- Có người gánh chịu thiệt hại.
2.1.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
càng tinh vi và khơng có dấu hiệu thun giảm. Điều đó địi hỏi những chế tài mạnh tay từ phía nhà nước cũng như từ sự lên tiếng của các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là từ chính người tiêu dùng mới có thể làm giảm bớt và ngăn chặn những hành vi vi phạm này một cách triệt để.
2.1.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. lợi người tiêu dùng.
2.1.2.1. Xác định thiệt hại
Việc bảo vệ quyền lợi NTD chủ yếu hướng tới việc ngăn chăn các hành vi vi phạm, câu chuyện BTTH, khắc phục hậu quả cũng chỉ là giải pháp tình thế. Về nguyên tắc, khi một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được nhà sản xuất, nhà cung cấp đưa ra thị trường, sản phẩm, dịch vụ đó đương nhiên phải được coi là an tồn, khơng phụ thuộc vào việc người sản xuất hay cung ứng có cơng bố là sản phẩm, dịch vụ đó có an tồn hay khơng. Trong trường hợp sự an toàn, chất lượng sản phẩm, dịc vụ mà người tiêu dùng mong đợi không được đảm bảo và người tiêu dùng phải gánh chịu thiệt hại thì họ sẽ được bồi thường.
Thiệt hại chính là yếu tố quyết định mức độ trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. BLDS 2005 đã liệt kê các dạng thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại do tài sản, tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm (thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh
thần). Nhưng đối với Điều 630 quy định về BTTH ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thì BLDS 2005 lại khơng quy định cụ thể về loại thiệt hại được bồi thường. Song, ta có thể căn cứ theo Điều 60 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 để xác định được thiệt hại bồi thường cho người tiêu dùng là thiệt hại vật chất [18].
Tuy nhiên, giống như bất kỳ một chế định BTTH nào, trách nhiệm bồi thường sẽ khơng phát sinh nếu khơng có thiệt hại thực tế xảy ra, hay nói cách khác, các thiệt hại được xác định dựa trên nguyên tắc “thiệt hại trực tiếp và cụ thể”. Chỉ khi có một thiệt hại thực tế xảy ra và thiệt hại đó là do hành vi trái pháp luật của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ thì mới phát sinh trách nhiệm BTTH và mức độ bồi thường cũng nằm trong phạm vi thiệt hại xảy ra trên thực tế. Như vậy, một trong những cơ sở quan trọng để xác định trách nhiệm BTTH đó là phải có thịệt hại xảy ra trên thực tế và thiệt hại xảy ra đó có mối quan hệ nhân quả với hành vi trái pháp luật của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ.
Vấn đề đặt ra đó là thiệt hại gây ra đối với người tiêu dùng do những hành vi trái pháp luật của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ thường không xảy ra ngay mà mang tính tích lũy trong một thời gian dài. Hay nói cách khác, nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng là rất cao (chẳng hạn như chất 3- MCPD có trong nước tương có khả năng gây ung thư nhưng ngay tại thời điểm hiện tại để chứng minh một người bị ung thư có phải do chất 3- MCPD gây ra hay khơng là rất khó, mà có thể là 10 năm, 20 năm sau người tiêu dùng sản phẩm nước tương có chứa chất 3- MCPD mới phát bệnh ung thư). Và như vậy, trong những trường hợp này, cách tính thiệt hại là rất khó, cần phải có những quy định dựa trên những căn cứ khoa học cụ thể mới có thể xác định được thiệt hại. Trong quan hệ bồi BTTH, người tiêu dùng chỉ cần chứng minh mình bị thiệt hại và thiệt hại đó phát sinh từ việc tham gia vào mối
quan hệ với thương nhân với tư cách là người tiêu dùng, không cần phải chứng minh là thương nhân có lỗi, đồng thời miễn nghĩa vụ tạm ứng án phí cho người tiêu dùng khi tiến hành khởi kiện các tổ chức cá nhân vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều 23 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định rõ: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó khơng biết hoặc khơng có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp được miễn trách nhiệm BTTH theo quy định tại Điều 24 của Luật này [17]. Quy định này xuất phát từ vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trong hầu hết các vụ vi phạm, người tiêu dùng hầu như không thể chứng minh được lỗi của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ do thiếu kiến thức, khơng có phương tiện và không đủ năng lực tài chính để chứng minh được các chất hóa học có hại trong sản phẩm như vụ xăng pha aceton; sữa nhiễm melamine…hay những lỗi kỹ thuật trong các phương tiện như vụ xe Honda Lead bị thu hồi vì lỗi bình xăng, hiện tượng một số xe ơ tơ Toyota bốc mùi trứng thối khi di chuyển với tốc độ cao… Do vậy, quy định NTD không phải chứng minh lỗi của nhà sản xuất là hợp lý.
