Phân loại trạng thái rừng hiện tại của các OTC nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động Bắc Giang (Trang 30 - 32)

- Nghiên cứu đặc điểm lớp cây tái sinh sau khoanh nuôi năm 2010

430 – 520 cây/ha

4.2. Phân loại trạng thái rừng hiện tại của các OTC nghiên cứu

Phân loại trạng thái rừng hiện tại của lâm phần là việc làm đầu tiên trong công tác nghiên cứu và kinh doanh rừng. Nhằm xác định rõ đối tượng nghiên cứu cũng như đối tượng kinh doanh. Từ đó, làm cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho thích hợp.

Trên cơ sở số liệu kế thừa và điều tra ngoài thực địa trong các OTC ở khu vực nghiên cứu. Đề tài tiến hành phân loại các trạng thái rừng làm cơ sở nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc, động thái tái sinh của các trạng thái khác nhau, từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp cho mỗi trạng thái.

Tuy nhiên, đây chỉ là nội dung mang tính chất cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Vì vậy, đề tài chỉ xác định các đại lượng ∑G/ha, ∑M/ha, căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại rừng của Loestchau (1960) được Viện Điều tra Quy hoạch rừng sửa đổi, bổ sung. Kết quả được tổng hợp ở biểu 4.3

Biểu 4.3 Kết quả phân loại trạng thái rừng

OTC Năm ∑G (m2/ha) ∑M(m3/ha) N (cây/ha) Trạng thái

01 2007 4,31 15,4 440 IIa 2010 6,31 26,7 520 IIa 02 2007 3,59 12,22 350 IIa 2010 5,30 22,36 430 IIa 03 2007 3,93 14,08 400 IIa 2010 5,59 23,85 460 IIa 04 2007 10,77 43,86 670 IIb 2010 14,39 69,14 760 IIIA1 05 2007 11,35 45,86 690 IIb 2010 14,90 74,85 780 IIIA1 06 2007 12,16 51,89 71 IIb 2010 15,72 78,84 78 IIIA1

Từ kết quả biểu 4.3 cho thấy: trong 6 OTC nghiên cứu có 3 OTC đạt loại rừng IIa, 3 OTC đạt loại rừng IIIA1

Trạng thái rừng IIa trước đây có trữ lượng rất thấp (trung bình 13,9 m3

/ha) do bị khai thác nhiều, sau giai đoạn 2007 được đưa vào khoanh nuôi với số lượng cây còn lại ít (trung bình 390 cây/ha), các cây còn lại chủ yếu ở giai đoạn tuổi còn non, cỡ kính bé nên sự tăng trưởng về đường kính và chiều cao là chưa mạnh (năm 2010 đạt được các chỉ tiêu sau: trung bình về M là 24,3 (m3/ha); số cây NTB/ha là 470 cây/ha).

Trạng thái rừng IIb trước đây trong giai đoạn 2007 – 2010 có sự tăng trưởng rất nhanh về các chỉ tiêu như: D1.3, HVN, M, G…

Về D1.3 đã tăng từ 13,84 (cm) năm 2007 lên 14,81 (cm ) năm 2010 Về HVN đã tăng từ 8,73 (m) năm 2007 lên 10 (m) năm 2010

Về G đã tăng từ 11,43 (m2/ha) năm 2007 lên 15 (m2/ha) năm 2010 Về M đã tăng từ 47,2 (m3/ha) năm 2007 lên 74,28 (m3/ha) năm 2010

Sự tăng nhanh về các chỉ tiêu trong lâm phần cho ta thấy rằng quá trình khoanh nuôi phục hồi rừng tại khu vực nghiên cứu đã có những hiệu quả rõ rệt.

Kết quả của sự tăng trưởng tạo lên sự chuyển hoá về trạng thái rừng do tác động của những biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi, cụ thể:

Trong 6 OTC nghiên cứu: 3 OTC ở trạng thái IIa (OTC số 01, 02, 03 năm 2007) thì vẫn không có sự chuyển trạng thái nhưng các chỉ tiêu sinh trưởng đều tăng, ở 3 OTC (OTC số 04, 05, 06) có trạng thái IIb năm 2007 thì năm 2010 đều trở thành trạng thái IIIA1

Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là 2 kiểu trạng thái rừng IIa và IIIA1 vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động Bắc Giang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w