người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
Lẽ đương nhiên mỗi khi sự thiệt hại đã được bồi thường thì nạn nhân khơng thể khởi kiện địi bồi thường thiệt hại một lần nữa. Nguyên tắc trên tuy
có vẻ đơn giản nhưng trong thực tế trong một vài trường hợp cũng khó biết là nạn nhân đã được bồi thường chưa?
- Nạn nhân trước đó đã ký một hợp đồng bảo hiểm về tính mạng theo quy định của Điều 578 của Bộ Luật dân sự 2005, nay gặp phải một tai nạn và đã được bên bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã kí trước đó. Liệu có thể người bị tai nạn có thể yêu cầu người gây ra tai nạn bồi thường các tổn thất nữa hay khơng? Nói cách khác đương sự có thể kiêm lĩnh hai khoản tiền này không? Thực tế, khoản tiền mà bên bảo hiểm đã chi trả không phải là một khoản tiền bồi thường thiệt hại, nó chỉ là đối khoản những khoản phí bảo hiểm mà người đó phải đóng trước đó cho bên bảo hiểm. Tai nạn xảy ra chỉ là một sự kiện để bên bảo hiểm phải thi hành nghĩa vụ của mình, đó là việc phải trả cho khách hàng một số tiền đã được ấn định trong hợp đồng bảo hiểm.Vì vậy nghĩa vụ của bên bảo hiểm không phải là một nghĩa vụ bồi thường mà là nghĩa vụ thi hành hợp đồng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Do vậy, nạn nhân có quyền khởi kiện người gây ra tai nạn cho mình phải bồi thường thiệt hại và họ có quyền hưởng hai khoản tiền nói trên vì có sự khác biệt về tính chất pháp lý của hai khoản tiền này.
- Đối với loại bảo hiểm về trách nhiệm dân sự theo quy định của Điều 580, BLDS 2005 cũng tương tự như vậy. Ví dụ một tai nạn giao thông xảy ra, hãng bảo hiểm đã đứng ra ký hợp đồng bảo hiểm cho chủ xe có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Tuy nhiên khoản tiền bồi thường này chỉ có thể bằng hoặc thấp hơn thiệt hại mà nạn nhân phải chịu vì nó tùy thuộc vào mức bảo bảo hiểm mà chủ xe đã thỏa thuận với hãng bảo hiểm. Vì thế, trong trường hợp số tiền mà hãng bảo hiểm bồi thường cho nạn nhân kém hơn sự thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu, người này có quyền khởi kiện người gây ra tai nạn để xin bồi thường phần thiệt hại chênh lệch chưa được bồi thường.