15 (cm) Trạng thái IIIA1, các cây phân bố chủ yếu ở cấp đường kính từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động Bắc Giang (Trang 40 - 84)

- Nghiên cứu đặc điểm lớp cây tái sinh sau khoanh nuôi năm 2010

9 15 (cm) Trạng thái IIIA1, các cây phân bố chủ yếu ở cấp đường kính từ

11 – 19 (cm), ở các cấp kính cao hơn thì số cây tương ứng giảm dần.

4.4.2.2. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn)

Quy luật phân bố số cây theo chiều cao phản ánh đặc trưng sinh thái của quần xã thực vật rừng theo chiều thẳng đứng và quy luật sinh trưởng của tầng cây cao. Nghiên cứu quy luật phân bố N/Hvn làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm điều tiết không gian dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển cho tầng cây cao và tạo điều kiện tốt nhất cho lớp cây tái sinh bên dưới tán rừng phát triển thuận lợi.

Trên cơ sở số liệu điều tra được trên các OTC, tiến hành kiểm tra và xác

lập phân bố thực nghiệm N/Hvn cho tầng cây cao trong mỗi OTC của từng

trạng thái.

Kết quả thể hiện trong biểu 4.8 dưới đây:

Biểu 4.8 Kết quả nắn phân bố và kiểm tra giả thuyết

quy luật phân bố N/Hvn

TT rừng

Các hàm Giá trị các chỉ số các dạng hàm tương ứng từngtrạng thái rừng

α β λ χ2 χ2 05 Kết luận IIa Weibull 1,9 0,06 1,9 14,06 Ho + Khoảng cách 0,76 0,042 21,88 11,07 Ho- Giảm 47,20 0,15 35,50 15,50 Ho- IIIA1 Weibull 2 0,02 7,46 16,91 Ho+ Khoảng cách 0,80 0,029 60,80 16,92 Ho- Giảm 27,77 0,045 50,40 16,91 Ho-

Từ kết quả biểu 4.8 trên cho thấy, phân bố N/Hvn của tầng cây cao trong cả hai trạng thái rừng đều tuân theo quy luật phân bố Weibull. Như vậy, quy luật phân bố Weibull là dạng hàm mô phỏng tốt nhất quy luật phân bố N/Hvn

cho tầng cây cao.

Quy luật phân bố N/Hvn của các OTC trong cả hai trạng thái sẽ được mô hình hóa bằng các biểu đồ tương ứng với dạng hàm phân bố Weibull.

Biểu đồ 03: Phân bố N/Hvn theo phân bố Weibull ở trạng thái IIa

Biểu đồ 04: Phân bố N/Hvn theo phân bố Weibull ở trạng thái IIIA1

Từ hai biểu đồ trên ta nhận thấy rằng: cả hai trạng thái biểu đồ đều lệch trái, phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của lâm phần. Biểu đồ có dạng răng cưa nhiều đỉnh, có một đỉnh chính tương ứng với số cây lớn nhất, biểu thị sự phức tạp trong kết cấu lâm phần của rừng tự nhiên hỗn loài.

Trạng thái IIa, số cây tập trung nhiều ở các cỡ kính từ 6 – 10cm còn ở trạng thái IIIA1, có số cây tập chung nhiều ở các cỡ kính từ 7 – 11cm.

4.3.3. Mật độ và độ tàn che của tầng cây cao năm 2010

Mật độ tầng cây cao là một trong những đặc trưng quan trọng của lâm phần, nó thể hiện mức độ lợi dụng không gian dinh dưỡng trong lâm phần, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và phát triển của các thành phần sinh vật dưới tán rừng, đặc biệt là đối với lớp cây tái sinh. Từ số liệu thu thập được ta có biểu tổng hợp sau:

Biểu 4.9 Kết quả mật độ và độ tàn che tầng cây cao ở các trạng thái IIa và IIIA1

TT rừng OTC Notc(cây) N/ha(cây) Độ tàn che

IIa 0102 4435 440350 0,340,42 03 40 400 0,37 Trung bình 0,38 IIIA1 04 68 680 0,56 05 70 700 0,59 06 73 730 0,48 Trung bình 0,54

Từ biểu 4.9 cho thấy, mật độ tầng cây cao của trạng thái rừng IIa là thấp, mật độ dao động trong khoảng 350 – 440 cây/ha, trung bình là 397 cây/ha, với độ tàn che trung bình là 0,38. Mật độ tầng cây cao của trạng thái IIIA1 là 680 – 730 cây/ha, trung bình là 703 cây/ha, độ tàn che trung bình là 0,54. Như vậy, ta thấy rằng độ tàn che của trạng thái rừng IIIA1 cao hơn so với trạng thái rừng IIa do mật độ về số cây lớn và có cấu trúc dần ổn định hơn về các chỉ tiêu sinh trưởng như: D1.3, DT, HVN, HDC.

4.5 .Đặc điểm tái sinh của các trạng thái rừng năm 2010

4.5.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh

Tổ thành tầng cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong lâm phần, nó sẽ là tổ thành của tầng cây cao trong tương lai nếu như điều kiện sống thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Từ kết quả

nghiên cứu về tổ thành cây tái sinh có thể dự đoán và đánh giá được tình hình của lớp cây cao trong tương lai, từ đó có thể đưa ra các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động nhằm điều chỉnh tổ thành một cách hợp lý theo hướng có lợi nhất cho mục đích kinh doanh rừng sau này.

Kết quả xử lý, tính toán số liệu thu thập được trên các ODB xác định được số loài cây tham gia vào công thức tổ thành và công thức tổ thành của lớp cây tái sinh cho từng trạng thái như sau:

Biểu 4.10 Một số đặc điểm của lớp cây tái sinh.

TT rừng OTC N/OTC

(cây)

N/ha

(cây) m(loài)

Số loài tham gia vào công thức tổ thành IIa 0102 8466 67205280 1518 76 03 75 6000 17 7 IIIA1 04 72 5760 15 6 05 73 5840 16 6 06 69 5520 15 5

Biểu 4.11 Công thức tổ thành của tầng cây tái sinh

Trong đó:

Lx - Lim xanh Tr - Trẩu Ct - Chẹo tía Gi - Giổi Ng - Ngát Va -Vàng anh

Sd - Sao đen De - Dẻ gai Ng - Ngát Tt -Trám trắng Rh - Re hương So - Sồi phảng

Co - Côm tầng Kh - Kháo Xo - Xoan Thau - Thẩu tấu Ss – Sau sau Lk - Loài khác

Trạng thái

rừng OTC N/ha(cây) Công thức tổ thành

IIa

01 6720 1,31 Lx + 1,19Tr + 1,07Ct + 1,07Gi + 0,95Ng + 0,83Va + 0,71Sd + 2,86Lk (15 loài)

02 5280 0,76De + 0,76Ct + 0,76Ng + 0,61Ss + 0,61Sd + 0,61Thau + 5,91Lk (18 loài)

03 6000 1,47Rh + 1,2Thau + 1,07Ng + 0,93Lx + 0,8De + 0,8Gi + 3,73Lk (17 loài)

IIIA1 04 5760 1,67De + 1,25Lx + 0,97Tt + 0,83Ng + 0,83Tr + 0,69Rh+ 3,75Lk (15 loài)

05 5840 1,64De + 1,09So + 0,95Co + 0,82Ct + 0,82Kh +0,68 Ng + 3,97Lk (16 loài)

Công thức tổ thành cây tái sinh ở hai trạng thái rừng có sự kế thừa tổ thành của tầng cây cao, với các loài chủ yếu là: Lim xanh, Dẻ, Ngát, Trẩu, Thẩu tấu chiếm ưu thế trong tổ thành cây tái sinh. Trạng thái IIa có nhiều loài cây tham gia vào công thức tổ thành hơn trạng thái IIIA1 (trong 3 OTC nghiên cứu của trạng thái IIa, OTC có số loài lớn nhất tham gia vào công thức tổ thành là 7, OTC nhỏ nhất là 6 loài tham gia vào công thức tổ thành. Trong 3 OTC nghiên cứu của trạng thái IIIA1, OTC có số loài lớn nhất tham gia vào công thức tổ thành là 6, OTC có ít loài tham gia vào công thức tổ thành nhất là 5 loài).

Nguyên nhân là do trạng thái IIa có cấu trúc tầng cây cao chưa ổn định, lại chịu ảnh hưởng của các biện pháp tỉa thưa, nên trong rừng có nhiều khoảng trống, ánh sáng nhiều ở trong tán rừng, tạo điều kiện cho lớp cây tái sinh phát triển, đặc biệt là loài cây ưa sáng.

Biến động về số lượng loài cây tái sinh có mặt trong 2 trạng thái là không lớn gồm 6 loài là: Lim xanh, Trẩu, Ngát, Dẻ gai, Chẹo tía, Re hương và số lượng loài tham gia là tương đối đồng đều (ở trạng thái IIa lớn nhất có 18 loài, nhỏ nhất có 15 loài. Ở trạng thái IIIA1 lớn nhất có 16 loài, nhỏ nhất có 15 loài.

Đáng chú ý ở hai trạng thái là: Hệ số tổ thành của các loài cây tái sinh có giá trị như: Dẻ, Lim xanh, Trám…cao hơn so với hệ số tổ thành của các loài này ở tầng cây cao. Điều này cho thấy, tổ thành cây tái sinh có sự cải thiện tốt sau thời gian khoanh nuôi.

4.5.2. Mật độ cây tái sinh có triển vọng

Mật độ tầng cây cao trong tương lai phụ thuộc vào mật độ của những cây triển vọng. Qua điều tra sơ thám khu vực nghiên cứu tầng cây bụi thảm tươi tại khu vực này có chiều cao trung bình cao (1,5 m), như vậy những cây tái sinh có triển vọng phải là những cây có chiều cao lớn hơn 1,5 (m) và có chất lượng cây từ trung bình trở lên, tức là đã vượt qua được tầng cây bụi và có khả năng cạnh tranh được với tầng cây bụi tốt nhất. Từ số liệu thu thập được, mật độ cây tái sinh có triển vọng được tổng hợp trong biểu sau:

Biểu 4.12 Mật độ cây tái sinh triển vọng ở các trạng thái rừng IIa và IIIA1 TT rừng OTC N/OTC (cây) N/ha (cây) Ntv/OTC (cây) Ntv/ha (cây) Tỷ lệ cây triển vọng (%) IIa 0102 8466 67205280 2219 17601520 26,1928,79 03 75 6000 14 1120 18,67 IIIA1 04 72 5760 17 1360 23,61 05 73 5840 17 1360 23,29 06 69 5520 13 1040 18,84

Ntv/OTC - Số cây triển vọng trên 1 OTC Ntv/ha - Số cây triển vọng trên 1 ha

Qua kết quả điều tra ở biểu 4.12 cho thấy mật độ cây tái sinh trên các OTC ở cả hai trạng thái đều lớn từ 5280 – 6720 cây/ha đối với trạng thái IIa và từ 5520 – 5840 cây/ha đối với trạng thái IIIA1. Mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng ở trạng thái IIa (NTB/ha là 6000 cây/ha, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng là 24,55%) lớn hơn so với trạng thái IIIA1 (NTB/ha là 5707 cây/ha, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng là 21,91%), nguyên nhân là do trạng thái IIa có nhiều khoảng trống và có nhiều ánh sáng thuận lợi cho các cây tái sinh sinh trưởng và phát triển.

4.5.3 .Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao

Phân bố số cây theo cấp chiều cao phản ánh đặc trưng sinh thái của quần xã thực vật theo chiều thẳng đứng, phản ánh quy luật sinh trưởng của lớp cây tái sinh dưới tán rừng. Việc nghiên cứu phân bố số cây tái sinh theo các cấp chiều cao làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh, điều chỉnh độ tàn che của tầng cây cao đảm bảo không gian dinh dưỡng bên dưới cho lớp cây tái sinh phát triển một cách tốt nhất. Qua việc xử lý số liệu ta có phân bố số cây tái sinh theo các cấp chiều cao như sau:

Biểu 4.13 Kết quả phân bố số cây theo các cấp chiều cao ở hai trạng thái IIa và IIIA1

Cấp I < 0,5 (m) Cấp II 0,5-1 (m) Cấp III 1-1,5 (m) Cấp IV 1,5-2 (m) Cấp IV 2-2,5 (m) Cấp VI >2,5 (m) IIa 01 20 18 24 11 5 6 02 14 16 15 11 6 4 03 25 20 16 7 4 3 IIIA1 04 18 22 16 8 4 4 05 18 16 19 10 7 3 06 24 15 16 6 5 3

Ta có biểu đồ phân bố như sau:

Biểu đồ 05: Phân bố số cây tái sinh theo các cấp chiều cao trong các OTC ở hai trạng thái

Từ biểu đồ 05 cho thấy rằng số cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp I đến cấp III (<0,5 – 1,5m), số cây tái sinh của các cấp I (< 0,5m), cấp II (0,5- 1,0m), cấpIII (1,0-1,5m) ở trạng thái IIa chiếm 74,67%, ở trạng thái IIIA1

chiếm 76,63%. Số cây tái sinh tập trung nhiều ở 3 cấp có chiều cao nhỏ, sau đó giảm dần khi cỡ chiều cao tăng lên, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tái sinh tự nhiên, đó là: trong quá trình sinh trưởng của cây rừng phải chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố. Những loài cây nào có khả năng thích nghi thì mới tồn tại được, do đó số lượng cây rừng sẽ giảm khi chiều cao tăng lên.

4.5.4. Quy luật phân bố số cây theo mặt phẳng nằm ngang

Phân bố số cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang thực chất là kiểu số cây tái sinh trên bề mặt đất rừng hay còn gọi là mạng hình phân bố số cây. Hình thái phân bố số cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên. Do đó việc nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất là rất cần thiết, để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tác động cho phù hợp nhằm thúc đẩy quá trính tái sinh tự nhiên theo hướng có lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh rừng hiện nay.

Từ kết quả thu thập số liệu, xử lý, tính toán đã thu được kết quả hình thái phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng trong biểu 4.14 như sau:

Biểu 4.14 Hình thái phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng

TT rừng

OTC Số cây trên các ODB Ntb S2 K Kết luận

01 02 03 04 05

IIa 0102 14 1721 12 209 18 15 16,8 5,713 11 13,2 21,2 0,341,61 Phân bố cụmPhân bố đều

03 16 13 11 16 19 15 9,5 0,63 Phân bố đều

IIIA1 04 21 12 16 12 11 14,4 17,3 1,20 Phân bố cụm

05 19 14 13 13 14 14,6 6,3 0,43 Phân bố đều

06 12 13 16 11 17 13,8 6,7 0,48 Phân bố đều

Qua biểu 4.14 cho thấy: ở cả hai trạng thái thì phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất chủ yếu là phân bố đều, chỉ riêng OTC 2 của trạng thái IIa và OTC 04 của trạng thái IIIA1 thì kiểu phân bố cây tái sinh là phân bố cụm, nguyên nhân chính là do lớp thực bì ở đây khá phát triển, có những chỗ cây bụi thảm tươi sinh trưởng mạnh theo đám chèn ép sự phát triển của lớp cây tái sinh, làm cho cây tái sinh chết, còn những chỗ cây bụi thảm tươi kém phát triển thì cây tái sinh có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt.

4.5.5. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh

Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với cây rừng, giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh xung quanh.

Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu tái sinh như mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây triển vọng. Trong giai đoạn tái sinh, điều

kiện hoàn cảnh rừng có ảnh hưởng và tác động rất lớn tới sinh trưởng của cây con.

Tìm hiểu năng lực tái sinh cho khu vực, để từ đó đưa ra được các biện pháp tác động thích hợp, nhằm nâng cao chất lượng cây tái sinh, đảm bảo thay thế cho tầng cây cao trong tương lai. Từ số liệu điều tra ta có kết quả tính toán tổng hợp trong biểu 4.15 như sau:

Về nguồn gốc cây tái sinh: cây tái sinh ở cả hai trạng thái chủ yếu có nguồn gốc từ hạt. Ở trạng thái IIa số lượng cây tái sinh hạt chiếm 89,28%, trạng thái IIIA1 số lượng cây tái sinh hạt chiếm 87,89%. Qua kiểm tra độ thuần nhất về nguồn gốc cây tái sinh cho thấy: khi so sánh 3 OTC của cùng một trạng thái thì chúng thuần nhất về nguồn gốc ở cả hai trạng thái. Khi so sánh giữa hai trạng thái với nhau thấy: χ2

05(k=1) = 0,24 và χ2

05(k=1) = 3,841. Vậy, ta tin tưởng đến 95% rằng nguồn gốc cây tái sinh tương đối thuần nhất ở hai trạng thái.

Về chất lượng cây tái sinh: qua biểu 4.15 cho thấy chất lượng cây tái sinh cả hai trạng thái là tương đối tốt. Các cây ở phẩm chất B chiếm tỷ lệ cao nhất, còn cây ở phẩm chất A và C là tương đối đồng đều nhau. Trạng thái IIa, tỷ lệ cây tái sinh chất lượng B (44,99%) cao hơn so với trạng thái IIIA1

(41,53%).

Kiểm tra sự thuần nhất về chất lượng cây tái sinh giữa các OTC trong cùng một trạng thái thì thấy chúng thuần nhất với nhau về chất lượng. Kiểm tra sự thuần nhất về nguồn gốc giữa hai trạng thái với nhau thấy: χ2 = 0,68 và χ2

05(k=2) =5,99. Vậy ta kết luận: ta tin đến 95% rằng chất lượng cây tái sinh ở hai trạng thái là không có sự sai khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động Bắc Giang (Trang 40 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w