- Có người gánh chịu thiệt hại.
2.2.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi là mô nhiễm môi trường
Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ơ nhiễm mơi trường gây ra cịn là vấn đề mới, ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự phát sinh khi có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật mà gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, không thể dựa vào khái niệm này để đưa ra một khái niệm tương tự đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường dù trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu chỉ định nghĩa đơn giản rằng: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là hậu quả pháp lý bất lợi mà tổ chức, cá nhân phải gánh chịu khi vi phạm các quy định pháp luật môi trường, gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của của các cá nhân, tổ chức khác thì chưa thật sự chính xác. Bởi vì thiệt hại do làm ô nhiễm mơi trường có thể do hành vi gây ơ nhiễm mơi trường, cũng có thể do sự cố mơi trường. Sự cố mơi trường có thể bắt nguồn từ yếu tố con người nhưng chưa hẳn là do hành vi cố ý vi phạm các quy định pháp luật môi trường. Tuy nhiên, khi sự cố mơi trường xảy ra và gây thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại ln được đặt ra.
Sở dĩ có sự đặc biệt như vậy là do tính chất đặc trưng của đối tượng mà các quy định pháp luật môi trường muốn bảo vệ. Luật BVMT được đặt ra với mục tiêu hàng đầu là giữ gìn sự cân bằng của các thành phần môi trường, duy trì một mơi trường tự nhiên trong lành để con người tồn tại và phát triển. Khơng nằm ngồi mục tiêu chung đó, các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cũng phải đảm bảo cho các thành phần môi trường sẽ được bù đắp và khôi phục nhanh chóng khi có thiệt hại xảy ra. Do vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường phát sinh ngay cả khi không có hành vi vi phạm các quy định pháp luật về môi
trường và điểm mấu chốt là các loại hành vi này gây ra các thiệt hại tới môi trường và con người. Như vậy, hiểu một cách toàn diện rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường phát sinh khi có hành vi làm tổn hại môi trường, gây thiệt hại cho nhà nước và người dân.
Luật BVMT 1993 lần đầu tiên đã quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên chỉ có một điều luật duy nhất quy định về vấn đề này (Điều 52): “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì ngồi việc bị xử lý theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của luật này, còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật” [20]. Mặc dù vậy, đó vẫn là cơ sở pháp lý quan trọng, cụ thể để phát sinh quyền yêu cầu địi bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường.
Trong một số các văn bản luật chuyên ngành khác như Luật Dầu khí, Bộ luật Hàng hải, Luật Khoáng sản, Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng… cũng có những quy định liên quan tới các hành vi gây thiệt hại tới môi trường thì phải bồi thường. Cụ thể, Điều 44, Luật Dầu khí 1993, sửa đổi bổ sung năm 2000 quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí gây thiệt hại đối với tài nguyên dầu khí, tài nguyên thiên nhiên khác, môi trường hoặc tài sản của nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, cịn u cầu các tổ chức tiến hành hoạt động khai thác dầu khí phải đóng bảo hiểm về mơi trường. Ngồi ra cịn có Bộ luật Hàng hải 2005 (Điều 195) và một số luật chuyên ngành khác như Luật khoáng sản 2005, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 1996; Luật thủy sản 2003, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 cũng có thể hiện quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng chỉ quy định ngắn gọn và xen kẽ trong các điều luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường.
Trong BLDS 1995, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường đã được đề cập tới. Điều 628: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ơ nhiễm mơi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về BVMT, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi” [13]; đồng thời quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản trong lĩnh vực BVMT: “Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về BVMT; nếu làm ơ nhiễm mơi trường, thì chủ sở hữu có nghĩa vụ chấm dứt hành vi gây ơ nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và phải bồi thường thiệt hại” [13].
Tuy nhiên, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường luôn bao gồm thiệt hại tới môi trường tự nhiên và thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Về vấn đề này, Luật BVMT 1993 không quy định, trong khi đó, BLDS 1995 cũng khơng có quy định riêng về thiệt hại mơi trường. Đây chính là điểm trống của pháp luật về BVMT trước 2005, dẫn đến sự lúng túng trong thực tiễn giải quyết, khơng đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và nhân dân khi phải sống trong một môi trường ô nhiễm.
