- Nghiên cứu đặc điểm lớp cây tái sinh sau khoanh nuôi năm 2010
11 – 19 (cm), ở các cấp kính cao hơn thì số cây tương ứng giảm dần
4.7. xuất một số biện pháp tác động vào rừng tại khu vực nghiên cứu
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được, tôi xin đề xuất một số giải pháp kỹ thuật áp dụng cho rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu như sau:
Đối với trạng thái IIa:
Điều tiết tổ thành tầng cây cao bằng cách chặt những cây ít có giá trị kinh tế như: Ngát, Thẩu tấu, Sau sau…trồng một số loài có giá trị kinh tế như: Lim xanh, Táu, Dẻ gai.. nâng cao độ tàn che và ổn định cấu trúc tầng cây cao thông qua các biện pháp trồng dặm và tỉa thưa tán rừng. Đồng thời phải kết hợp với công tác vệ sinh rừng (phát luỗng dây leo, cây bụi thảm tươi) trên toàn bộ diện tích tạo điều kiện về không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh phát triển.
Điều chỉnh tổ thành cây tái sinh, thông qua việc xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng những loài cây tái sinh có giá trị, những cây tái sinh gỗ lớn. Trạng thái này có mật độ cây tái sinh triển vọng thấp, tổ thành loài cây tái sinh đơn giản và hầu hết là những loài cây ít có giá trị về kinh tế, do vậy cần có giải pháp xúc tiến tái sinh rừng bằng biện pháp làm giàu rừng theo
băng bằng các loài cây có giá trị kinh tế và cũng phải phù hợp với điều kiện của khu vực này.
Đối với trạng thái IIIA1:
Tổ thành cây cao ở trạng thái này khá đa dạng, mật độ tương đối cao, độ tàn che trung bình là > 0,5, các loài cây ít giá trị kinh tế nhiều do vậy cần phải điều chỉnh tổ thành và độ tàn che cho tầng cây cao bằng nuôi dưỡng những loài cây có phẩm chất tốt, những cây có giá trị kinh tế cao, những loài cây mục đích của khu vực.
Tầng cây tái sinh cũng có tổ thành tương đối đa dạng, nhiều loài, mật độ cao cần xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng các loài có giá trị cao và các cây tái sinh gỗ lớn, đảm bảo chúng trở thành tầng cây cao có giá trị về sau này. Với những vị trí có mật độ cây triển vọng thấp, cây tái sinh phân bố cụm cần phải điều chỉnh mật độ, tỉa thưa, trồng dặm, điều chỉnh không gian dinh dưỡng và trồng bổ sung một số loài cây có giá trị như: Lát, Trám, Xoan nhừ…
Đối với những diện tích rừng sau khi đã khoanh nuôi thành công (có sự chuyển trạng thái) thì tiếp tục bảo vệ nghiêm ngặt, tránh sự tác động vô ý thức của con người vào rừng, chăn thả gia súc vô ý thức sẽ ảnh hưởng đến kết quả của công tác khoanh nuôi rừng. Trong điều kiện cho phép thì có thể tiến hành khai thác tận dụng các sản phẩm từ rừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, cần chú ý đến cây mẹ gieo giống tránh làm ảnh hưởng.
Đối với những diện tích rừng khoanh nuôi chưa đạt cần tiếp tục khoanh nuôi phục hồi rừng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như:
+ Xúc tiến tái sinh tự nhiên
Dọn cỏ, làm đất chuẩn bị cho hạt giống gieo giống Làm cỏ, phát dọn cây bụi cạnh tranh với cây tái sinh Chăm sóc cây mạ, cây con tái sinh
+ Xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung
Điều chỉnh mật độ, không gian dinh dưỡng, phát dọn thực bì xâm lấn cây tái sinh, trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế, trồng toàn diện nơi rừng vỡ tán hoặc cây gỗ lớn không có khả năng gieo giống.
Tiến hành trồng các cây địa phương phù hợp với mục tiêu kinh doanh rừng xen vào thảm thực vật rừng cũ và các cây non mục đích có sẵn.
+ Cải tạo rừng
Nơi có mục đích kinh doanh thay đổi khi đối tượng rừng hiện tại không đáp ứng được mục đích đó, áp dụng cho những nơi có điều kiện địa hình không phức tạp.
Trồng các loài cây vừa có thể tận thu các sản phẩm từ gỗ, quả và hạt như: Dẻ, Trám, Trẩu…đây là các loài rất phù hợp với điều kiện của khu vực, lấy ngắn nuôi dài nâng cao hiệu quả kinh tế trong công tác trồng rừng, chú ý khi thu hoạch các sản phẩm từ quả và hạt cần tránh làm ảnh hưởng đến các cây xung quanh và cây tái sinh.
Để đảm bảo sự thành công của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được đề xuất trên đây, cần có sự kết hợp với các biện pháp về kinh tế và xã hội như sau:
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân địa phương, giúp họ có cách nhìn và thấu hiểu về tầm quan trọng của rừng trong việc bảo vệ con người, bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái…bằng việc tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa với các chủ đề có liên quan đến rừng, có thể lồng ghép với các tiết học trong nhà trường, giáo dục cho các em hiểu ngay từ khi giai đoạn bắt đầu tới trường sự cần thiết của công tác bảo vệ và phát triển rừng.
+ Quan tâm hơn nữa đời sống của các cán bộ kiểm lâm đặc biệt là những cán bộ ở nơi xa dân, kiểm lâm địa bàn.
+ Siết chặt công tác quản lý bảo vệ rừng trên toàn bộ diện tích có rừng của Ban quản lý, ngăn cấm và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng như: việc khai thác bừa bãi, các hoạt động chăn thả gia súc, lấy củi, lấy măng, săn bắt động vật rừng, đốt nương làm rẫy…
+ Nâng cao cơ sở hạ tầng, tăng cường các dịch vụ phúc lợi xã hội: Văn hóa, giáo dục, y tế cộng đồng…
+ Có các chính sách nhằm tranh thủ sự đầu tư của các tổ chức và các chương trình dự án phát triển dân sinh kinh tế vùng đệm, chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất nhằm ổn định sản xuất cải thiện đời sống cho nhân dân trong vùng.
+ Mở các lớp khuyến nông khuyến lâm hướng dẫn bà con nông dân các phương thức phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, nâng cao cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân từ đó việc phụ thuộc vào tài nguyên rừng sẽ giảm đi.
Chương 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