Phân loại khủng hoảng

Một phần của tài liệu Giáo trình quan hệ công chúng (Trang 72 - 74)

CHƢƠNG 5 : QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG

3. Phân loại khủng hoảng

Trong quá trình quản lý khủng hoảng, điều quan trọng cần phải làm là xác định chính xác đó là loại khủng hoảng nào, vì những cuộc khủng hoảng khác nhau đòi hỏi phải sử dụng các chiến lược quản lý khác nhau. Những cuộc khủng hoảng có thể được chia thành năm nhóm như sau: Thiên tai, khủng hoảng cơng nghệ, đối đầu, ác ý, khủng hoảng do hành động sai trái của tổ chức.

- Những cuộc khủng do thiên tai

Những cuộc khủng hoảng do thiên tai là các hiện tượng môi trường, bao gồm: Động đất, núi lửa phun trào, lốc xốy, bão lũ, lũ lụt, lở đất, sóng thần, bão và hạn hán.

mơi trường. Ví dụ như trận động đất sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004.

- Những cuộc khủng hoảng công nghệ (4)

Hầu hết các cuộc khủng hoảng công nghệ xảy ra do sự ứng dụng của con người vào khoa học và công nghệ. Ngày nay, tai nạn công nghệ dễ xảy ra khi kỹ thuật ngày càng trở nên phức tạp, vì thế chỉ một lỗi sai nhỏ trong tồn hệ thống cũng có thể dẫn đến khủng hoảng cơng nghệ (sự cố công nghệ ). Không những thế, một số cuộc khủng hoảng xảy ra do sơ suất của con người (sự cố con người) bởi vì cơng nghệ lệ thuộc vào các thao tác của con người, nên họ có xu hướng đổ lổi cho cơng nghệ khi xảy ra những vấn đề liên quan. Một sự cố chỉ trở thành khủng hoảng khi gây ra những thiệt hại lớn, chẳng hạn như thất bại trong phần mềm, tai nạn lao động hay sự cố tràn dầu. Ví dụ minh họa: thảm họa Chernobyl, sự cố tràn dầu của Exxon Valdez.

- Những cuộc khủng hoảng đối đầu

Những cuộc khủng hoảng đối đầu xảy ra khi các cá nhân hoặc tổ chức cảm thấy bất mãn và chống lại doanh nghiệp, chính phủ, các nhóm lợi ích nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như nguyện vọng của họ. Các kiểu khủng hoảng đối đầu thường gặp là: tẩy chay, bao vây, thách thức, gửi tối hậu thư cho những người có thẩm quyền, phong tỏa hoặc chiếm đóng các tịa nhà, chống cự hoặc không tuân lệnh cảnh sát.

- Khủng hoảng do ác ý

Một tổ chức có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng ác ý khi đối thủ của họ hoặc các nhân nào đó sử dụng các phương tiện và những chiến thuật cực đoan với mục đích thể hiện sự tức giận, tìm kiếm lợi lộc từ một công ty, một quốc gia, một hệ thống kinh tế và gây mất ổn định hoặc nhằm phá hoại chúng. Những cuộc khủng hoảng ác ý điển hình gồm: sản phẩm giả mạo, bắt cóc con tin, tin đồn, khủng bố và gián điệp.

- Khủng hoảng do hành động sai trái của tổ chức

Khủng hoảng xảy ra khi tổ chức có hành vi gây tổn hại hoặc đặt các bên liên quan vào tình huống nguy hiểm mà khơng có biện pháp phịng ngừa thiết đáng. Lerbinger phân chia hình thức khủng hoảng này thành ba loại: khủng hoảng do giá trị quản lý sai lệch, khủng hoảng do lừa dối, và khủng hoảng do hành vi sai trái trong quản lý.

- Bạo lực nơi làm việc

Khủng hoảng xảy ra khi một nhân viên hay một cựu nhân viên dùng bạo lực chống lại những nhân viên khác trong tổ chức. Ví dụ: vấn đề doanh nghiệp

vải thun Lycra. Áp lực giữa nhân viên với nhân viên.

- Tin đồn

Là những thông tin sai lệch về tổ chức hoặc các sản phẩm của tổ chức đó. Những tin đồn dạng này gây ra khủng hoảng và làm tổn hại đến uy tín của các tổ chức. Chẳng hạn như cá nhân nào đó tung tin rằng doanh nghiệp có liên hệ với các nhóm cực đoan hay dựng lên những câu chuyện kiểu như sản phẩm của các tổ chức đó có vấn đề.

Một phần của tài liệu Giáo trình quan hệ công chúng (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)