Đối với hành vi xâm phạm mồ mả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2005 (Trang 118 - 120)

- Có người gánh chịu thiệt hại.

3.2.2. Đối với hành vi xâm phạm mồ mả

Vụ việc ơng B khởi kiện ơng S vì có hành vi xâm phạm phần mộ của vợ mình nêu trên được đánh giá là một vụ án “lạ”, hiếm có tịa án thụ lý và xét xử về tranh chấp mồ mả cho đương sự mà có bản án cuối cùng.

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hàng loạt các cơng trình, xí nghiệp, nhà máy, khu dân đơ thị với các tịa nhà cao tầng mọc lên san sát trên nhiều thửa ruộng, thửa đất đã được quy hoạch. Trong quá trình thi cơng, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các đơn vị thi cơng đó gặp phải sự vướng mắc buộc phải dừng thi cơng do việc xây dựng cơng trình đã vơ tình (hoặc có trường hợp cố tình) xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất. Đây là trường hợp rất hay gặp trong thực tế, đặc biệt là các cơng trình được quy hoạch về các cấp địa phương, vùng nông thôn. Vấn đề này đang là một nội dung đã khiến cho nhiều người dân cũng như các nhà quản lý có thẩm quyền giải quyết hết sức quan tâm. Không chỉ do điều kiện kinh tế - xã hội khiến cho tình trạng xâm phạm mồ mả trở nên phổ biến mà phần khác cũng do trong xã hội vẫn tồn tại những cá nhân vô lương tâm đã xâm phạm đến mồ mả của người chết để lấy đi những tài sản mà người thân thích của người chết để tại ngôi mộ. Những vấn đề được nêu ở trên đang là bức xúc của người dân được dư luận hết sức quan tâm. Cho nên, hành vi xâm phạm mồ mả của người chết dù là do lỗi cố

ý hay vô ý đều khiến cho dư luận xã hội hết sức phẫn nộ, đặc biệt là ở các địa phương và các miền quê.

Thực tế cho thấy, ngoài việc yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến hành vi xâm phạm mồ mả, cịn có nhiều hành vi khác tuy khơng trực tiếp tác động tới mồ mả nhưng cũng ảnh hưởng tới sự nguyên trạng, sự tồn tại của mồ mả như việc tơn tạo, trơng nom mồ mả. Ngồi ra, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà trên đất có mồ mả cũng là một dạng tranh chấp khá phổ biến nhưng chưa có biện pháp giải quyết phù hợp. Quan điểm chung của ngành tịa án là nếu có tranh chấp đất đai liên quan đến mồ mả thì tịa sẽ chỉ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, không thụ lý, giải quyết phần mồ mả.

Cho đến nay chưa hề có một văn bản pháp luật nào quy định chi tiết thẩm quyền, thủ tục giải quyết những tranh chấp về mồ mả, hài cốt. Ngay cả TANDTC cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn riêng cho ngành tòa án giải quyết các tranh chấp như trên, gây lúng túng, khó khăn trong việc thụ lý giải quyết.

Cần phải thấy rằng, việc di dời, trông nom, bảo quản mồ mả... của thân nhân là truyền thống lâu đời và cũng là truyền thống đạo đức của dân tộc ta, là một quyền thiêng liêng và chính đáng. Hành vi xâm phạm mồ mả có thể mở rộng nội hàm thêm nhiều hành vi như: cản trở quyền trông nom, di dời phần mộ; di dời phần mộ khi chưa được sự đồng ý của thân nhân người chết nhằm mục đích xấu... Nên xem việc khởi kiện đối với hành vi gây thiệt hại đến mồ mả là một dạng tranh chấp dân sự và thụ lý, giải quyết chứ không thể bỏ lửng như hiện nay. Dĩ nhiên, để làm được điều đó thì TANDTC phải nghiên cứu và ra văn bản hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền, đường lối xử lý, chẳng hạn, thủ tục để tòa thụ lý, giải quyết dạng tranh chấp này bắt buộc phải qua khâu hòa giải ở địa phương để khơng làm phức tạp thêm tình hình, làm

sứt mẻ tình cảm gia đình, làng xóm… Hịa giải khơng thành thì sau đó mới khởi kiện ra tịa.

Hiện nay, việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả vẫn chủ yếu dựa vào Điều 629 BLDS 2005. Khi có thiệt hại xảy ra, đương sự có thể khởi kiện để u cầu Tịa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân nhân người nằm dưới mộ. Nhưng Điều 629 chỉ là cơ sở ban đầu tạo căn cứ để đương sự được bảo vệ quyền, lợi ích của mình chứ khơng giải quyết tồn vẹn được vấn đề, đó là xác định rõ ràng cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, cũng như trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Bởi vậy, cần có văn bản quy phạm hướng dẫn chi tiết thi hành Điều 629 BLDS 2005 để việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn khơng cịn gặp nhiều vướng mắc cho cả hai phía: cơ quan cơng quyền và cá nhân, thân nhân người có mồ mả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2005 (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)