BLDS 2005 được ban hành với một số điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Điều 624, BLDS 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ơ nhiễm mơi trường khơng có lỗi” [14].
Cùng thời điểm đó, Luật BVMT 2005 ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý rõ ràng và phù hợp với lý luận về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Luật BVMT 2005 đã dành hẳn chương XIV, mục 2 để quy định chi tiết về bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại, giám định thiệt hại, cách thức giải quyết bồi thường do hành vi làm ô nhiễm môi trường. Các quy định này định hướng rõ ràng cho quá trình bồi thường trên thực tế. Điểm nhấn của
Luật BVMT 2005 là đã chỉ ra hai loại thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường gồm thiệt hại về môi trường tự nhiên được xác định theo Luật BVMT 2005 và thiệt hại về tính mạng sức khỏe được thực hiện theo các quy định của pháp luật dân sự mà quan trọng nhất là BLDS 2005. Bên cạnh đó, Luật BVMT 2005 còn đề cập đến việc giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Việc giám định thiệt hại được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Việc lựa chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định. Quy định này là sự cụ thể hóa nguyên tắc tham vấn chuyên gia trong quá trình giải quyết tranh chấp mơi trường nói chung và giải quyết bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường nói riêng.
Xét về yếu tố lỗi của hành vi làm ô nhiễm môi trường, pháp luật quy định: cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác gây ô nhiễm môi trường dù có lỗi hay khơng có lỗi đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy, yếu tố lỗi không phải là yếu tố quyết định đến việc xác định trách nhiệm bồi thường do hành vi gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường cần hội tụ đủ 3 điều kiện:
- Có thiệt hại do ơ nhiễm mơi trường gây ra
- Có hành vi trái pháp luật làm ơ nhiễm mơi trường
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và môi trường bị gây ô nhiễm xác định được và thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.
Thỏa mãn các điều kiện trên, người có hành vi xâm phạm đến môi trường phải bồi thường thiệt hại.
2.2.2.1. Xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra
Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm này nhằm khơi phục tình trạng tài sản, sức khoẻ… cho các đối tượng bị thiệt hại. Thiệt hại thường là tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân, tổ chức. Các thiệt hại do ô nhiễm mơi trường gây nên có thể bao gồm những thiệt hại sau đây:
* Thứ nhất, Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường
Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sự vật. Như vậy, nói đến mơi trường là nói đến hai yếu tố cơ bản của môi trường là yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo. Song, dưới góc độ này, cần phải nhận rõ sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường tự nhiên chứ không phải là môi trường nhân tạo.
Nếu môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố được hình thành tự nhiên, do tự nhiên sinh ra (nước, đất, âm thanh, ánh sáng…) thì yếu tố vật chất nhân tạo lại do con người tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Vì thế, xem xét dưới giác độ xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại thì các yếu tố nhân tạo thường được nhìn nhận là các tài sản hiện hữu, thuộc quyền sở hữu của một chủ thể xác định. Nếu các yếu tố này bị suy giảm chắc năng, tính hữu ích thì cần được hiểu là suy giảm chức năng, tính hữu ích của chính tài sản đó. Nói cách khác, đó là các thiệt hại và người bị thiệt hại trong trường hợp này có thể là nhà nước cũng có thể là một tổ chức, cá nhân cụ thể. Trong khi đó, các yếu tố tự nhiên lại được xem là những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại, phát triển chung của cả cộng đồng, không do một tổ chức, cá nhân nào tạo ra và đương nhiên thuộc quyền sở hữu cộng đồng mà đại diện là nhà
nước. Do đó, nếu có sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các yếu tố này thì đó là sự suy giảm các giá trị mơi trường sống nói chung. Chính vì vậy, nói đến thiệt hại trong lĩnh vực mơi trường dưới góc độ chức năng, tính hữu ích của mơi trường bị suy giảm là nói đến sự suy giảm chức năng, tính hữu ích vốn có của mơi trường tự nhiên.
Chức năng, tính hữu ích của mơi trường là tổng hợp những tính năng vốn có của mơi trường mà những tính năng này có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi, có ích cho sự tồn tại, phát triển của con người và sự vật. Đối với từng cá nhân cũng như tồn thể nhân loại, mơi trường có ý nghĩa vơ cùng quan trọng bởi những chức năng đặc biệt của nó. Xét một cách khái quát, nói đến chức năng, tính hữu ích của mơi trường thì có thể kể đến ba chức năng chính sau đây:
- Môi trường là không gian sinh tồn của con người. Giống với mọi sinh vật khác, để tồn tại và phát triển về mặt sinh lý, tâm lý và tinh thần, con người cần có một khơng gian sống với những yêu cầu nhất định về chất và lượng của nó. Mơi trường trước hết chính là khơng gian sống, là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại của con người. Đó là một chức năng hết sức quan trọng của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của con người.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người. Thiếu đi những yếu tố này, con người khó có thể tiến hành bất kỳ một hoạt động nào cho sự phát triển của chính mình. Nói cách khác, thiếu đi những thuận lợi về tài nguyên môi trường, con người sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn cho sự tồn tại của chính mình.
- Mơi trường là nơi chứa đựng và xử lý chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Một điều rất dễ nhận thấy là trong quá trình sinh tồn, con người không chỉ khai thác những nguồn lợi thiên
nhiên xung quanh mình mà cịn phải thải bỏ rất nhiều loại chất thải khác nhau vào môi trường. Môi trường, bằng khả năng tự điều chỉnh vốn có của mình, khơng chỉ chứa đựng mà cịn có thể tự đồng hóa một lượng chất thải nhất định để đảm bảo sự cân bằng tự nhiên của chính nó. Vì thế, trong một giới hạn nhất định, con người có thể thải bỏ các chất thải vào môi trường mà không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng khơng gian sống của mình.
Mơi trường ln biến động dưới tác động tiến hóa của tự nhiên và hoạt động của các sinh vật, trong đó con người có những tác động mạnh nhất. Vì thế con người không thể giữ môi trường nguyên dạng, nhưng phải bảo vệ ba chức năng đó của môi trường. Một môi trường tự nhiên bền vững là môi trường luôn thay đổi nhưng vẫn làm trịn ba chức năng trên. Điều đó cũng có nghĩa là chức năng, tính hữu ích của mơi trường được xác định là bị suy giảm và lượng của ba chức năng trên bị giảm sút. Đó là tình trạng khơng gian sống của con người bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, cạn kiệt và lượng chất thải vào môi trường lớn hơn so với sức chịu tải của môi trường, gây ra những biến đổi theo chiều hướng xấu cho chính nó.
Như vậy, có thể thấy, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường xảy ra khi:
- Chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi sử dụng nhỏ hơn quy chuẩn kĩ thuật về môi trường quy định. Chất lượng không gian sống của con người tại một khu vực lãnh thổ nhất định thể hiện ở mật độ dân số, mật độ hoạt động của con người vượt quá khả năng chịu tải của khu vực đó. Sự trong sạch của các yếu tố khơng khí, nước, cảnh quan…chỉ được đảm bảo khi quá trình sử dụng của con người làm giảm chất lượng của các yếu tố này xuống giới hạn cho phép. Điều đó xảy ra có nghĩa là chức năng, tính hữu ích của các yếu tố mơi trường này đã bị suy giảm.
lượng được khôi phục, tái tạo và lượng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được khai thác, sử dụng hơn lượng thay thế. Điều đó có nghĩa là việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được (rừng, nước, đất…) nhanh hơn khả năng của chúng và việc sử dụng tài nguyên nhiên không thể tái tạo được (tài ngun khống sản) nhanh hơn việc con người tìm ra một nguồn nguyên liệu khác để thay thế chúng. Đây chính là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường dưới góc độ suy giảm của nguồn cung cấp tài nguyên, năng lượng… cho hoạt động và cuộc sống của con người.
- Lượng chất thải vào môi trường lớn hơn khả năng tái sử dụng, tái chế