2.1.2.2. Trách nhiệm BTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
Trách nhiệm BTTH do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được quy định cụ thể tại Điều 630 BLDS 2005 và được xác định dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng của thương nhân và thiệt hại xảy ra. Mặc dù BLDS 2005 không quy định cụ thể về loại thiệt hại nhưng xem xét tới Điều 60 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 thì có thể xác định là thiệt hại vật chất bao gồm: Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại; thiệt hại về tính mạng, sức
khoẻ con người; thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Do vậy, trách nhiệm BTTH do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm BTTH về vật chất. Tại Điều 61 của Luật này cũng quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu khơng bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp không phải bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 62 của Luật này [16]. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan, thơng qua hịa giải hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.
Trách nhiệm bồi thường thuộc về những thương nhân đã sản xuất và cung ứng các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ khơng đảm bảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Song trên thực tế, việc BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật của những thương nhân gây ra còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Theo như kết quả điều tra xã hội học do Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp thực hiện cho thấy: đa số người tiêu dùng đều khơng được BTTH do hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng gây ra (168/205 người được hỏi, chiếm 82%). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do NTD khơng đi khiếu nại. Chỉ có 23,9% số người được hỏi đã thực hiện khiếu nại song cũng không được bồi thường. Những người được BTTH chỉ chiếm một con số rất khiêm tốn là 15,1%. Điều đáng lưu ý là 15,1% số người được bồi thường đều không phải do họ tự lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của chính mình mà do có sự lên tiếng của báo chí và dư luận xã hội, sự can thiệp của Nhà nước cũng chỉ chiếm 2,5%. Số doanh nghiệp tự giác và tích cực trong BTTH cũng chỉ chiếm 3,4%
(Số liệu này do Nhóm điều tra khảo sát của Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp tổng hợp và cung cấp, và chỉ có tính chất tham khảo). Một trong những
yếu tố dẫn tới tình trạng này đó là ngun nhân gây thiệt hại rất khó chứng minh, người tiêu dùng lại luôn ở thế yếu, mang tính chất đơn lẻ nên tâm lý “ngại” khiếu nại để trách rắc rối, tốn kém thời gian, công sức nên đành “chấp nhận” chịu thua thiệt. Vấn đề này đã trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội, bởi mỗi một người tiêu dùng đều là một thành viên của xã hội. Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn thờ ơ trước những hành vi vi phạm của mình, thậm chí “chây ỳ” trong việc BTTH cho NTD ngay cả khi những hành vi vi phạm gây thiệt hại cho NTD đã được chứng minh rõ ràng. Điều này cho thấy, quyền lợi của NTD có được bảo đảm hay khơng vẫn còn phải chờ đợi, phải phụ thuộc vào sự tự giác của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà người tiêu dùng cần tự trang bị cho mình những kiến thức tiêu dùng an toàn cũng như thực hiện quyền một cách tối đa để có thể bảo vệ được chính quyền lợi hợp pháp của mình. Một trong tám quyền của người tiêu dùng là quyền được tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, hiện nay quyền lợi này vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ.