ chuyên môn,

cập nhật nội dung, chương trình- sách giáo khoa mới để đảm bảo chất lượng dạy học trên lớp cho học sinh Tiểu học.

Thứ hai: Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp, cần quan tâm đúng

mức việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với CMHS để thực hiện trọng trách Dạy chữ để Dạy người – Dạy học để Giáo dục, định hướng cho học sinh phát triển toàn diện để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.

Thứ ba: Mạnh dạn tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào

giảng dạy nâng cao chất lượng, đáp ứng việc: Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức, có sức khỏe, chủ động, sáng tạo phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

************************** ********************

Từ thời đại cổ xưa, Khổng Tử (551 – 479 TCN)- triết gia nổi tiếng, nhà giáo dục lỗi lạc Trung Quốc cho rằng: Đất nước muốn phồn vinh, yên bình thì người quản lí cần chú trọng đến 3 yếu tố: Thứ (dân đông); Phú (dân giàu); Giáo ( dân được giáo dục).

Như vậy giáo dục là một yếu tố không thể thiếu được của mỗi dân tộc, mỗi Quốc gia. Ông cho rằng, việc giáo dục là việc cần thiết cho mọi người

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học theo CT – SGK mới của Hiệu động dạy học theo CT – SGK mới của Hiệu trưởng trường Tiểu học.

Hữu giáo vô loại”. Về phương pháp giáo dục, ông coi trọng việc tự học, tự luyện, tu nhân; phát huy mặt tích cực, sáng tạo, năng lực nội sinh; dạy học sát đối tượng, cá biệt hóa đối tượng. Kết hợp học với hành, lí thuyết với thực tiễn…

Với riêng cá nhân tôi, khi viết hoàn thành SKKN này, tôi thêm thấm thía một cách sâu sắc quan điểm về phương pháp giáo dục của Khổng Tử. Đó là bài học kinh nghiệm lớn nhất trong công tác quản lí của mình. Tôi mong muốn được gửi tới các bạn đồng nghiệp, các thầy giáo, cô giáo lời của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: “Khâu quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giáo dục là người thầy. Chương trình và SGK có cải tiến, cơ sở vật chất và trang thiết bị có đầu tư bao nhiêu mà không có thầy dạy giỏi, thầy dạy tốt, người quản lí giỏi, người quản lí tốt cũng vô ích.”

Muốn trở thành người thầy giáo giỏi, người thầy giáo tốt; người quản lí giỏi, người quản lí tốt thì không có con đường nào khác là phải tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng để làm tươi mới các kiến thức đã có, vận dụng linh hoạt các PPDH, PPQL để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước hôm nay và mai sau.

Trình bày SKKN: Nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động

dạy học theo CT-SGK mới của Hiệu trưởng trường Tiểu học, tôi rất

mong được các cấp lãnh đạo chỉ giáo, các bạn đồng nghiệp và các thầy, cô giáo tham gia góp ý.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Quan, ngày 18 tháng 3 năm 2011

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học theo CT – SGK mới của Hiệu động dạy học theo CT – SGK mới của Hiệu trưởng trường Tiểu học.

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học theo ct-sgk mới của hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w